Mô hình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26 - 27)

1.4.1. Quan niệm về mô hình đào tạo chất lượng cao

Có những cách tiếp cận khác nhau về mô hình đào tạo CLC:

(1) Mô hình đào tạo CLC là sự mô phỏng quá trình đào tạo phức tạp bao gồm các yếu tố đầu vào; quá trình dạy học, phục vụ dạy học; các yếu tố đầu ra (kết quả đào tạo); đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo.

(2) Mô hình đào tạo CLC là mô hình tổ chức quản lí đào tạo CLC một cách hiệu quả. Dạy học là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Trong đó, có các đơn vị chức năng tham gia vào quá trình đào tạo. Do vậy, các cơ sở giáo dục thƣờng chú trọng tổ chức quản lí đào tạo một cách hiệu quả nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đào tạo.

Trong đề tài này, mô hình đào tạo CLC đƣợc tiếp cận với tƣ cách là mô hình quá trình đào tạo.

1.4.2. Cấu trúc mô hình đào tạo

1.4.2.1. Các yếu tố đầu vào trong quá trình đào tạo CLC

Các yếu tố đầu vào trong quá trình đào tạo bao gồm: (1) Tuyển sinh:

chất lƣợng tuyển sinh, quy mô tuyển sinh, phƣơng thức tuyển sinh; (2) Giảng viên: tỷ lệ giảng viên/sinh viên; số lƣợng giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm PGS, GS; kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy, đạo đức nghề

nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên); (3) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: giảng đƣờng, phòng thực hành, phòng đọc sách, phòng máy tính; thiết bị (máy tính, thiết bị nghe - nhìn…), tài liệu học tập và công nghệ thông tin (sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, internet,

CD-ROMs và các tài nguyên học tập khác; (4) Nguồn tài chính: Ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu sự nghiệp và khác nguồn thu khác.

1.4.2.2. Quá trình dạy học, phục vụ dạy học

Quá trình dạy học, phục vụ dạy học CLC bao gồm: (1) Quá trình dạy học: mục tiêu đào tạo, CTĐT, phƣơng thức đào tạo (phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức đào tạo), đánh giá kết quả học tập; (2) Quá trình phục vụ dạy học:

cố vấn học tập, đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, tài liệu học tập của giảng viên và sinh viên.

1.4.2.3. Đầu ra trong quá trình đào tạo

Các yếu tố đầu ra trong đào tạo CLC bao gồm: (1) Năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp) của ngƣời học sau khi tốt nghiệp: (a) Kiến thức: kiến thức tổng hợp về pháp luật và quản lí nhà nƣớc, kiến thức liên ngành, kiến thức chuyên ngành); (b) Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng nghiên cứu độc lập, kĩ năng ngoại ngữ và một số kĩ năng mềm khác (kĩ năng quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm…); (c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật…; phong cách làm việc chuyên nghiệp, độc lập, chủ động; (2) Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp; Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.

1.4.2.4. Đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo

Đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo bao gồm đánh giá trong (tự đánh giá), đánh giá ngoài (các tổ chức kiểm định độc lập).

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)