6. Kết cấu đề tài
3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý hướng dẫn viên
Theo Tổng cục Du lịch, kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành tại một số địa phương trong thời gian vừa qua cho thấy có tình trạng doanh nghiệp không duy trì các điều kiện kinh doanh lữ hành trong suốt quá trình kinh doanh, sử dụng người không có thẻHDV, người nước ngoài để hướng dẫn cho khách, vi phạm các quy định của Luật Du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Tổng cục Du lịch đã yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn
du lịch, cần xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch của các tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Qua thực tếđó cho thấy việc quản lý đội ngũ HDVDL là điều hết sức cần thiết. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm đểứng dụng tốt hơn các công nghệ trong việc quản lý HDV.
Thứ nhất, các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là công cụ hữu hiệu phục vụ3 nhóm đối tượng chính là người quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và khách du lịch. Cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Hết sức quan tâm phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào các thành phần tham gia quản lý cũng như thực hành các hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch. Để quản lý tốt hơn đội ngũ HDV của địa phương, các tỉnh có cũng nên có những cơ chế động viên, khuyến khích HDV thành lập các chi hội HDV, hướng dẫn cho HDV đăng ký thành viên thông qua website của hội HDVDL Việt Nam.
Thứ hai, định hướng cho các doanh nghiệp du lịch cần ưu tiên đầu tư cho công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng và phần mềm, tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả các dữ liệu trực tuyến. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp du lịch cần có nền tảng vững chắc về công nghệ, đón đầu những ứng dụng của điện thoại thông minh, khai thác tối đa khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp qua nhiều giải pháp khác nhau. Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần được đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào các hệ thống phối chỗ toàn cầu (GDS) nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm, quản lý doanh nghiệp và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành Việt cũng phải nâng cao năng lực cho đội ngũ HDV về kỹ năng mềm, kỹnăng ứng công nghệ mới, kỹnăng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, liên kết với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trong chuỗi du lịch gồm nhà hàng, vận chuyển, khách sạn, đơn vị lữ hành, các ngân hàng, bảo hiểm... bằng ứng dụng qua Internet nhằm cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến cũng như quản lý đội ngũ HDVDL tốt hơn.