Các giải pháp cụ thể vận dụng tư tưởng HồChí Minh về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 64 - 89)

giáo dục vào dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2.1. Nhóm giải pháp đổi mi phương pháp giảng dy ca ging viên

4.2.1.1. Nâng cao trình độ cho giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh

Để truyền thụ cho sinh viên nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, cần xây dựng và biên soạn giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, chuẩn bị về cơ sở vật chất, song yếu tố có tính quyết định bảo đảm chất lượng giảng dạy là đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên sâu vềtư tưởng HồChí Minh, có phương pháp giảng dạy khoa học.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là yêu cầu HồChí Minh đặt ra đối với tất cả các giáo viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố

quan trọng tác động đến hiệu quả của công tác giáo dục đại học. Nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho mỗi cán bộ giáo

viên, trước hết là trình độ chuyên môn. Một giảng viên chỉ có thể tự tin đứng trên giảng đường đại học khi họ được trang bị một cách bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy của mình, am hiểu những vấn đề thực tiễn liên quan đến chuyên ngành giảng dạy, đồng thời nắm bắt được xu thế và tình hình giảng dạy môn học được phân

công trong các trường đại học trong nước và thế giới. Đểcó được những kiến thức đó,

họ cần được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau tuyển dụng. Đây cũng là một biện pháp để khắc phục tình trạng “cơm chấm cơm” (đại học dạy đại học) còn tồn tại ở

nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay.

Để nâng cao chất lượng giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường đại học cần phải có biện pháp cụ thể, bao gồm:

- Để thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong các

trường Cao đẳng, Đại học, các cơ sởđào tạo Đại học và sau đại học đã được Nhà nước cho phép nhanh chóng bổ sung, hoàn chỉnh chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ

cán bộcó trình độđại học và sau đại học về khoa học chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở học tập, nắm vững tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chủtrương của Đảng

và Nhà nước, có tâm huyết và say sưa với môn học, giảng viên phải được trang bị

những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh và các kiến thức hỗ

trợ liên ngành cần thiết. Giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu kỹ các chuyên đềtư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng Việt Nam; vềvăn hóa, vềđạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh; những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây; phương pháp duy vật biện chứng của chủnghĩa Mác- Lênin; những vấn đềcơ bản về chính tri hiện đại thế giới và Việt Nam; những giá tri văn hóa, tinh thần truyền thống và hiện đại Việt Nam,v.v...

Nhà nước, Bộ Giáo dục và các nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện cho

đội ngũ cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độđào tạo cho đội ngũ giảng viên; thực hiện đềán đào tạo giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng với ba phương án đào tạo: Đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài

nước. Tập trung giao nhiệm vụ cho một số trường đại học và viện nghiên cứu lớn

trong nước, đặc biệt là các đại học theo hướng nghiên cứu đảm nhiệm việc đào tạo số

tiến sỹtrong nước với sự tham gia của các giáo sư được mời từ những đại học có uy tín trên thế giới1; để thực hiện các mục tiêu trên, có chính sách hỗ trợ hợp lý (hỗ trợ kinh phí đào tạo, giảm thiểu thời lượng giảng dạy chuyên môn) để giảng viên yên tâm học tập và công tác. Đồng thời, đối với các giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống

và công tác, để bài giảng phong phú, có sự kết hợp lý luận với thực tiễn cần đưa giảng viên trẻ tham gia các hoạt động thực tế, các công tác xã hội, đoàn thể để giúp cho họ

bổ sung vốn sống, hiểu biết xã hội thêm phong phú.

- Bên cạnh trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ giảng viên còn phụ thuộc vào kỹ năng, nghiệp vụ giảng dạy bởi hoạt động chính của giảng viên là giảng dạy. Hiện nay, công tác tuyển dụng giảng viên của nhiều trường đại học, cao đẳng chưa

thực sự quan tâm đến kỹ năng, trình độ nghiệp vụ sư phạm của ứng viên dẫn đến sự

thiếu hụt về chất lượng giảng viên, giảng viên Tư tưởng HồChí Minh cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, các trường đại học, cao đẳng cần có sự phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, các cơ sởđào tạo nghiệp vụ sư phạm để tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ giảng dạy cho giảng viên; khuyến khích các giảng viên học tập nâng cao kỹnăng sư phạm bằng việc xây dựng nó thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên. Đối với mỗi cán bộ giảng viên,cần nhận thức rõ việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là quyền lợi,

nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Giảng viên cần tự giác, nỗ lực học tập không ngừng

để làm giàu tri thức, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giảng dạy của mình. Trong công tác, cần tích cực giao lưu, trao đổi với các đồng nghiệp, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên khác nhằm nâng cao kiến thức nghề nghiệp,

phương pháp giảng dạy.

Hơn nữa, đội ngũ giáo viên là tấm gương rèn luyện về tư tưởng, đạo đức, giàu tâm huyết giảng dạy và nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch. Bởi lẽ, một trong những mục đích của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh là truyền đến cho sinh viên giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủđạo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam; muốn làm được điều đó, người giảng viên đứng lớp phải truyền đến cho sinh viên tâm huyết, niềm tin và sự

kính trọng đối với Hồ Chí Minh, mỗi giảng viên là một tấm gương học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì việc dạy và học mới có sức lan tỏa.

4.2.1.2. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy

Nội dung quyết định phương pháp - đổi mới nội dung học phần cũng có nghĩa

là phải lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung đó. Cho nên việc

đổi mới phương pháp phải bắt đầu từđổi mới nội dung. Việc đổi mới nội dụng giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh phải dựa trên nguyên tắc mà Người đã đặt ra là gắn lý luận với thực tiễn, giải đáp được những vấn đềđặt ra từ thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là đổi mới nội dung môn học phải bắt đầu từ việc gắn lý luận từ thực tiễn sinh

động của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước. Để có thể thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi sự phối hợp của một loạt những biện pháp khác nhau như sau:

+ Chuẩn bị bài giảng của giảng viên: Công tác chuẩn bị bài giảng của giảng

viên có ý nghĩa quan trọng việc thực hiện yêu cầu này. Mỗi bài giảng phải là một công trình khoa học quy mô vừa hoặc nhỏ, nhưng phải đảm bảo tính nghiêm túc, được soạn thảo một cách công phu, có chất lượng thực sự. Đây cũng là điểm mấu chốt phân biệt sự khác biệt về chất lượng giữa bài giảng của giảng viên đại học với bài giảng của giáo viên phổ thông hay trung cấp.

+ Nghiên cứu khoa học phục vụđổi mới nội dung, chương trình dạy học

Nghiên cứu khoa học của giảng viên không những giúp cho bản thân họ trong quá trình giảng dạy, nâng cao uy tín của họ mà giúp cho sinh viên phương pháp nghiên cứu khoa học, cách giải quyết một vấn đề lý luận hay thực tiễn. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, trong sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ,

lượng tri thức tăng lên hàng ngày, hàng giờ theo cấp sốnhân, người giảng viên đại học không tham gia nghiên cứu khoa học, không tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình

độ, bằng lòng với những gì mình đã có tức là chấp nhận tụt hậu, cũng có nghĩa là không thể đứng vững ở vị trí giảng viên đại học. Nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, có trách nhiệm không phải là một nhu cầu mới nảy sinh đối với giảng viên

đại học, và nó ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu của thầy cô giáo ở bậc đại học. Với giảng viên tư tưởng HồChí Minh đây cũng là yêu cầu mang tính sống còn. Cũng như

tất cả các môn khoa học khác, mỗi bài giảng của các môn khoa học này cũng phải đáp ứng yêu cầu của một công trình nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ lý luận cũng không dừng

lại ở những gì đã có, nó tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện thêm, tiếp tục được làm giàu thêm, phong phú thêm bằng chính những kinh nghiệm thực tiễn sống động của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đã và đang diễn ra trên khắp mọi miền Tổ quốc. Không chỉ có thế, chính những tri thức lý luận đó còn soi đường chỉ lối, định hướng cho những hoạt động thực tiễn để có kết quả

cao nhất. Thực tế này, phải được truyền tải đến với người học qua bài giảng của giảng viên. Nếu không làm được như vậy, nếu bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dừng lại

ở lý thuyết khô khan, cứng nhắc với những ví dụđã quá cũ kỹđã thành những điển cố thì chính người giảng viên đã làm mất đi, đã làm phai nhạt đi sức sống của lý luận, làm cho lý luận chỉ mang một màu xám tẻ ngắt. Bài giảng lý luận vì thế cũng thiếu đi sức thuyết phục không đủđểngười học xây dựng và củng cố niềm tin vào những vấn đề lý luận.

Mặt khác, sinh viên mới tiếp xúc với lý luận, vốn sống thực tiễn cũng còn hạn chế, giảng viên nên hạn chế dùng ngôn ngữ“bác học”, vì điều này đôi lúc sẽ biến cái dễ hiểu thành cao siêu, khó hiểu, dễ khiến sinh viên nản lòng. Giảng viên cũng nên tìm cách đơn giản hóa những vấn đề lý luận trừu tượng, phức tạp bằng những ví dụ minh họa có liên quan hoặc gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày, với nghề nghiệp sau này của sinh viên để họ dễ tiếp thu, dễ hiểu và dễ nhớ. Điều quan trọng không phải là nêu lên một hay một loạt sự kiện mà quan trọng là phải chuẩn bị những lý lẽ, cơ sở, số

liệu để làm sáng tỏ sự kiện ấy, góp phần lý giải cuộc sống.

Thông qua chính những sự liên hệ thực tiễn công việc của họ, giảng viên có thể

giúp họ khái quát lại thành vấn đề lý luận, từ đó lại tiếp tục đưa ra yêu cầu vận dụng vào thực tiễn công tác của họ. Đểđạt được điều này, khi chuẩn bị bài giảng, giảng viên phải chọn tư liệu thực tiễn một cách cẩn thận, chọn tư liệu xuất phát từ mục đích,

nhiệm vụ của bài giảng, nhu cầu, đặc điểm của người học. Tóm lại, một bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh không thể và không được phép tách khỏi đời sống sinh động của xã hội, nếu không nó sẽ làm cho môn học trở nên nghèo nàn, xơ cứng, mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó.

Tóm lại, một bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh không thể và không được phép tách khỏi đời sống sinh động của xã hội, nếu không nó sẽ làm cho môn học trở nên

4.2.1.2. Cải tiến phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là vấn đề mới được đặt ra vì nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục đã trao đổi, đề xuất tư tưởng mới về hiện đại

hóa phương tiện dạy học, về dạy học hướng vào người học ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Ởnước ta, từ nhiều năm nay vấn đềđổi mới phương pháp

dạy học đã được đặt ra và thực tiễn ở tất cả các cấp học, trường học, các cơ sởđào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động thành phong trào rộng khắp, bắt đầu với những khẩu hiệu “chống dạy chay, học chay”, “chống đọc chép”. Nhiều cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm vềđổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra sôi nổi với khá nhiều ý kiến tham góp từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong nhiều trường hợp, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã bịđẩy lên quá mức cần thiết, thậm chí dẫn đến việc lên án cách dạy truyền thống và cho rằng phương pháp dạy học truyền thống đã lạc hậu, cần phải loại bỏ và thay bằng cách dạy khác. Điều này khiến không ít giáo viên hoang mang, lo lắng vì không biết tiến hành đổi mới thì phải đổi mới như thế nào, bắt

đầu vì đâu, và cách dạy mà họ mạnh dạn đưa ra không biết đã có thể gọi là đổi mới hay chưa.

Giảng dạy vừa là một hoạt động khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, tính khoa học thể hiện ở chỗ dạy học phải tuân thủ một kế hoạch, chương trình với các đơn vị

kiến thức được xác định theo một kết cấu logic nhất định, trong không gian và thời gian xác định với một đối tượng cụ thể. Mà đối với hoạt động khoa học, phương pháp

vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hành động.

Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ định hướng quá trình nhận thức của người học,

đưa họđi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất để tiếp cận chân lý.

Tuy nhiên, không phải với bất cứ đối tượng người học nào, trong bất kỳ thời

điểm nào, tới điều kiện dạy học nào cũng có thể áp dụng chung một phương pháp, dạy cùng một phương pháp mà mỗi giảng viên lại tạo nên những cảm nhận khác nhau ở

cùng một đối tượng người học. Đó chính là tính nghệ thuật của loạt động giảng dạy.

Khi bước chân lên bục giảng, người giảng viên hóa thân thành nghệ sĩ, và việc truyền cái hồn của bài giảng đến người học thành công ở mức nào tùy thuộc vào trình độ học vấn, trình độ nhận thức, kinh nghiệm, sự nhạy cảm của nhà giáo- nghệ sĩ. Điều này

cũng phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan khác nữa. Yếu tố nghệ

người học ấy, cùng nội dung bài học ấy nhưng có giờ dạy hay, lại có giờ dạy đạt hiệu quả thấp. Đổi mới phương pháp dạy học chính là để lảm bảo cho người học nhận thức sâu, rộng hơn nhưng cũng dễ dàng, thoải mái hơn; người dạy cũng cảm thấy nhẹ nhàng, hưng phấn hơn, thậm chí có thể có những phút thăng hoa, góp phần nâng cao chất lượng giờ học, tiến tới vì chất lượng của cả môn học.

Đổi mới phương pháp dạy học về thực chất không phải là việc người dạy phải tìm ra và thực hiện một cách làm hoàn toàn mới- cách chưa ai làm mà là việc biết vận dụng sáng tạo, có hiệu quả những cách thức, những con đường hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt được mục tiêu dạy học và qua đó thực hiện những thủ pháp dạy học của mình. Trong việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn có

chung phương pháp truyền thống là thuyết trình- độc thoại. Các phương pháp khác hầu

như không được sử dụng. Hiện nay, theo hình thức giảng dạy tín chỉ, đòi hỏi giảng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 64 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)