Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tử du, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 34 - 35)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 976.65ha; chiếm 5,2% diện tích tự nhiên huyện Lập Thạch. Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của xã được phân thành 2

nhóm chính:

- Nhóm đất vùng đồng bằng, dộc ruộng: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên xã, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc xã. Bao gồm 04 nhóm phụ là đất phù sa chua, đất chua, đất cát chua và đất xám. Đặc điểm chung của nhóm đất này là đất chua

(PH≤5), hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo, độ phì tự nhiên

của đất thấp. Ưu điểm của nhóm đất này là đất thường tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu của đất khá tốt, tầng canh tác dày (≥20cm), đất dễ canh tác và cải tạo. Nhóm đất này nhìn chung thích hợp với đa dạng các loại cây trồng từ cây ăn quả đến cây lương thực, cây rau màu hay các loại cây công nghiệp ngắn ngày...

- Nhóm đất vùng đồi núi: Hay còn gọi là đất xám Feralit, chiếm 45% diện tích. Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là trong đất xảy ra quá trình feralit điển hình nên đất thường có màu từ xám sáng đến vàng đỏ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tầng đất dày (từ 50-trên 100cm), hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến nghèo. Nhìn chung độ phì của đất ở mức trung bình, phù hợp với các loại cây trồng như cây ăn quả lâu năm và các loại cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu giấy.

26

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt tập chung chủ yếu ở các đầm, ao, hồ, đập trữ nước và các loại kênh, mương trên toàn xã với diện tích khoảng 20ha. Đây là nguồn nước rất quan trọng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ một số khu vực và thực tế sử dụng của các hộ dân cho thấy mực nước ngần trong xã không quá sâu (độ sâu xuất hiện thường từ 20-60m), chất lượng nước tốt có thể sử dụng làm nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt. Mặc dù vậy trong thời gian tới trước khi khái thác, đưa vào sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cần phải qua xử lý.

Nhìn chung nguồn tài nguyên nước của xã khá dồi dào, chất lượng nước tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016, toàn xã có 6239 nhân khẩu (chiếm

5,38% dân số huyện); trong đó có 3177 nhân khẩu là nam và 3062 nhân khẩu nữ. Tỷlệ phát triển dân số tự nhiên của xã là 1,44%; mật độ dân số bình quân khoảng

632người/km2(thấp hơn 52người/km2so với mật độ dân số huyện). Số người trong độ tuổi lao động là 3644 người, chiếm tỉ lệ 58,5% tổng dân số xã. Nguồn lao động của xã khá dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp (chiếm 53,79%), lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉchiếm tỷ lệ thấp (dưới 28,5%).

Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động của xã còn trẻ (trung bình 25-30

tuổi),nhân dân trong xã có bề dày lịch sử lâu đời, có truyền thống lao động cần cù lại rấtsáng tạo trong lao động, học tập nên tiềm năng phát triển nguồn lao động có

tay nghề, có trí thức đáp ứng được nhu cầu của phát triển xã hội là rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tử du, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 34 - 35)