6. Kết cấu đề tài
2.1.3. Cơ cấu hướng dẫn viên du lịch
Không chỉ thiếu trầm trọng về sốlượng, HDV của nước ta còn mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu. Trong số 9.920 HDV quốc tế thì tiếng Anh có 5.595 người, tiếng Trung có 1.586 người, tiếp Pháp có 1.135 người, tiếng Nga có 521 người, tiếng Hàn là 72 người...
Cơ cấu nghề này tại các tỉnh, thành cũng chưa hợp lý, cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 2.500 HDV quốc tế và 2.357 HDV nội địa; Đà Nẵng có 1.353 HDV quốc tế và 931 HDV nội địa… trong khi đó, đáng lẽ con số HDV nội địa cần phải gấp đôi HDV quốc tế.
Đại diện các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, từ nhiều năm nay, ngoài tiếng Anh, Trung, Pháp được các HDV sử dụng phổ biến thì các ngôn ngữkhác như Thái, Nhật, Tây Ban Nha, Đức đang thiếu HDV trầm trọng. Đặc biệt, vào những mùa cao điểm đón khách nước ngoài hay các dịp lễ, tết, khi Việt Nam tổ chức các sự kiện lớn, nhiều doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn vì không đủ HDV phù hợp để đón khách từ các quốc gia sử dụng ngôn ngữ không thông dụng.
Ngoài ra, lực lượng sinh viên ngoại ngữ còn thiếu nghiệp vụ du lịch nên không thể hành nghề theo quy định của Luật du lịch. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng du lịch thì lại chưa thể hành nghề, vì theo quy định, HDV quốc tế phải là cử nhân chuyên ngành về du lịch. Việc đào tạo một HDV du lịch tốt nhất là được đào tạo các trường lớp chuyên nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, trong tình hình khan hiếm các HDV này thì các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực để khắc phục bằng cách tựđào tạo, tạo điều kiện để nhân sự có cơ hội cọ xát, thực hành nghề và động viên nhân sựđi học thêm về ngoại ngữ.