Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tử du, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 31)

-Sau khi phân tích và tổng hợp số liệu tiến hành so sánh và đánh giá kết quả đạt được để thấy tiến độ cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Tử Du giai đoạn 2016 - 2018

23

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xãTử Du

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tử Du là xã miền núi phía Đông Nam huyện Lập Thạch, cách Trung tâm huyện 2,0km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 976.65 ha; có đường địa giới hành chính giáp với các xã được xác địnhnhư sau:

Vị trí địa lý của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Xuân Hoà và xã Liễn Sơn;

- Phía Nam giáp xã Tiên Lữ và xã Xuân Lôi;

- Phía Đông giáp xã Liên Hoà, xã Bàn Giảnvà xã Đồng Ích;

- Phía Tây giáp xã Xuân Hoà, TT. Lập Thạch và xã Xuân Lôi.

24

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Là xã miền núi nên địa hình địa mạo của xã khá phức tạp và đa dạng, nhìn chung có thể chia địa hình tự nhiên của xã thành 2 dạng chính như sau:

- Khu vực đồng bằng: Bao gồm các khu vực có dộ dốc dưới 50, chiếm khoảng55% tổng diện tích tự nhiên và được phân bổ trên toàn xã, tuy nhiên vẫn tập

trung nhiều hơn ở phía Đông Nam xã.

- Khu vực đồi núi: Chiếm khoảng 45% tổng diện tích tự nhiên xã, bao gồm toàn bộ các dãy đồi, núi và các khu vực có địa hình cao, độ dốc từ cấp II đến cấp V, phân bổ khá đồng đều trên toàn xã nhưng tập trung nhiều hơn ở phía Tây Bắc.

4.1.1.3. Khí hậu

- Thuộc tiểu vùng miền núi phía Bắc, khí hậu của xã mang đặc trưng như:

- Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 03 năm sau Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo các năm.

- Lượng mưa bình quân năm tương đối cao (từ 1500-1800mm) nhưng không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (đặc biệt là các tháng 6,7,8,9) nên rất dễ xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ hay hiện tượng sạt lở đất, gây hại đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã. Lượng mưa tập trung cao nhất là tháng 8 (trung bình khoảng 350mm/tháng), thấp nhất là tháng 12 (khoảng 9,0mm/tháng).

- Nhiệt độ trung bình năm 20-250C, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 7 (khoảng 360C), thấp nhất là tháng 1 (khoảng 160C). Biên độ dao động nhiệt khá lớn, nhiệt độ cao tuyệt đối là 400C, nhiệt độ tuyệt tối thấp là 50C. Tổng tích ôn đạt khoảng 85000C, số giờ nắng trung bình năm từ 1470-1580 giờ.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm không khí cao nhất là

88%, độ ẩm không khí thấp nhất là 80%. - Chế độ gió: Có hai loại gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô, kèm theo nó đôi khi có các hiệntượng lạnh giá, sương mù, sương muối gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.

25

trong việc điều tiết khí hậu cũng như lượng mưa nên rất thuận lợi cho đời sống cũng như sản xuất mùa vụ của người dân trong xã.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Là xã miền núi thuộc khu vực trung tâm huyện Lập Thạch, trên địa bàn xã không có con sông, suối nào chảy qua. Hệ thống thuỷ văn của xã khá đơn điệu, chủ yếu là các đập trữ nước, các ao, hồ, đầm như Đập Núi, Đập Đồng Giàng, … và hệ thống kênh mương trong toàn xã. Ngoài việc cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống thuỷ văn của xã còn có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết dòng chảyvào mùa mưa cũng như dự trữ nước tưới cho mùa khô.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 976.65ha; chiếm 5,2% diện tích tự nhiên huyện Lập Thạch. Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của xã được phân thành 2

nhóm chính:

- Nhóm đất vùng đồng bằng, dộc ruộng: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên xã, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc xã. Bao gồm 04 nhóm phụ là đất phù sa chua, đất chua, đất cát chua và đất xám. Đặc điểm chung của nhóm đất này là đất chua

(PH≤5), hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo, độ phì tự nhiên

của đất thấp. Ưu điểm của nhóm đất này là đất thường tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu của đất khá tốt, tầng canh tác dày (≥20cm), đất dễ canh tác và cải tạo. Nhóm đất này nhìn chung thích hợp với đa dạng các loại cây trồng từ cây ăn quả đến cây lương thực, cây rau màu hay các loại cây công nghiệp ngắn ngày...

- Nhóm đất vùng đồi núi: Hay còn gọi là đất xám Feralit, chiếm 45% diện tích. Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là trong đất xảy ra quá trình feralit điển hình nên đất thường có màu từ xám sáng đến vàng đỏ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tầng đất dày (từ 50-trên 100cm), hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến nghèo. Nhìn chung độ phì của đất ở mức trung bình, phù hợp với các loại cây trồng như cây ăn quả lâu năm và các loại cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu giấy.

26

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt tập chung chủ yếu ở các đầm, ao, hồ, đập trữ nước và các loại kênh, mương trên toàn xã với diện tích khoảng 20ha. Đây là nguồn nước rất quan trọng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ một số khu vực và thực tế sử dụng của các hộ dân cho thấy mực nước ngần trong xã không quá sâu (độ sâu xuất hiện thường từ 20-60m), chất lượng nước tốt có thể sử dụng làm nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt. Mặc dù vậy trong thời gian tới trước khi khái thác, đưa vào sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cần phải qua xử lý.

Nhìn chung nguồn tài nguyên nước của xã khá dồi dào, chất lượng nước tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016, toàn xã có 6239 nhân khẩu (chiếm

5,38% dân số huyện); trong đó có 3177 nhân khẩu là nam và 3062 nhân khẩu nữ. Tỷlệ phát triển dân số tự nhiên của xã là 1,44%; mật độ dân số bình quân khoảng

632người/km2(thấp hơn 52người/km2so với mật độ dân số huyện). Số người trong độ tuổi lao động là 3644 người, chiếm tỉ lệ 58,5% tổng dân số xã. Nguồn lao động của xã khá dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp (chiếm 53,79%), lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉchiếm tỷ lệ thấp (dưới 28,5%).

Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động của xã còn trẻ (trung bình 25-30

tuổi),nhân dân trong xã có bề dày lịch sử lâu đời, có truyền thống lao động cần cù lại rấtsáng tạo trong lao động, học tập nên tiềm năng phát triển nguồn lao động có

tay nghề, có trí thức đáp ứng được nhu cầu của phát triển xã hội là rất lớn.

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế của xã luôn đạt mức tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trong giai đoạn 2014-2017 đạt 22,0%. Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm nghiệp 49,99%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 7,48%; thương

27

mại-dịch vụ 43,53%. Tổng giá trị thu nhập đạt 82,6 tỷ đồng, tăng 4,7% so với mục tiêu nghị quyết đề ra. Thu nhập bình quân theo đầu người ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2017, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 76,36tỷ đồng, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 18,76triệu đồng/người/năm.

Tổng sản lượng lương thực bình quân năm toàn giai đoạn đạt 2563tấn, sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 432kg/người/năm, an ninh lương thực chung của xã được giữ vững suốt từ năm 2010 đến nay.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và đúng hướng: giảm tỷ trọng

ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng diễn ra khá mạnh, theo hướng giảm dần khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh. Nhìn chung trong giai đoạn 3 năm qua nền kinh tế của xã có những bước tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 tổng dân số xã Tử Du là 6230 người và 1546hộ; chiếm 5,38% dân số huyện và được phân bổ

theo 11 thôn. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2017 của xã là 1,45%; mật độ bình quân dân số là 635 người/km2

Nhìn chung dân số xã phân bố không đều, thôn có số dân đông nhất là thôn Vinh Hoa với 860 nhân khẩu và 217hộ, thôn có số dânthấp nhất là thôn Diễu với 374 nhân khẩu và 104hộ. Dân số xã chủ yếu nằm trongkhu vực kinh tế nông nghiệp.

* Lao động, việc làm

Toàn xã có 3645 lao động, trong đó số lao động trong độ tuổi có 3171 người, chiếm 88% số lao động. Nguồn lao động của xã khá dồi dào, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 60%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ

28

lệ thấp dưới 28,5%, số lao động trong độ tuổi cơ bản có công ăn việc làm.

* Thu nhập và mức sống

Trong những năm qua các mặt đời sống của nhân dân trên địa bàn xã ổn định và từng bước được cải thiện đáng kể. Tổng giá trị thu nhập của xã năm 2016 đạt 73,38 tỷ đồng; tăng 10,04tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015

Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2016 đạt 11,76triệu đồng/người/năm;tăng 4,4% so với kế hoạch đề ra và tăng 6,43% so với năm 2015

An ninh lương thực được giữ vững, bình quân lương thực ở mức khá, năm 2016 bình quân lương thưc theo đầu người đạt 426kg/người.

Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt trên 95%, sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, dùng nước sạch đạt 92% và ngày càng tăng lên qua hàng năm.

Sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chăm sóc, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

4.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sởhạ tầng

* Giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn xã hiện nay tương đối phù hợp với sự phân bố dân cư cũng như quy hoạch phát triển giao thông của huyện, tỉnh.

Nhìn chung hệ thống giao thông xã Tử Du phát triển khá toàn diện và rộng khắp với 01 tuyến đường tỉnh 306; hệ thống đường liên xã, liên thôn, đường thôn

xóm và đường giao thông nội đồng cơ bản thuận lợi cho đi lại và hoạt động sản xuất. Hiện nay, chất lượng đường ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đường đất đã giảm đáng kể đặc biệt là cáctuyến giao thông nội đồng, đường lên đồi.

* Thuỷ lợi

Toàn xã hiện có 49,63ha đất thuỷ lợi bao gồm các hồ, đập trữ nước và hệ thống kênh mương trên toàn xã. Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của xã trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, bước đầu đáp ứng khá tốt nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân.

* Năng lượng

29

cầuđiện sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân trong xã.Cơ sở hạ tầng điện của

xã hiện nay có khoảng 6,5km đường dây trung thế 35KV; 20km đường dây hạ thế

và 03 trạm biến áp. Ngoài ra hệ thống cột điện trong xã cũng được đầu tư đúng quy

cách, đảm bảo có đường dây đến từng hộ gia đình, đến nay 100% số hộ dân trong

xã đượcsử dụng điện lưới quốc gia, chất lượng điện luôn luôn được đảm bảo.

* Văn hoá - Thể dục thể thao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Các phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá, xây dựng nếp sống văn minh hay học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh được phát huy rộng khắp. Hàng năm việc bình xét xếp loại khu dân cư, gia đình văn hoá đều được duy trì thường xuyên. Các thiết chế văn hoá được tăng cường, toàn xã có 11/11 khu dân cư có nhà văn hoá đạt 100%.

Các phong trào thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, diễn ra thường xuyên và có nhiều khởi sắc ở khu vực nhà trường, các khu dân cư.

* Bưu chính viễn thông

Trên địa bàn xã có 01 bưu điện văn hoá kiêm thư viện xã, phục vụ tốt nhu cầu đọc, nghiên cứu và và thông tin liên lạc cho nhân dân trong xã. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một đài truyền thanh đặt tại trụ sở UBND xã và hệ thống loa đài đến từng khu dân cư. Các chương trình văn hoá, văn nghệ cũng như tuyên truyền, phổ biến các chủ chương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước liên tục được cập nhật và phổ biến rộng rãi.

* Y tế

Với phương châm: "sức khoẻ quý hơn vàng" và "y tế cơ sở là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân", ngành y tế xã trong những năm qua luôn được các cấp lãnh đạo, các ban ngành quan tâm tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như con người. Năm 2006 xã tiến hành xây dựng lại trạm y tế xã hai tầng khang trang với 18 phòng bệnh đặt tại khu trung tâm xã. Đội ngũ cán bộ y tế xã được bổ xung biên chế đủ số lượng với 8 cán bộ y tế, trong đó có 01 bác sỹ, 02 y sỹ, 01 dược tá, 04 điều dưỡng viên. Các công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho

30

nhân dân ở địa phương có nhiều tiến bộ. Đặc biệt đội ngũ y tế của xã đã phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, khám bệnh miễn phí cho các hộ nghèo, học sinh, người cao tuổi; thực hiện tốt các chương trình về dân số,chăm sóc sức khoẻ sinh sản, an toàn thực phẩm…

* Giáo dục- Đào tạo

Thực hiện các Nghị quyết về triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục đào tạo của huyện Lập Thạch; Nghị quyết về thực hiện đề án phổ cập giáo dục bậc trung học; Nghị quyết lãnh đạo thực hiện để án xây dựng các cấp học đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp giáo dục của địa phương trong những năm qua có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2016-2017 toàn xã có 18 lớp tiểu học và 09 lớp trung học cơ sở với tổng số 1028em học sinh các cấp. Các trường đều được xây dựng khang trang kiên cố, các trang thiết bị dạy và học khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, nhiệt tính với công việc. Chính vì vậy mà tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp ngày càng tăng ở tất cả các bậc học. Đến nay tất cả các trường trong xã đều đã được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tử du, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 31)