Quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27 - 124)

độ đại học

Trong Kế hoạch hành động của ngành giáo dục năm 2017 [5], Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ: “Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học đổi mới mục tiêu, CTĐT, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy từ cung cấp kiến thức sang hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất, kỹ năng của ngƣời học; đổi mới cách tiếp cận xây dựng CTĐT đại học dựa trên kinh nghiệm của các CTĐT tiên tiến

(POHE, CDIO)”.

Chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội xác định sứ mệnh của trƣờng là mở ra cơ hội học tập cho mọi ngƣời với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định hƣớng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực của ngành nội vụ, nền công vụ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nƣớc và hội nhập quốc tế [11].

Chính vì xác định chiến lƣợc phát triển theo định hƣớng ứng dụng nên trong đề tài này chúng tôi trình bày quy trình phát triển CTĐTCLC trình độ đại học theo định hƣớng ứng dụng nghề nghiệp (POHE). Phát triển CTĐT CLC

trình độ đại học theo cách tiếp cận POHE gồm các bƣớc sau:

1.5.1. Khảo sát, phân tích nhu cầu của thị trường lao động

Việc khảo sát, phân tích nhu cầu của thị trƣờng lao động nhằm xác định các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp mà thị trƣờng lao động mong muốn ở sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng. Đồng thời cùng nắm bắt những thay đổi của thị trƣờng lao động đối với ngành nghề đào tạo, cập nhật xu thế phát triển ngành nghề trong tƣơng lai [1, tr. 85].

Đối tƣợng cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trƣờng lao động thƣờng là nhóm lãnh đạo/quản lí ở đơn vị sử dụng nhân lực, cựu sinh viên làm việc ở đơn vị sử dụng nhân lực thuộc lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Phƣơng pháp thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra xã hội học. Nội dung khảo sát, phỏng vấn tập trung vào các vị trí việc làm, các công việc chính của mỗi vị trí và các yêu cầu năng lực để thực hiện đƣợc các công việc đó.

1.5.2. Xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra

a. Xác định mục tiêu đào tạo

Đào tạo CLC trình độ đại học để sinh viêncó kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

b. Xây dựng hồ sơ nghề nghiệp

Hồ sơ nghề nghiệp bao gồm các thông tin cơ bản về các vị trí việc làm mà ngƣời học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp CTĐT, các công việc chính của mỗi vị trí việc làm mà sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận và mô tả khái quát về các năng lực (kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm) để có

thể hoàn thành các công việc đó. Nhƣ vậy, hồ sơ nghề nghiệp bao gồm sơ đồ phân tích nghề nghiệp và các phiếu phân tích công việc.

Sơ đồ phân tích nghề nghiệp bao gồm các thông tin về vị trí việc làm, các công việc chính của mỗi vị trí việc làm. (Phụ lục 2. Sơ đồ phân tích nghề nghiệp)

Thí dụ. Sơ đồ phân tích nghề nghiệp của chuyên ngành Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ NGHIỆP

1. Tên ngành/chuyên ngành: Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch 2. Các vị trí việc làm phổ biến và các công việc chính của mỗi vị trí việc làm

Vị trí việc

làm Công việc chính

A. Hƣớng

dẫn du lịch A1. Chuẩn bị trƣớc chuyến đi và tổ chức đón khách, sắp xếp nơi lƣu trú, ăn uống cho khách du lịch

A2. Thuyết

minh trên tuyến hoặc tại điểm

cho khách du lịch A3. Tổ chức tham quan cho khách du lịch tại điểm du lịch A4. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch

A5. Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc phục vụ du khách

A6. Thanh toán các dịch vụ với các nhà cung cấp và báo cáo, quyết toán sau tour với công ty Lữ hành. A7. Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình tham quan du lịch B… … … … … … … … … …

Phiếu phân tích công việc bao gồm kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm để có thể hoàn thành các công việc trong sơ đồ phân tích nghề nghiệp. (Phụ lục 3. Mẫu phiếu phân tích công việc)

Thí dụ. Phiếu phân tích công việc Thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm cho khách du lịch thuộc vị trí Hƣớng dẫn du lịch của chuyên ngành Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Tên công việc: Thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm cho khách du lịch

1. Mô tả khái quát công việc

1.1. Thuộc vị trí việc làm Hƣớng dẫn du lịch

1.2. Bối cảnh thực hiện công việc: Khi đƣa đoàn khách đi tham quan 1.3. Các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện

- Thuyết minh cho khách du lịch

- Xử lý các tình huống khó và nguy cấp/ nguy hiểm liên quan đến đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch

2. Yêu cầu về kiến thức

2.1. Trình bày đƣợc kiến thức văn hóa, lịch sử và địa lý để xây dựng bài thuyết minh tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch

2.2. Giải thích đƣợc phƣơng pháp thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm

cho khách du lịch

3. Yêu cầu về kĩ năng

3.1. Xây dựng đƣợc bài thuyết minh tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch

3.2. Thuyết minh có ấn tƣợng và giúp khách du lịch hiểu sâu và thực hiện đƣợc về một loại hình du lịch chuyên biệt

3.3. Giới thiệu đƣợc một địa điểm tham quan hoặc tuyến điểm du lịch khác để gợi ý cho du khách và thực hiện vai trò quảng bá, marketing du lịch của hƣớng dẫn viên

3.4. Giám sát, quản lý và xử lý đƣợc các tình huống khó và nguy cấp/ nguy hiểm liên quan đến đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch

4. Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

4.1. Sáng tạo, linh hoạt trong thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm cho khách du lịch

4.2. Tuân thủ pháp luật, chủ động, linh hoạt xử lý đƣợc các tình huống khó và nguy cấp/ nguy hiểm liên quan đến đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch

Sau khi xây dựng đƣợc hồ sơ nghề nghiệp, tức là đã mô tả khái quát về các năng lực (kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm) để có thể hoàn thành các công việc trong mỗi vị trí việc làm, tổ soạn thảo CTĐT xác định các năng lực của từng vị trí việc làm. (Phụ lục 4. Năng lực của vị trí việc làm).

Hồ sơ năng lực bao gồm năng lực của tất cả các vị trí việc làm đã đƣợc xác định trong sơ đồ phân tích nghề nghiệp. Hồ sơ năng lực bao gồm các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp. Các năng lực chung bao gồm các năng lực cần thiết cho nhiều ngành nhƣ năng lực giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, ra quyết định; hiểu biết cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.…Các năng lực nghề nghiệp là các năng lực cần thiết để ngƣời học sau khi tốt nghiệp có thể hoàn thành các công việc trong mỗi vị trí việc làm (ở sơ đồ phân tích nghề nghiệp). Hồ sơ năng lực đƣợc coi là

tƣơng thích với hồ sơ nghề nghiệp khi các năng lực mà sinh viên tốt nghiệp có đƣợc giúp họ hoàn thành tốt các công việc trong hồ sơ nghề nghiệp.

Các năng lực trong hồ sơ năng lực đƣợc xác định theo các mức độ theo logic hình thành năng lực từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Ở mỗi mức năng lực, các tình huống nghề nghiệp đƣợc mô tả cụ thể cho mỗi năng lực. Thông thƣờng, trong CTĐT đại học theo định hƣớng ứng dụng nghề nghiệp, năng lực thƣờng đƣợc xác định khoảng từ 3 đến 4 mức. Các mức năng lực ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trƣờng công tác và một số năng lực chuyên môn trong hồ sơ năng lực của CTĐT CLC phải đƣợc xác định cao hơn so với năng lực của CTĐT đại trà.

Thí dụ: Xác định các mức năng lực Thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm cho khách du lịch thuộc vị trí việc làm Hƣớng dẫn du lịch của chuyên ngành Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội

NĂNG LỰC Mức năng lực

1 2 3

1.2. Thuyết minh trên tuyến hoặc tại điểm cho khách du lịch - Sử dụng các kiến thức văn hóa, lịch sử và địa lý để xây dựng bài thuyết minh tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch; - Xác định đƣợc phƣơng pháp thuyết minh phù hợp theo từng đối tƣợng tham quan; - Thuyết minh đƣợc cho đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch. - Sử dụng linh hoạt và có sáng tạo các kiến thức văn hóa, lịch sử và địa lý để xây dựng bài thuyết minh tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch; - Xác định phƣơng pháp thuyết minh hấp dẫn và linh hoạt nhất theo từng đối tƣợng tham quan và theo đối tƣợng khách du lịch. - Thuyết minh có ấn tƣợng và để lại tình cảm tốt đẹp cho đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch.

- Giới thiệu một địa điểm tham

quan hoặc tuyến điểm du lịch khác

- Sử dụng linh hoạt và có sáng tạo các kiến thức văn hóa, lịch sử và địa lý để xây dựng bài thuyết minh tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch;

- Xác định phƣơng pháp thuyết minh hấp dẫn và linh hoạt nhất theo hƣớng chuyên gia về đối tƣợng tham quan và theo đối tƣợng khách du lịch. - Thuyết minh có ấn tƣợng và giúp khách du lịch hiểu sâu và thực hiện đƣợc về một loại hình du lịch chuyên biệt.

- Giới thiệu một địa điểm tham quan hoặc tuyến điểm du lịch khác để gợi ý

để gợi ý cho du khách và thực hiện vai trò quảng bá, marketing du lịch của HDV. - Giám sát, quản lý và xử lý đƣợc các tình huống liên quan đến đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch. cho du khách và thực hiện vai trò quảng bá, marketing du lịch của HDV. - Giám sát, quản lý và xử lý đƣợc các tình huống khó và nguy cấp/ nguy hiểm liên quan đến đoàn khách tại điểm du lịch hoặc trên tuyến du lịch. - Có khả năng làm trƣởng nhóm điều hành các hoạt động hƣớng dẫn tham quan du lịch trong chuyến đi của đoàn khách trên tuyến và tại điểm du lịch. - Tƣ vấn cho công ty lữ hành các loại hình du lịch mới, các điểm du lịch mới cũng nhƣ nội dung và phƣơng pháp thuyết minh, tổ chức hƣớng dẫn đoàn khách tham quan tại điểm hoặc tuyến điểm du lịch đó.

d. Xây dựng chuẩn đầu ra

Đặc trƣng của CTĐT theo định hƣớng ứng dụng là đào tạo định hƣớng đầu ra theo nhu cầu của thị trƣờng lao động nên xây dựng CTĐT theo định hƣớng ứng dụng đồng nghĩa với việc chuyển đổi hồ sơ năng lực thành chuẩn đầu ra của CTĐT.

Cũng giống hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra cũng bao gồm hai nhóm năng lực: năng lực chung (kiến thức giáo dục đại cƣơng, kĩ năng mềm, năng lực tự chủ và trách nhiệm chung) và năng lực nghề nghiệp (kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành/chuyên ngành, kĩ năng nghề nghiệp, năng lực tự chủ và trách nhiệm riêng của từng ngành), thể hiện các năng lực mà sinh viên cần đạt đƣợc khi tốt nghiệp, bảo đảm cho việc hoàn thành các công việc trong mỗi vị trí việc làm mô tả trong hồ sơ nghề nghiệp nhƣng không gắn với các tình huống nghề

nghiệp. (Phụ lục 5. chuẩn đầu ra của CTĐT).

Khi xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT chất lƣợng cao, tổ soạn thảo CTĐT đối sánh với chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà, chuẩn đầu ra của CTĐT tƣơng ứng của nƣớc ngoài. Việc đối sánh với CTĐT đại trà để làm rõ mức độ nâng cao so với chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trƣờng công tác.

Việc đối sánh với CTĐT nƣớc ngoài tƣơng ứng để làm rõ sự tƣơng đồng và khác biệt giữa chuẩn đầu ra của CTĐT CLC so với chuẩn đầu ra của CTĐT nƣớc ngoài tƣơng ứng về kiến thức, kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm, năng lực tự chủ và trách nhiệm. (Phụ lục 6. Đối sánh chuẩn đầu ra của CTĐT)

1.5.3. Thiết kế khung chương trình đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

a. Xác định thời lƣợng và cấu trúc khung chƣơng trình

CTĐTCLC đƣợc đƣợc xây dựng và phát triển trên nền của CTĐT đại trà nên các khối kiến thức trong CTĐT CLC tƣơng tự với các khối kiến thức trong CTĐT đại trà. Trong Phụ lục II Thông tƣ 23/2014/TT-BGDĐT, CTĐT CLC

bao gồm 02 khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cƣơng, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, chuyên ngành). Ở từng cơ sở giáo dục đại học, có quy định riêng về tỷ lệ của mỗi khối kiến thức và kiến thức trong từng khối.

Tuy nhiên có sự khác biệt về khối lƣợng kiến thức và học phần so với CTĐT đại trà. Để đáp ứng chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà, thời lƣợng CTĐT CLC phải cao hơn thời lƣợng CTĐT đại trà. Thông tƣ

23/2014/TT-BGDĐT không quy định cụ thể về khối lƣợng kiến thức của CTĐT CLC. Trong thực tế các CTĐT CLC trình độ đại học ở Việt Nam có khối lƣợng kiến thức cao hơn khoảng 10% so với CTĐT đại trà tƣơng ứng.

b. Lựa chọn nội dung học tập, xác định các học phần trong CTĐT

- Lựa chọn nội dung học tập

Để lựa chọn nội dung học tập của một CTĐT, tổ soạn thảo CTĐT căn cứ vào hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra: Nhóm các năng lực có nội dung tƣơng đồng lại thành nội dung học tập chung cho các năng lực đó.

Cụ thể, thực hiện các bƣớc sau:

1. Lập danh sách các nội dung học tập theo từng năng lực trong Hồ sơ năng lực: Xác định các nội dung phải đảm bảo yêu cầu: Nội dung đó phản ánh các công việc sinh viên phải làm sau khi tốt nghiệp; phù hợp đối với sinh viên.

2. Phân bổ các nội dung học tập cho năm học, học kì: Việc phân bổ phải đảm bảo yêu cầu về tính logic của phát triển năng lực từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

- Xác định các học phần trong CTĐT

Nội dung các học phần đƣợc đề xuất trong CTĐT tƣơng ứng với nội dung học tập nhất định nhằm hình thành các năng lực cần thiết cho ngƣời học đã đƣợc xác định trong hồ sơ năng lực. Một học phần có thể góp phần hình thành nhiều năng lực cho ngƣời học và ngƣợc lại nhiều học phần mới góp phần hình thành một năng lực nhất định. Các học phần hình thành một năng lực nhất định đáp ứng các mức năng lực khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu cao hơn về năng lực của ngƣời học sau khi tốt nghiệp so với CTĐT đại trà, bên cạnh các học phần giống với CTĐT đại trà, trong CTĐT CLC, tổ soạn thảo thiết kế những học phần mới không có trong CTĐT đại trà; một số học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và ngành có cùng tên, cùng số tín chỉ nhƣng nâng cao về chuẩn đầu ra học phần so với chuẩn đầu ra học phần trong CTĐT đại trà; xác định, lựa chọn một số học phần thuộc kiến

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)