Xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 93)

đại học

3.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

Chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội xác định sứ mệnh của trƣờng là mở ra cơ hội học tập cho mọi ngƣời với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định hƣớng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực của ngành nội vụ, nền công vụ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nƣớc và hội nhập quốc tế [11]. Chính vì xác định chiến lƣợc phát triển theo định hƣớng ứng dụng nên việc xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội theo định hƣớng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) với các nội dung: xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, xây dựng hồ sơ năng lực, xác định các yêu cầu năng lực tối thiểu đối với ngƣời học tốt nghiệp CTĐT (chuẩn đầu ra).

Chuẩn đầu ra của CTĐT CLC phải cao hơn của CTĐTđại trà tƣơng ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trƣờng công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tƣơng đƣơng).

Chuẩn đầu ra của CTĐT CLC bao gồm các nội dung: Vị trí việc làm của ngƣời học sau khi tốt nghiệp; khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trƣờng; yêu cầu về năng lực đối với ngƣời học sau khi tốt nghiệp: (1) Kiến thức

(kiến thức giáo dục đại cƣơng, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành/chuyên ngành), kĩ năng (kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng mềm), năng lực tự chủ và trách nhiệm.

3.2.2. Khối lượng, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo chất lượng

cao trình độ đại học

a. Khối lƣợng và cấu trúc chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học

CTĐT CLC đƣợc xây dựng và phát triển trên nền của CTĐT đại trà hiện hành của Trƣờng. CTĐT đại trà hiện hành của Trƣờng có thời lƣợng 127 tín chỉ và chia thành 02 khối kiến thức: Khối kiến thức đại cƣơng (32 tín chỉ); Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (95 tín chỉ) gồm: Kiến thức cơ sở ngành (kiến thức theo khối ngành, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức theo nhóm ngành), kiến thức ngành, kiến thức thực tập và khóa luận/đồ án tốt nghiệp hoặc học phần thay thế khóa luận/đồ án tốt nghiệp.

Từ việc tham khảo kinh nghiệm của các trƣờng đại học ở Việt Nam, khối lƣợng kiến thức của CTĐT CLC nhiều hơn từ 3% đến 15% so với CTĐT đại trà nên chúng tôi đề xuất CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội có thời lƣợng 145 tín chỉ (tăng 18 tín chỉ so với CTĐT đại trà, tƣơng đƣơng 11,4%).

Cụ thể, CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội gồm các khối kiến thức sau (Phụ lục 1. Khung CTĐT CLC trình độ đại học):

(1) Khối kiến thức đại cƣơng (37 tín chỉ, chiếm 25,5% khối lƣợng kiến thức của chƣơng trình) đƣợc tổ chức giảng dạy thống nhất cho tất cả các CTĐT CLC

(2) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm:

(2.1) Kiến thức cơ sở ngành (45 tín chỉ, chiếm 31% khối lƣợng kiến thức của chƣơng trình) bao gồm: Kiến thức theo khối ngành; kiến thức theo lĩnh vực; kiến thức theo nhóm ngành.

(2.2) Kiến thức ngành, chuyên ngành (50 tín chỉ, chiếm 34,48% khối lƣợng kiến thức của chƣơng trình) đƣợc tổ chức giảng dạy cho một ngành học

(2.3) Kiến thức thực tập và khóa luận/đồ án tốt nghiệp có khối lƣợng 13

tín chỉ (chiếm 8,96% khối lƣợng kiến thức của chƣơng trình), gồm thực tập tốt nghiệp (5 tín chỉ) và khóa luận/đồ án tốt nghiệp(8 tín chỉ).

b. Các học phần trong chƣơng trình đào tạo chất lƣợng caotrình độ đại học

Để ngƣời học đạt đƣợc chuẩn đầu ra cao hơn so với CTĐT đại trà, khi

xây dựng khung CTĐT CLC, tổ soạn thảo cần:

(1) Bổ sung các học phần mới có tổng thời lƣợng 15 tín chỉ so với chƣơng trình đại trà. Cụ thể, bổ sung học phần thuộc khối kiến thức giáo dục

đại cƣơng thuộc kiến thức ngoại ngữ và một số học phần thuộc kiến thức ngành, chuyên ngành.

Để có thể học tập đƣợc 20% khối lƣợng kiến thức cơ sở ngành và ngành, chuyên ngành bằng Tiếng Anh hoặc tiếng của CTĐT nƣớc ngoài tham khảo; đạt đƣợc năng lực ngoại ngữ bậc 4 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tƣơng đƣơng trở lên, ngoài việc chú trọng năng lực tiếng Anh từ khâu tuyển sinh(tuyển sinh thí sinh có trình độ ngoại ngữ từ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tƣơng đƣơng), trong

CTĐT CLC vẫn phải tăng cƣờng thêm nền tảng ngoại ngữ cơ bản cho ngƣời học so với CTĐT đại trà. Chính vì vậy, việc tăng khối lƣợng kiến thức ngoại ngữ cho sinh viên trong CTĐT CLC là cần thiết. Trong CTĐT đại trà hiện hành của Trƣờng, đã có 10 tín chỉ ngoại ngữ, có thể bổ sung thêm 5 tín chỉ ngoại ngữ cơ bản.

Năng lực chuyên môn của ngƣời học tốt nghiệp CTĐT CLC cao hơn so với CTĐT đại trà nên cần thiết tăng khối lƣợng kiến thức ngành, chuyên ngành trong CTĐT CLC. Kiến thức ngành, chuyên ngành CTĐT đại trà (không tính thực tập và khóa luận tốt nghiệp) hiện tại của Trƣờng có khối lƣợng 40 tín chỉ,

có thể tăng thêm 10 tín chỉ.

(2) Xác định một số học phần (tổng thời lƣợng tối thiểu 20 tín chỉ) thuộc kiến thức cơ sở ngành và ngành có cùng tên, cùng số tín chỉ nhƣng nâng cao về chuẩn đầu ra học phần so với chuẩn đầu ra học phần trong CTĐT đại trà.

Chuẩn đầu ra học phần của Trƣờng đƣợc xây dựng nhằm hình thành năng lực trong hồ sơ năng lực của một ngành đào tạo nhất định và có các mức khác nhau theo cách phân loại Bloom’s Taxonomy. Để xây dựng chuẩn đầu ra

của một số học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, ngành có cùng tên, cùng số tín chỉ nhƣng nâng cao hơn so với chuẩn đầu ra học phần trong CTĐT đại trà, ngƣời biên soạn đề cƣơng học phần có thể thực hiện việc: (i) xác định thêm một số yêu cầu năng lực chuyên môn chƣa có trong chuẩn đầu ra học phần thuộc CTĐT đại trà; (ii) nâng thang bậc năng lực (mức năng lực) trong cách phân loại Bloom’s Taxonomy (ví dụ chuẩn đầu ra O1.1.1 của học phần A trong

CTĐT đại trà đangở mức 3 trong thang bậc năng lực thì năng lên mức 4 hoặc 5 trong CTĐT CLC). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Xác định một số học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và ngành đƣợc giảng dạy bằng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc bằng Tiếng Anh.

Theo quy định, phải giảng dạy bằng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh những học phần có tổng thời lƣợng tối thiểu 20% kiến thức cơ sở ngành và ngành. Trong cấu trúc, khối lƣợng kiến thức đề xuất ở 3.2.2. mục a, kiến thức cơ sở ngành và ngành có khối lƣợng 95 tín chỉ, nên trong CTĐT CLC nên xác định một số học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và ngành đƣợc giảng dạy bằng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh có tổng thời lƣợng tối thiểu 20 tín chỉ.

Nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của ngƣời học, tăng cƣờng tính quốc tế, tính hội nhập của chƣơng trình CLC, khi xây dựng CTĐT CLC, phải tiếp nhận/kế thừa một số học phần (thuộc khối kiến thức cơ sở ngành/ngành, chuyên ngành) từ chƣơng trình tƣơng ứng của nƣớc ngoài. Do vậy, những học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và ngành đƣợc giảng dạy bằng dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh chính là những học phần tham khảo từ CTĐT nƣớc ngoài.

(4) Bổ sung chuyên đề cập nhật trong kiến thức ngành, chuyên ngành Ngƣời học CTĐT CLC cần cập nhật những kiến thức, kĩ năng mới của ngành nghề liên quan đến ngành đào tạo CLC nên việc giới thiệu những thành tựu khoa học mới của ngành, những quy chuẩn kĩ thuật mới…là cần thiết. Với những CTĐT đại trà hiện tại của Trƣờng chƣa có chuyên đề cập nhật (hiện tại 11 CTĐT đại trà của Trƣờng có 2 CTĐT có chuyên đề cập nhật là CTĐT

ngành Luật và ngành Hệ thống thông tin), nên khi xây dựng CTĐT CLC, cần bổ sung chuyên đề cập nhật.

(5) Đƣa học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học hoặc Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành vào kiến thức cơ sở ngành hoặc ngành

Trong CTĐT đại trà hiện hành của Trƣờng có học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học (học phần bắt buộc hoặc tự chọn tùy từng ngành đào tạo). Tuy nhiên trong đào tạo CTĐT CLC, sinh viên trong quá trình học phải tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hƣớng dẫn hoặc tham gia đề tài NCKH với giảng viên; hàng năm, phải có ít nhất 01 đề tài phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CLC nên việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghiên cứu khoa học cho ngƣời học có tính cấp thiết. Vì vậy, trong CTĐT CLC, học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học hoặc học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành (2 tín chỉ) phải trở thành học phần bắt buộc.

(6) Tăng khối lƣợng đồ án/khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên CTĐT CLC bắt buộc phải thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp. Đồ án/khóa luận tốt nghiệp là hình thức đánh giá đặc biệt yêu cầu ngƣời học phải thể hiện đƣợc các kiến thức, kỹ năng, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đó trong một tình huống mới – thể hiện thang bậc năng lực cao. Vì vậy, cần thiết tăng trọng số của học phần đặc biệt này trong CTĐT CLC. Trong CTĐT đại trà hiện hành của Trƣờng, khối lƣợng của đồ án/khóa luận tốt nghiệp là 5 tín chỉ, nhằm tăng trọng số của học phần đặc biệtnày trong CTĐT CLC, có thể tăng lên 8 tín chỉ.

3.2.3. Phương pháp dạy học

Tổ soạn thảo khi thiết kế đề cƣơng học phần chi tiết, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng chƣơng mục của học phần, phong thái học tập của sinh viên, môi trƣờng học tập, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trƣờng, thang bậc năng lực trong chuẩn đầu ra. Với phƣơng pháp dạy học các học phần trong CTĐT CLC, sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy mới theo hƣớng phát huy năng lực cá nhân của sinh viên, tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để giải quyết các nội dung chuyên môn.

Các phƣơng pháp giảng dạy phát huy năng lực cá nhân của sinh viên nên đƣợc sử dụng trong CTĐT CLC nhƣ làm việc nhóm nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống…

Phƣơng pháp làm việc nhóm có thể áp dụng trong suốt quá trình học tập hoặc cũng có thể áp dụng một phần trong quá trình học tập theo từng nội dung học tập. Việc ứng dụng phƣơng pháp này sẽ tích cực hóa ngƣời học, khuyến khích sinh viên chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo đƣợc sự thích thú, khơi dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức; giúp sinh viên rèn luyện tính tự chủ trong công việc sau này; đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và kĩ năng thuyết trình. Quy trình tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm nhƣ sau: (1) Tổ chức nhóm: Mỗinhóm khoảng từ 4-6 sinh viên, trong đó có 1 nhóm trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc giảng viên về hoạt động của nhóm, điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm hoạt động hiệu quả. Giảng viên phân nhóm hoặc tự sinh viên tạo nhóm. Các thành viên trong nhóm phân công trách nhiệm rõ ràng; (2) Giao việc cho nhóm các nội

dung thảo luậnthuộc nội dung học phần,có thểcùng chủđề hoặctƣơng đƣơng

nhau. Việc giao cho nhóm có thể cho các nhóm chuẩn bị ở nhà, hoặc cũng có thể thảo luận ngay tại lớp; (3) Nhómthảo luận vàthuyết trình: Giảng viên công bố cách thức thuyết trình, thành viên nhóm tham gia thuyết trình; chỉ định nhóm hoặc cá nhân trong nhóm khác nhận xét; (4) Đánh giá hoạt động của nhóm: Giảng viên nhận xét, phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, sinh

viên tự đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm, các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhóm khác, giảng viên chấm điểm. Phần chấm

điểm của giảng viên bao gồm: phần nội dung thuyết trình của nhóm, phần phản biện, kỹ năng thuyết trình.

Phƣơng pháp đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho sinh viên thực hành một số cách ứng xử trong tình huống giả định. Phƣơng pháp này giúp cho sinh

viên đƣợc rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử trƣớc khi thực hành trong thực tiễn; phát huy tính chủ động sáng tạo của sinh viên; sinh viên biết cách xử lý tình huống thực tiễn. Phƣơng pháp này đƣợc tổ chức thực hiện nhƣ sau: (1)

Phổ biến tình huống và chia nhóm thực hiện; (2) các nhóm thảo luận và phân công vai diễn; (3) các nhóm thực hiện đóng vai; thảo luận, nhận xét về nội dung và những vấn đề thể hiện trong cảnh diễn; (4) Giảng viên tổng kết.

Phƣơng pháp giảng dạy nghiên cứu tình huống: là phƣơng pháp sử dụng tình huống (thông tin, dữ kiện) để hƣớng dẫn sinh viên cách giải quyết vấn đề. Phƣơng pháp này có ba yếu tố chính: tình huống, phân tích tình huống (nhận dạng những sự kiện, sự thật và những giả định, tìm ra giải pháp để đƣa ra quyết định, hoặc kiến nghị hành động) và thảo luận tình huống (trình bày và bảo vệ quan điểm của cá nhân). Phƣơng pháp này có ƣu điểm là rèn luyện khả năng tự lĩnh hội, tự đào tạo chính mình. Cũng giống nhƣ hoạt động nghiên cứu khoa học thực thụ, phƣơng pháp này sẽ đạt hiệu quả hơn nếu sinh viên tự học, tự mày mò, tìm hiểu những khái niệm, tri thức, cơ sở lý thuyết... Những kinh nghiệm thực tế bổ ích này là những thách thức, nhƣng cũng là động lực giúp sinh viên dễ dàng tìm ra giải pháp để ra quyết định, giải quyết vấn đề trong thực tiễn công việc. Phƣơng pháp này giúp sinh viên nâng cao tính tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập và làm việc nhóm. Quy trình tổ chức giảng dạy thông qua nghiên cứu tình huống: (1) Giảng viên đƣa ra tình huống mà bộ môn/khoa đã biên soạn tình huống hoặc Trƣờng đã mua; hƣớng dẫn sinh viên thảo luận; (2) sinh viên chuẩn bị cá nhân, thảo luận nhóm về tình huống; (3) trình bày cách giải quyết vấn đề đối với tình huống; (4) giảng viên nhận xét, đánh giá. Theo tác giả Gomez-Ibanez [4], có hai cách để quyết định sử dụng tình huống. Thứ nhất, sử dụng tình huống nhƣ một ví dụ minh hoạ cho bài giảng của giảng viên. Trong bài giảng này, giảng viên sẽ giải thích cách thức tình huống ấy minh hoạ cho một vấn đề khó khăn nào đó mà ngƣời làm thƣ viện, nhà quản lý hoặc ngƣời dùng tin đang đối mặt và các nguyên tắc có thể đƣợc sử dụng để giúp họ tìm thấy câu trả lời hay đƣa ra một quyết định hợp lý. Thứ hai, giảng viên đặt sinh viên vào bối cảnh khó khăn của tình huống, bắt buộc họ phải đóng vai ngƣời ra quyết định để đƣa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoặc xây dựng một chiến lƣợc, một kiến nghị, sẵn sàng giải thích và bảo vệ quan điểm của mình đến cùng trong buổi thảo luận tại lớp học. Trong cách này, giảng viên

không phải giảng bài, thay vào đó đóng vai ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn buổi thảo luận theo kịch bản của mình, tiếp nhận các ý kiến, quan điểm khác nhau của sinh viên. Qua đó, các bên tham gia sẽ so sánh với các phƣơng pháp khác và học hỏi lẫn nhau, cùng đạt đƣợc sự am hiểu tƣờng tận hơn về những vấn đề khó khăn, cũng nhƣ các nguyên tắc liên quan đến việc ra quyết định.

Các học phần chuyên ngành trong CTĐT CLC ngành Quản lí nhà nƣớc có thể áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học một số học phần nhƣ: Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lí, Kĩ thuật điều hành công sở, Thủ tục hành chính, Dƣ luận xã hội, Quản lí nhân sự hành chính nhà nƣớc, Pháp luật về phòng chống tham nhũng, Văn hóa và đạo đức quản lí…; áp dụng phƣơng pháp đóng vai trong dạy học một số học phần nhƣ: Thủ tục hành chính,

Một phần của tài liệu Đề tài cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 93)