6. Kết cấu đề tài
3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan khác
Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động của HDV du lịch, xử lý nghiêm các HDV vi phạm đạo đức nghề nghiệp, công bố các HDV vi phạm trên phương tiện truyền thông để các công ty lữ hành và du khách biết. Cùng quan điểm, ông Lê Quang Lịch đề nghị các công ty dịch vụ lữ hành cần chú trọng hơn trong công tác tuyển dụng HDV du lịch. Ngoài việc kiểm tra về năng lực chuyên môn, các công ty cần đề cao và chú trọng ý thức đạo đức nghề nghiệp của các ứng viên dự tuyển, nhất là tinh thần phục vụdu khách theo đúng chương trình du lịch.
Đối với Tổng cục Du lịch: Cần đổi mới và nâng cao quy trình khoa học công nghệ trong công tác quản lý vì HDV du lịch do một địa phương cấp thẻ nhưng lại di chuyển, hoạt động trên phạm vi toàn quốc, thường xuyên thay đổi công ty khi không được đáp ứng các yêu cầu về tiền lương, điều kiện làm việc. Cần thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, thẩm định chặt chẽkhung đào tạo và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo trong toàn quốc trước khi quyết định cấp phép đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Đối với các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thẩm định chặt chẽ hồ sơ xin cấp thẻ HDV, phát hiện kịp thời các loại bằng cấp, chứng chỉ giả. Định kỳhàng năm tổ chức
lớp bồi dưỡng nghiệp vụhướng dẫn để giúp HDV nâng cao kỹnăng hướng dẫn, cập nhật các kiến thức mới vềvăn hóa, xã hội, chính trị. Nâng cao hiệu lực quản lý thông qua công tác kiểm tra hoạt động hướng dẫn tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh mình để phát hiện, xử lý kịp thời những HDV vi phạm.
Đối với doanh nghiệp du lịch: cần thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho HDV một cách khoa học, đảm bảo sức khỏe và sự thư thái đầu óc để HDV làm việc sáng tạo. Đồng thời hàng năm phải tạo điều kiện cho HDV tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn do các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý tổ chức vào trái mùa du lịch; cho tham dự các cuộc thi HDV giỏi để nâng cao trình độ và kỹ năng hướng dẫn; Khuyến khích HDV tự tích lũy kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi, tự học tập, tìm hiểu cập nhật những thông tin mới về luật pháp, về kinh tế xã hội. Đặc biệt phải luôn nhắc nhở HDV tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp.
Đối với HDV: Ngoài vốn kiến thức cơ bản còn phải thường xuyên tự học tập, tu dưỡng rèn luyện để có thể chất và phẩm chất đạo đức tốt. Có kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc, từng địa phương và hiểu rõ các địa danh du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Có kỹnăng giao tiếp, ứng xử linh hoạt, am hiểu tâm lý con người, nền văn hóa của từng quốc gia khác nhau để có thái độ ứng xử, phục vụ du khách phù hợp. Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, HDV phải có lòng tự tôn dân tộc, phải tựxác định cho mình ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với tính chính xác của thông tin giới thiệu cho du khách, trách nhiệm với đoàn khách và từng thành viên trong đoàn, trách nhiệm nhắc nhở khách bảo vệmôi trường, bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa…
KẾT LUẬN
Du lịch là một ngành tăng trưởng quan trọng ở Việt Nam và đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia (6-9% GDP), tạo việc làm và nguồn thu nhập ngoại hối. Từ khi nước ta bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Để phát triển du lịch, việc phát triển các nguồn lực du lịch trong đó con người có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển du lịch. Tháng 1/2017, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết số8, đưa du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn. Sau khi Luật Du lịch được sửa đổi và có hiệu lực vào tháng 1/2018 thì sự tập trung phát triển Du lịch theo đó cũng tăng lên. Việc sửa đổi Luật Du lịch 2017 đã tạo ra khuôn khổpháp lý để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về HDV đó là sốlượng HDV vừa thiếu vừa thừa ở một số khu vực và đảm bảo chất lượng, tính trách nhiệm trong nghề HDV du lịch.
Thông qua việc hệ thống lý luận về hướng dẫn viên và các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên, bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập và xử lý chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp, đề tài đã cho thấy thực trạng của các tiêu chí đánh giá chất lượng HDVDL Việt Nam hiện nay còn chưa thống nhất, mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp đều có một bộ tiêu chuẩn riêng nhưng chưa thể tích hợp. Hiện tại đang có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam VTOS 2008 về Hướng dẫn du lịch, Bộ tiêu chuẩn nghề Quốc gia của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch về nghềhướng dẫn và Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS 2013. Đó là các bộ tiêu chuẩn nghềhướng dẫn. Còn để đánh giá chất lượng HDV và phân hạng HDV hiện nay hội HDV Việt Nam đã công bố các tiêu chí đánh giá chất lượng dựa trên 3 yếu tố về kỹnăng, trình độ và thái độ của các HDV đang hành nghề, qua đó có thể xếp loại và quản lý HDV tốt hơn.
Qua thực trạng trên, đề tài cũng đưa ra một số nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp về xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng HDVDL, Nhóm giải pháp về quản lý HDVDL, Nhóm giải pháp về Giáo dục - Đào tạo, Nhóm giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho HDVDL, đồng thời cũng kiến nghị tới một Chính Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ ban ngành có liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các độc giả đóng góp, bổ sung ý kiến để cho đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn và có thể sử dụng được làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy của các trường đào tạo về du lịch và là tài liệu để nghiên cứu cho các công trình tiếp theo của nhóm tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014). Giáo trình Tổng quan Du lịch. NXB Đà Nẵng, 232 tr.
2. TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu (2003). Giáo trình Kinh tế lao động. NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đính (2000). Giáo trình hướng dẫn du lịch. NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Đính (2007). Giáo trình nghiệp vụ lữ hành. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Cường Hiền (1998). Nghệ thuật hướng dẫn du lịch. NXB Thông tin, Hà Nội. 6. Đinh Trung Kiên (2000). Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đoàn Hương Lan (2007). Giáo trình nghiệp vụhướng dẫn du lịch. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Lưu (2014). Phát triển nguồn nhân lực – Yếu tố quyết định sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. NXB Thông tin.
9. Trần Văn Mậu (2001). Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Trần Văn Mậu (2006). Cẩm nang HDV du lịch. NXB Giáo dục Hà Nội. 11. Vũ Đức Minh (2008). Giáo trình Tổng quan du lịch. NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Anh Quang (2016). Thách thức đào tạo nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Báo Giáo dục thời đại.
13. Vũ Bá Thế (2005). Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
14. Hoàng Văn Thái (2013). Đào tạo du lịch theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Du lịch số 9/2013.
15. Bộ Chính trị (2017). Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn.
16. Kỷ yếu hội thảo: Nhu cầu và xu hướng mới trong phát triển du lịch. Hà Nội 31/5/2017 17. Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn.
19. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch (2016). Tài liệu bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho HDV du lịch.
20.Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
21. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013). Tiêu chuẩn nghề VTOS - Hướng dẫn du lịch. Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.
22. Tài liệu hội nghị (2019): "Tập huấn vận hành hệ thống thông tin hướng dẫn du lịch Việt Nam", Hội HDV Việt Nam.
23. Thông tư 01/2014/TT-BVHTTDL ngày 15/01/2014 của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề du lịch.
24. Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một sốđiều của Luật Du lịch 2017.
Thủtướng Chính Phủ (2016), Quyết định phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Tài liệu tiếng Anh
25. Gary Dessler (2000). Human resource management 17– 8th edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
26. Managing Human Resources in the 21st Century (2000): From Core Concepts to Strategic Choice, by Kossek and Block. COPYRIGHT©2000 by South-Western College Publishing, a division of Thomson Learning.
27. Randall S. Schuler, Susan E. Jackson (1999). Strategic Human Resource Management. Blackwell Publishers Ltd.
28. Strategic Human Resources Management (1999). Aligning with the Mission//U.S. Office of Personnel Management, Office of Merit Systems Oversight and Effectiveness. 29. UNWTO (2013). "Tourism Highlights 2000 - 2015" Madrid.
30. ASEAN-Association of Southeast Asian Nations (2013), ASEAN Mutual Recognition Arrangement (MRA) on Tourism Professtionals – Handbook.
Một sốbài báo điện tử
http://www.asean.org/storage/images/2013/economic/handbook%20mra%20tourism_opt. pdf http://kinhtedothi.vn/xep-hang-huong-dan-vien-du-lich-theo-3-tieu-chi-326706.html http://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-portalid=1&tabid=344&itemid=88.htm http://dangcongsan.vn/the-thao/phat-trien-doi-ngu-huong-dan-vien-du-lich-can-nang-cao- dong-bo-ca-luong-va-chat-398240.html
http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Du-lich/914851/xep-hang-huong-dan-vien-du-lich- dong-luc-cho-nguoi-lam-nghe https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/huong-dan-vien-du-lich-la-gi-yeu-cau-cua-nghe-huong- dan-vien-du-lich https://hotelcareers.vn/kien-thuc-nganh/7-pham-chat-mot-huong-dan-vien-gioi-can-co https://vnexpress.net/du-lich/huong-dan-vien-du-lich-tu-do-lo-ngai-khong-duoc-hanh- nghe-3675397.html https://www.thesaigontimes.vn/266643/Huong-dan-vien-du-lich-ban-la-ai
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN VỀ 10 CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN STT Chuyên gia Giới tính Đơn vị Học vấn
1. Chuyên gia 1 Nữ Khoa Khách sạn - Du lịch,
Đại học Thương Mại TS 2. Chuyên gia 2 Nữ Khoa Khách sạn - Du lịch,
Đại học Thương Mại TS 3. Chuyên gia 3 Nam Khoa Du lịch và Khách sạn,
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
TS
4. Chuyên gia 4 Nam Sở DL Hà Nội ThS
5. Chuyên gia 5 Nam Hội HDVDL Việt Nam CN 6. Chuyên gia 6 Nam Chi hội HDVDL Hà Nội CN 7. Chuyên gia 7 Nữ Trung tâm điều hành HDVDL Việt Nam ThS 8. Chuyên gia 8 Nữ Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội CN 9. Chuyên gia 9 Nam Công ty lữ hành quốc tế Vidotour ThS 10. Chuyên gia 10 Nam Công ty cổ phần du lịch và thương mại
trải nghiệm Châu Á
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA
A. GIỚI THIỆU
Tôi tên là Vũ Thị Thu Huyền, hiện đang công tác tại Bộ môn Quản trị dịch vụ Khách sạn – Du lịch, Khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương Mại. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam”, có một số nội dung trong nghiên cứu cần được tham vấn các chuyên gia để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao hơn cả về lý luận và thực tiễn. Cuộc phỏng vấn này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được ghi âm, ghi chép đầy đủ; từđó làm cơ sở để xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam.
Thông tin người được phỏng vấn:
Họ và tên: ... Tuổi: ... Giới tính:... Chức danh:...Trình độ học vấn:... Kinh nghiệm công tác:
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Ông/Bà cho biết ý kiến về việc chọn các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam?
T
T Các tiêu chí, chỉ số đánh giá đề xuất Số ý kiến đồng Số chuyên gia phỏng vấn sâu:10 ý Tỷ lệ đồng ý (%) 1. Kiến thức chuyên môn
- Kiến thức cơ sở ngành (7 chỉ số) - Kiến thức chuyên ngành (9 chỉ số)
8 80
2. Kỹ năng nghề nghiệp (12 chỉ số) 10 100 3. Thái độ nghề nghiệp (2 chỉ số) 10 100
Các yếu tố bổ sung bởi các chuyên gia
4. Lí lịch nghề nghiệp (5 chỉ số) 9 90
2. Nếu chọn Kiến thức chuyên môn bao gồm kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch Việt Nam thì theo Ông/Bà sẽ đánh giá qua những chỉ số cụ thể nào?
3. Nếu chọn Kỹ năng nghề nghiệp là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch Việt Nam thì theo Ông/Bà sẽđánh giá qua những chỉ số cụ thể nào?
4. Nếu chọn Thái độ nghề nghiệp là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch Việt Nam thì theo Ông/Bà sẽđánh giá qua những chỉ số cụ thể nào?
5. Ông/Bà có đồng ý sử dụng yếu tố Sự hài lòng của du khách để đo lường chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam?
6. Ngoài các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở trên, Ông/Bà còn có những ý kiến gì thêm?
Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trao đổi, thảo luận vềđề tài nghiên cứu và cung cấp những thông tin rất quí báu!
PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN NỘI ĐỊA
Câu hỏi về các nội dung Số lượng câu hỏi
3 sao 4 sao 5 sao
1. Kiến thức cơ sở ngành 350 175 175
- Địa lý Việt Nam 100 50 50
- Lịch sử Việt Nam 100 50 50
- Văn hóa Việt Nam 100 50 50
- Hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản
pháp luật về du lịch 50 25 25
2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ 400 200 200
- Tổng quan du lịch 50 25 25
- Khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam (bao
gồm cả quản lý điểm đến) 100 50 50 - Tâm lý khách du lịch 50 25 25 - Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng
dẫn du lịch 50 25 25
- Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn 100 50 50
- Y tế du lịch 50 25 25
Tổng cộng 750 1125 1500
PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN QUỐC TẾ
Câu hỏi về các nội dung Số lượng câu hỏi
3 sao 4 sao 5 sao
1. Kiến thức cơ sở ngành 350 175 175
- Địa lý Việt Nam 100 50 50
- Lịch sử Việt Nam 100 50 50
- Văn hóa Việt Nam 100 50 50
- Hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản
pháp luật về du lịch 50 25 25
2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ 550 275 275