Kỹ năng lập kế hoạch
2.2.2 Những thay đổi đã diễn ra sau quá trình HQDA
Về nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học và vai trò của việc tự học: Như
đã đề cập trong phần thực trạng 4.1.1, sinh viên luôn đánh giá cao vai trò của tự học đối với kết quả học tập. Mức quan trọng tối đa (5/5) đã được 45,1% sinh viên lựa chọn, thay vì 25,9% như trước. Tương tự như vậy, nhận thức về tự học cũng đã được hiểu một cách đầy đủ hơn. Có đến 75,9% đã hiểu được tự học có thể tiến hành cùng với những người khác với nhiều hoạt động đa dạng khác nhau cả trong và ngoài lớp học, với thái độ chủ động tích cực chứ không phải học một mình một nơi như trước đây. Đây là một tín hiệu vui, bởi vì theo tác giả Sinclair (2000), muốn phát triển khả năng tự học cần phải có nhận thức chính xác và đầy đủ về quá trình tự học, trong đó tự đánh giá và ra quyết định là hai yếu tố hết sức quan trọng.
Hình 3: Thay đổi về nhận thức của sinh viên về tự học và vai trò của việc tự học Về thói quen tự học của sinh viên: Theo kết quả khảo sát, thay đổi rõ ràng nhất có thể đo được bằng con số cụ thể là thời gian tự học của sinh viên tăng lên. Nếu
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tầm quan trọng của tự học Nhận thức đúng về tự học Trước HTTDA Sau HTTDA Column1
như con số lúc đầu 46% sinh viên dành hơn 3 tiếng, dưới 7 tiếng để tự học tiếng Anh, thì tỉ lệ 62,5% sinh viên dành số thời gian này để học tiếng Anh là có thể tin được, do lượng công việc phải hoàn thành mỗi tuần là khá nhiều. Hơn nữa, tỉ lệ này cũng phù hợp với kết quả trả lời câu số 8 về sự tiến bộ trong tự học. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì đây cũng chưa phải tín hiệu đáng mừng bởi sinh viên tăng số giờ tự học là do phải hoàn thành dự án chứ chưa phải do tự nguyện – trong khi đó, tích cực chủ động mới là mục tiêu cuối cùng của tự học.
Các kỹ năng tự học có nhiều tiến bộ: Trong các nhóm kỹ năng tự học nêu trên
(mục 2.2.3), kỹ năng được cải thiện nhiều nhất là kỹ năng lập kế hoạch. Nếu như ở đầu khóa học, chỉ có 27,8% thường xuyên lập kế hoạch và 5,7% là luôn luôn thì kết thúc học phần, con số này lần lượt là 47,1% và 14,4%. Các em cho biết lý do của sự thay đổi này là khóa học luôn có rất nhiều nhiệm vụ sau mỗi giờ học nên nếu không lập danh sách các việc cần làm thì sẽ bị bỏ quên. Chính vì vậy, cho dù họ không lập kế hoạch chi tiết đến mức phân bổ thời gian cho mỗi nhiệm vụ nhưng ít nhất cũng liệt kê các công việc phải làm. Có thể việc lập kế hoạch như vậy là chưa đạt yêu cầu nhưng đây là một kết quả rất đáng khích lệ bởi vì kỹ năng vốn rất khó hình thành và thay đổi, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Vấn đề chỉ còn ở chỗ sinh viên có tiếp tục rèn luyện kỹ năng đó hay không mà thôi.
Nhóm kỹ năng tự học có tiến bộ thứ hai là thực hiện kế hoạch, bám sát mục tiêu. Sau khi kết thúc học phần, có 17,3% sinh viên luôn thực hiện kế hoạch, 26,9% thường xuyên thực hiện kế hoạch và 34,6% thỉnh thoảng mới thực hiện kế hoạch. Chỉ còn 20,1% số sinh viên không bao giờ và hiếm khi thực hiện kế hoạch. Chia sẻ với tác giả nghiên cứu, sinh viên cho biết họ đã làm tốt việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn (theo ngày hoặc tuần), chỉ gặp khó khăn đối với các mục tiêu dài hạn và vấn đề về thời gian. Có lẽ khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu dài hạn của sinh viên bắt nguồn từ việc lập kế hoạch còn chưa tốt - khi không có các mốc thời gian phù hợp cho mỗi công việc cụ thể thì không thể đạt được mục tiêu tổng thể. Còn về vấn đề thời gian, đa số sinh viên đều hoàn thành công việc ở phút chót do các em thường xuyên dự kiến sai thời lượng đủ cho công việc, hoặc do tâm lý trì hoãn công việc.
Các kỹ năng tự học không/ít tiến bộ: Hai kỹ năng hầu như không có tiến bộ là kỹ năng định hướng và kỹ năng tự kiểm tra đánh giá. Không giống như kết quả khảo sát ban đầu, mục tiêu học tập của 65,3% sinh viên là để thi. Qua trao đổi với sinh viên, tác giả được biết lý do là các em rất lo lắng về bài thi, do đề thi các học phần trước đều rất khó, có ít sự liên quan giữa nội dung học và nội dung thi… nên ngay cả khi sinh viên rất hứng thú với phương pháp này cũng không chuyển hướng “học để biết và làm việc” như kỳ vọng. Điều này rất phù hợp với con số 34,6% sinh viên mong muốn “được luyện tập thêm ngữ pháp” cho dù ngữ pháp không phải trọng tâm của phương pháp HQDA. Tuy nhiên, số sinh viên biết cách học nào phù hợp với mình tăng lên đáng kể (43,2% thay vì 35,5% như kết quả khảo sát lần đầu)
Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá của sinh viên cũng không có nhiều thay đổi. Đầu học phần, có 38,4% sinh viên hiếm khi đánh giá trình độ tiếng Anh của bản thân, 31,7% thỉnh thoảng trong khi số sinh viên biết rõ điểm mạnh điểm yếu của mình là 55,7%. Cuối học phần, các con số này lần lượt là 34,6%, 35,5% và 59,6%. Hơn nữa, điều này càng rõ hơn khi sinh viên được hỏi về ưu và nhược điểm của dự án do nhóm mình đảm nhận. Rất ít sinh viên có cái nhìn khách quan, toàn diện mà chỉ tập trung và các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Họ cũng có xu hướng nhìn vào kết quả chứ không phải quá trình, trong khi nhìn thẳng vào các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án mới là cách giúp sinh viên cải thiện kỹ năng. Tuy nhiên, một phát hiện khá thú vị là sinh viên tiến bộ rất nhiều trong kỹ năng đánh giá, tư duy phê phán của bản thân đối với sản phẩm của người khác. Nếu như ở đầu học phần, tuần thuyết trình đầu tiên sinh viên không biết nhận xét bài của nhóm khác như thế nào thì đến các tuần về cuối họ hăng hái thảo luận, đưa ra quan điểm với các tiêu chí rõ ràng. Đây cũng chính là một ưu điểm không thể bỏ qua của HQDA.
Hình 4: So sánh các kỹ năng tự học trước và sau khi áp dụng HQDA