Một số định hướng vận dụng tư tưởng HồChí Minh về giáo dục trong dạy và học

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 59 - 64)

4.1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học tư tưởng HChí Minh trên cơ sở các

quan điểm chđạo của Đảng và Nhà nước

Theo Điều 39 –Luật Giáo dục, mục tiêu Giáo dục đại học gồm các nội dung sau

đây: Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo

đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp

tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻđáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đềchuyên ngành được đào tạo.

Theo Điều lệ trường đại học, mục tiêu Giáo dục đại học quy định: mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp

ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới Giáo dục đại học theo Nghị quyết số14/2005/ NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới Giáo dục Việt Nam

giai đoạn 2006 - 2020”. Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về: “một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao

đẳng; môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” đã xác định các định hướng cho việc đổi mới phương dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học hiện nay. Cụ thểnhư sau:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. - Tiếp tục thực hiện việc đổi mới mục tiêu phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh việc rà soát lại chương trình

nội dung mục tiêu học tập, đào tạo.

- Phấn đấu có đủ giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy - học tập. Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, quy chế kiểm tra, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên đủ về sốlượng và đảm bảo về chất

lượng. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

đội ngũ giảng viên này.

- Lãnh đạo các trường đại học, cán bộ giảng viên phải được quán triệt sâu sắc về vị trí vai trò của các môn Lý luận chính trị, trong đó có học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của học phần đối với quá trình đào tạo, tu

dưỡng, rèn luyện đạo đức.

- Đối với sinh viên, phải xác định được động cơ học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn, khắc phục tình trạng coi học phần tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, không phục vụ cho chuyên môn nên có tư tưởng học đối phó cốt để trả bài

thi, do đó không chịu tìm tòi trong quá trình học tập. Nguyên nhân trước hết là do nhận thức của sinh viên chưa đúng về vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Bên cạnh đó, trong xã hội lại tồn tại nếp nghĩ coi nhẹ giáo dục lý luận chính trị, đạo đức, lối sống. Vấn đềnày đòi hỏi trước hết và trực tiếp là các giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải có những giải pháp tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy để giúp sinh viên nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn học trong hoạt

động thực tiễn.

Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 23- CT/TW về“đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong

giai đoạn mới”, có xác định mục đích: “Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo

đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống”. Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”. Trên cơ sở kết quả việc làm

điểm, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”.

Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện Nghị quyết

Đại hội XI, ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập

xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa

phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Như vậy, mục đích,

yêu cầu được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với các Chỉ thị số 06-CT/TW và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, có chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là vềtư tưởng chính trị, nhấn mạnh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của

Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng vềđạo đức. Việc ban hành chỉ thị

mới, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ,

đảng viên trong tình hình mới. Đây cũng là lần đầu tiên “phong cách Hồ Chí Minh” được nhấn mạnh chính thức trong văn kiện Đại hội Đảng.

Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về“Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương,

quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm.

Việc giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận

động học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ tạo ra động lực cho sinh viên không chỉ phục vụ cho việc học tập của mình trên ghế nhà trường mà còn lôi cuốn họ vào một cuộc vận động của đất nước.

4.1.2. Đổi mới phương pháp dạy và hc hc phần tư tưởng H Chí Minh phải đảm bo s thng nht gia lý lun và thc tin

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là

nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác– Lênin, mỗi người cách mạng cần phải quán triệt và vận dụng nguyên lý này trong mọi lĩnh vực. Trong hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh vềphương pháp giáo dục, thống nhất lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc có tính chất phương pháp luận. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục bệnh kinh viện, giáo điều, sách vở và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Để đạt

được mục tiêu giáo dục, cần phải có phương thức giáo dục đúng đắn. Phương thức giáo dục trong nhà trường của chế độ cũ không thể đào tạo ra những con người toàn diện cả về trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn vì đặc trưng của nền giáo dục cũ là

tách rời lao động trí óc và lao động chân tay, tách rời lý luận và thực tiễn. Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay cần được tiến hành theo phương thức giáo dục mới: Học đi đôi

với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đó cũng là một nguyên lý cơ bản đã được xác

định trong Luật Giáo dục Việt Nam: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn”1.

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những kiến thức đã

học vào cuộc sống thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Vì vậy, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là dựa trên những quan

điểm, tư tưởng của Người và dựa trên hoàn cảnh thực tiễn chứ không phải học tập một cách máy móc tất cả những tư tưởng của Người, những việc làm, lời nói của Người.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một phương hướng cơ bản để đổi mới

phương pháp dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học hiện nay. Dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh phải hướng đến việc thực hiện mục tiêu đào

tạo ra những người vừa có tri thức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn. Sinh viên không chỉ nắm được những lý thuyết có sẵn trong sách vở mà còn phải được trang bị

những phương pháp để vận dụng lý thuyết đó vào cuộc sống, vào công việc trên thực tế một cách phù hợp, sáng tạo. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là lực lượng lao động có

trình độ cao của xã hội. Nếu chỉ nắm được những kiến thức trong sách vở thì sinh viên tốt nghiệp cũng chỉ là những trí thức “một nửa”, muốn thành người “trí thức hoàn

toàn” thì phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế. Khả năng vận dụng tri thức được trang bị của sinh viên trong thực tiễn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả

của công tác giáo dục đại học cũng như chất lượng nguồn lao động được đào tạo. Nội dung bài giảng của giảng viên cần có phần có sự liên hệ với sự vận động của thực tiễn xã hội, vận dụng vào thực tếđể đảm bảo sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, thông qua đó giúp sinh viên kiểm nghiệm tính chân thực của tri thức, bổ sung, hoàn thiện tri thức lý luận, đồng thời rèn luyện khả năng vận dụng các tri thức lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Trong hoạt động giảng dạy, các giảng viên cũng cần đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thông qua việc không ngừng làm giàu vốn tri thức, kinh

nghiệm thực tế của mình; thường xuyên nghiên cứu sự vận động của tình hình kinh tế, xã hội trong nước và thế giới với những xu thế phát triển mới để điều chỉnh chương

trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp nhằm tạo ra sự hứng thú với người học, tránh

trường hợp, khi diễn giải một nội dung tư tưởng, có rất nhiều câu chuyện điển hình,

nhưng thầy cô giáo do không chịu tìm tòi, bổ sung kiến thức nên chỉ sử dụng một câu ví dụ minh họa cho tất cả các lớp, các đối tượng, có những người học đi học lại nhiều lần đều vào lớp của một thầy cô và được nghe ví dụ đó rất nhiều lần. Khi giảng dạy cần kết hợp lý thuyết với thực hành, gợi mở các vấn đề cụ thể trong đời sống hàng

ngày để sinh viên liên hệ với những tri thức đã học.. Đối với sinh viên, cần thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành” bằng việc nỗ lực học tập để nắm vững kiến thức, đồng thời phải biết liên hệ những kiến thức đó với thực tiễn, trau dồi và rèn luyện

năng lực vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phương hướng, nguyên lý cơ bản trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp giáo dục cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

4.1.3. Kết hp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hi trong dy và học Tư tưởng H Chí Minh

Với quan niệm: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu sự nghiệp giáo dục con người cần có sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó quan

trọng nhất là gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, dù tốt mấy cũng cần có giáo dục gia đình và xã hội đểđạt được kết quả tốt hơn.

Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội cũng là một

nguyên lý cơ bản được ghi trong Luật Giáo dục Việt Nam1. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội được xem là một phương hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, trong đó có giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên.

Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đại học là biện pháp quan trọng nhằm đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Để đảm bảo sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, cần tập lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, so với các bậc giáo dục khác, trong giáo dục đại học, vai trò giáo dục của gia đình đối với sinh viên tương đối mờ nhạt do hầu hết sinh viên là những người sống tự lập xa gia đình. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận giáo dục gia đình

trang bị nền tảng cho sự hình thành nhân cách sinh viên. Sựquan tâm, động viên của

gia đình là một động lực quan trọng để sinh viên có động cơ học tập đúng đắn và tu

dưỡng,rèn luyện tốt. Nền kinh tế thị trường cùng những mặt trái của nó đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Vì vậy, gia đình cần phát huy hơn nữa vai trò nền tảng của mình trong việc giáo dục con cái, hỗ trợ và phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hai là, cùng với gia đình, nhà trường, các đoàn thể xã hội (Đoàn thanh niên,

Hội sinh viên v.v.) cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục sinh viên thông qua việc tạo dựng môi trường cho các hoạt động xã hội của sinh viên. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình và hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục, đào tạo, các tổ

chức xã hội cần có biện pháp để lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động thường niên; tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động xã hội mang tính giáo dục lý luận như những cuộc thi tìm hiểu về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu gương tốt trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; mở rộng phạm vi hoạt động để khuyến khích nhiều hơn lượng sinh viên tham gia nhằm khơi gợi hứng thú học tập gắn liền với hoạt động xã hội của sinh viên.

Việc kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, nhất là kết hợp hài hòa giữa giáo dục trong các trường đại học và giáo dục xã hội là đáp ứng với yêu cầu vận

động thực tiễn hiện nay. Do đó, công tác giáo dục cần có sự phối hợp giữa nhà trường

và các đoàn thể xã hội đểhướng tới những sản phẩm giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng hồ chí minh (Trang 59 - 64)