Giải pháp phát triển các điều kiện để triển khai chƣơng trình đào tạo chất

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 96 - 128)

3.4.1. Phát triển đội ngũ giảng viên, trợ giảng, người quản lý và cố vấn học tập

a. Về đội ngũ giảng viên

Để bảo đảm điều kiện về đội ngũ giảng viên để tổ chức đào tạo CLC trình độ đại học giai đoạn 2019-2030 thì phải phát triển đội ngũ giảng viên theo các nội dung sau:

Thứ nhất, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng của giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành. Với 50 tín chỉ của kiến thức ngành cần tối thiểu 10 giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ hoặc có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trƣờng đại học của các nƣớc phát triển đúng ngành hoặc thuộc ngành gần. Tất các ngành chƣa đủ số lƣợng giảng viên cơ hữu có thể dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành nên phải tuyển mới hoặc nâng cao trình độ của giảng viên cơ hữu hiện có của Trƣờng hoặc mời giảng viên thỉnh giảng.

Bảng 3.2. Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành CTĐTCLC đến năm 2030

Ngành

Số lƣợng giảng viên tối thiểu cần có để dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành Số lƣợng giảng viên hiện có có thể dạy lý thuyết các học phần thuộc kiến thức ngành

Số lƣợng giảng viên tối thiểu cần bổ sung để dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành 2020 - 2021 2022 - 2024 2025 - 2030 Quản lí văn hóa 10 5 5 0 0 Quản lí nhà nƣớc 10 6 4 0 0 Luật 10 8 2 0 0 Quản trị nhân lực 10 3 3 4 0

Thứ hai, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng giảng viên dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành. Theo quy định tại Thông tƣ 23/2014/TT-

BGDĐT, có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành đƣợc dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh, trong đó có ít nhất 1/2 số tín chỉ nêu trên do giảng viên uy tín của các trƣờng đại học nƣớc ngoài (bao gồm cả giảng viên Việt Nam có quốc tịch nƣớc ngoài) hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học trở lên ở nƣớc ngoài hoặc giảng viên đã đƣợc đào tạo trình độ tiến sĩ ở nƣớc ngoài tham gia giảng dạy. Với 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành đƣợc (20 tín chỉ) tƣơng đƣơng 8 học phần cần 4 giảng viên có thể dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh, trong đó 10 tín chỉ do giảng viên uy tín của các trƣờng đại học nƣớc ngoài (bao gồm cả giảng viên Việt Nam có quốc tịch nƣớc ngoài) hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học trở lên ở nƣớc ngoài hoặc giảng viên đã đƣợc đào tạo trình độ tiến sĩ ở nƣớc ngoài tham gia giảng dạy.

Bảng 3.3. Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy bằng ngôn ngữ của

CTĐT nước ngoài hoặc Tiếng Anh các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở

ngành, ngành và chuyên ngành đến năm 2030

Ngành Số lƣợng giảng viên cơ hữu tối thiểu cần có để giảng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh Số lƣợng giảng viên hiện có có thể giảng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài

hoặc Tiếng Anh

Số lƣợng giảng viên tối thiểu cần bổ sung hoặc mời thỉnh giảng để giảng dạy bằng ngôn

ngữ của CTĐT nƣớc

ngoài hoặc Tiếng Anh 2020 - 2021 2022 - 2024 2025 - 2030

Quản lí văn hóa 4 1 1 0 0

Quản lí nhà nƣớc 4 0 4 0 0

Luật 4 1 1 2 0

Ghi chú:

(1) Nếu ngành Quản lí nhà nước chọn CTĐTnước ngoài bằng Tiếng Trung thì có 02 giảng

viên hiện có có thể giảng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐTnước ngoài

(2) Ngành Quản trị văn phòng có 04 giảng viên có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các nước phát triển, chưa có giảng viên giảng viên đã được đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài

Để đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng giảng viên dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành, cần phát triển đội ngũ giảng viên nhƣ sau:

Ngành Quản lí văn hóa: Định hƣớng cho ít nhất 02 giảng viên là PGS/TS nghiên cứu biên soạn đề cƣơng chi tiết học phần cơ sở ngành/ ngành bằng ngoại ngữ để giảng dạy; Kí kết hợp đồng thỉnh giảng với ít nhất 02 giảng viên nƣớc ngoài hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học ở nƣớc ngoài để dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh.

Ngành Quản lí nhà nƣớc: Định hƣớng cho ít nhất 01 giảng viên là PGS/TS nghiên cứu biên soạn đề cƣơng chi tiết học phần cơ sở ngành/ ngành bằng ngoại ngữ để giảng dạy; Kí hợp đồng thỉnh giảng với ít nhất 03 giảng viên nƣớc ngoài hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học ở nƣớc ngoài để dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh.

Ngành Luật: Định hƣớng cho ít nhất 02 giảng viên là PGS/TS nghiên cứu biên soạn đề cƣơng chi tiết học phần cơ sở ngành/ngành bằng ngoại ngữ để giảng dạy; Kí hợp đồng thỉnh giảng với ít nhất 02 giảng viên nƣớc ngoài hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học ở nƣớc ngoài để dạy bằng ngôn ngữ của CTĐTnƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh.

Ngành Quản trị nhân lực: Định hƣớng cho ít nhất 01 giảng viên là PGS/TS nghiên cứu biên soạn đề cƣơng chi tiết học phần cơ sở ngành/ ngành bằng ngoại ngữ để giảng dạy; Kí hợp đồng thỉnh giảng với ít nhất 03 giảng viên nƣớc ngoài hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học ở nƣớc ngoài để dạybằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh.

Thứ ba, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân của sinh viên. Chú trọng phƣơng

pháp giảng dạy nghiên cứu tình huống (case study). Phƣơng pháp này đƣợc khởi xƣớng từ những năm 40 của thế kỉ XX tại Đại học Havard, với nhiều ƣu điểm, hiện phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, ngƣời dạy đƣa ra tình huống còn ngƣời học phân tích, đánh giá, trình bày ý tƣởng của mình để qua đó vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm để giải quyết tình huống thực tế. Phƣơng pháp này giúp chosinh viên có thể vận dụng đƣợc kiến thức ngay sau khi học cũng nhƣ vận dụng những kiến thức đã học để phân tích tình huống hay sáng tạo ra các cách giải quyết tình huống đó dựa trên lý thuyết mà họ đƣợc học. Điều này giúp cho sinh viên sẽ hứng thú học hơn rất nhiều; đồng thời giúp cho kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng khác nhƣ giao tiếp, tƣ duy phản biện… cũng đƣợc nâng cao. Để áp dụng hiệu quả phƣơng pháp này, Trƣờng phải tổ chức tập huấn cho giảng viên; bộ môn phải xây dựng ngân hàng tình huống, giảng viên phải có kĩ thuật tổ chức thảo luận, hƣớng dẫn giải quyết tình huống.

b. Phát triển đội ngũ cố vấn học tập lớp chất lƣợng cao

Nhằm hỗ trợ hiệu quả sinh viên lớp CLC trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc lựa chọn giảng viên làm công tác cố vấn học tập phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu: Có tham gia giảng dạy CTĐT CLC (tốt nhất là chọn giảng viên giảng dạy học phần thuộc kiến thức ngành/chuyên ngành làm cố vấn học tập), nắm vững CTĐT, quy định về đào tạo CLC, có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

3.4.2. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

3.4.2.1. Phòng học, giảng đƣờng, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Từ năm 2020đến 2021:

Về phòng học: Đầu tƣ 03 phòng học riêng cho lớp ĐTCLC đƣợc trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; bố trí phòng tự học cho sinh viên chƣơng trình CLC tại Trƣờng có mạng internet

không dây.

Về thƣ viện: Bảo đảm mỗi học phần trong CTĐT CLC ngành Quản lí văn hóa, Quản lí nhà nƣớc có từ 1-3 đầu giáo trình, tài liệu tham khảo trong

nƣớc, ngoài nƣớc đƣợc xuất bản từ 2011 đến nay; có thƣ viện và thƣ viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và

NCKH.

Từ năm 2022 đến 2024:

Về phòng học: Đầu tƣ 01 phòng học riêng cho lớp ĐTCLC đƣợc trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; bố trí phòng tự học cho sinh viên chƣơng trình CLC tại Trƣờng có mạng internet không dây.

Về thƣ viện: Bảo đảm mỗi học phần trong CTĐTCLC ngành Luật, Quản trị nhân lực có từ 1-3 đầu giáo trình, tài liệu tham khảo trong nƣớc, ngoài nƣớc đƣợc xuất bản từ 2012 đến nay; có thƣ viện và thƣ viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH.

Tiếp tục bổ sung, cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nƣớc phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH liên quan đến các ngành đào tạo CLC.

3.4.2.2. Thƣ viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo

Từ năm 2020đến 2021:

Bảo đảm mỗi học phần trong CTĐT CLC ngành Quản lí văn hóa, Quản lí nhà nƣớc có từ 1-3 đầu giáo trình, tài liệu tham khảo trong nƣớc, ngoài nƣớc đƣợc xuất bản từ 2011 đến nay; có thƣ viện và thƣ viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH.

Từ năm 2022 đến 2024:

Bảo đảm mỗi học phần trong CTĐT CLC ngành Luật, Quản trị nhân lực có từ 1-3 đầu giáo trình, tài liệu tham khảo trong nƣớc, ngoài nƣớc đƣợc xuất bản từ 2012 đến nay; có thƣ viện và thƣ viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH.

Tiếp tục bổ sung, cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nƣớc phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH liên quan đến các ngành đào tạo CLC.

Tiếp tục bổ sung, cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nƣớc phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH liên quan đến các ngành đào tạo CLC.

3.4.3. Phát triển hoạt độngnghiên cứu khoa học

Triển khai thực hiện đề tài NCKH các cấp; công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến ngành Quản lí nhà nƣớc, Quản lí văn hóa, Luật, Quản trị nhân lực.

Từ năm 2021, với CTĐT CLC đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai, hằng năm, mỗi giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy học phần lý thuyết ngành và chuyên ngành của CTCLC phải có tối thiểu 01 công trình NCKH đƣợc công bố hoặc đƣợc nghiệm thu có nội dung liên quan đến ngành

ĐTCLC; giảng viên và sinh viên CTCLC phải có ít nhất 01 đề tài phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến

CTCLC.

3.4.4. Phát triển hoạt động hợp tác quốc tế

a. Xác định CTĐT của cơ sở giáo dục nƣớc ngoài tƣơng ứng với chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao

Phòng Hợp tác quốc tế tìm hiểu, kết nối với đối tác nƣớc ngoài có chƣơng trình tƣơng ứng, thực hiện các thủ tục để đƣợc tiếp nhận chƣơng trình. CTĐT của cơ sở giáo dục nƣớc ngoài tƣơng ứng với CTĐT CLC phải đƣợc kiểm định hoặc đƣợc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại cho phép thực hiện và cấp văn bằng.

Khoa chuyên môn quản lí chƣơng trình CLC nghiên cứu CTĐT tƣơng ứng của cơ sở giáo dục nƣớc ngoài, xác định các học phần tham khảo từ CTĐT nƣớc ngoài, nghiên cứu nội dung các học phần đó.

b. Tăng cƣờng trao đổi giảng viên, sinh viên với cơ sở giáo dục đại học nƣớc ngoài

Hình thức hợp tác quốc tế sau để hỗ trợ phát triển chƣơng trình CLC bao gồm: bồi dƣỡng, trao đổi giảng viên và sinh viên; tổ chức hợp tác NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, giao lƣu học thuật; liên kết thƣ viện, trao đổi

kinh nghiệm, thông tin, tài liệu, ấn phẩm khoa học; tham gia các tổ chức khoa học, nghề nghiệp quốc tế liên quan đến CTCLC. Trong đó, 02 hình thức hợp tác quốc tế Trƣờng phải triển khai để bảo đảm điều kiện đào tạo CLC là trao đổi giảng viên và sinh viên; hợp tác NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, giao lƣu học thuật.

Để đủ điều kiện đăng kí đào tạo CLC từ năm 2021, Phòng Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện ít nhất 01 chƣơng trình trao đổi sinh viên với trƣờng đại học nƣớc ngoài của các ngành chƣa có trao đổi sinh viên: Quản lí văn hóa, Luật, Quản trị nhân lực; thực hiện ít nhất 01 chƣơng trình trao đổi giảng viên với trƣờng đại học nƣớc ngoài của các ngành chƣa có trao đổi giảng viên: ngành Quản lí nhà nƣớc, Quản trị nhân lực.

Nếu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo CLC từ năm 2021, Trƣờng thực hiện việc kí kết với đại học đối tác để phối hợp giảng dạy một số học phần ngành, chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng của CTĐT nƣớc ngoài giữa TrƣờngĐại học Nội vụ Hà Nội và các đại họcđối tác.

c. Tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học

Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức hội nghị/hội thảo quốc tế hoặc hợp tác với đối tác trong nƣớc/nƣớc ngoài để đồng tổ chức hội nghị/hội thảo quốc tế liên quan đến ngành Quản trị văn phòng, Quản lí nhà nƣớc, Quản lí văn hóa, Luật. Hợp tác với nƣớc ngoài trong thực hiện chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành Quản lí nhà nƣớc, Quản lí văn hóa, Luật, Quản trị nhân lực.

3.5. Mô hình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

3.5.1. Các yếu tố đầu vào

a. Tuyển sinh

Tùy điều kiện thực tế và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể sử dụng một hoặc phối hợp sử dụng các phƣơng thức tuyển sinh chƣơng trình chất lƣợng cao nhƣ sau:

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

+ Điểm trúng tuyển phải bằng hoặc cao hơn chƣơng trình đại trà cùng ngành đào tạo

+ Môn điều kiện là bài thi môn tiếng Anh phải đạt từ 6.0 trở lên (trừ trường hợp thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT)

+ Hạnh kiểm của lớp 12 từ Khá trở lên

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp

THPT với các điều kiện xét tuyển nhƣ sau:

+ Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 4.5 trở lên (hoặc tƣơng đƣơng) hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 02 (hai) bài/môn thi tốt nghiệp THPT (không bao gồm điểm ƣu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trƣờng (trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 12 điểm trở lên.

+ Hạnh kiểm của lớp 12 từ Khá trở lên;

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả học tập

THPT với các điều kiện xét tuyển nhƣ sau:

+ Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 4.5 trở lên (hoặc tƣơng đƣơng) hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên

+ Có điểm trung bình chung học tập lớp 12 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển của trƣờng (trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn và một môn khác

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 96 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)