CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình tạo sinh khối chủng bacillus subtilis (Trang 44 - 45)

4.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

1. Môi trường tăng sinh để chủng Bacillus subtilis sinh trưởng và phát triển tốt là môi trường TCS với nồng độ tế bào là 5,5.1010 (CFU/ml).

2. Xác định được nhiệt độ thích hợp là t = 300C có nồng độ tế bào 1,0.1010 (CFU/ml) và pH là pH 6 với nồng độ tế bào đạt 2,0.1010 (CFU/ml)

3. Xác định được các nguồn cacbon, nitơ và nguồn muối khoáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi sinh này bao gồm:

- KNO3 (0,5%) có nồng độ tế bào là 1,1.10 (CFU/ml). - NaCl (3%) có nồng độ tế bào là 0,5.1010 (CFU/ml).

4. Kết quả tạo bào tử của chủng đạt nồng độ tế bào là 0,5.1010 (CFU/ml) sau thời gian 72h, pH = 6,0, t = 300C.

5. Xác định được thời gian ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Bacillus subtilis là 48h với nồng độ tế bào là 5,0.1010 (CFU/ml).

6. Xây dựng được quy trình tạo sinh khối gồm 2 giai đoạn: nuôi cấy cấp 1 và nuôi cấy qui mô lớn

- Nuôi cấy cấp 1: Trên môi trường TCS, 300C, tốc độ lắc 120v/ph trong 24 giờ. - Nuôi qui mô lớn:

+ Môi trường thay thế

+ Điều kiện nuôi cấy: T0C = 30; tốc độ khuấy 150v/ph (phụ thuộc vào oxy hòa tan);dO2 = 50%; pH 6.0; Sục khí 1atm; Thời gian 48 h; Tỉ lệ câp giống 10%.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian có hạn, một số nghiên cứu của đề tài chưa hoàn thiện nên chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Tiến hành nghiên cứu tiếp tục một số ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật ở thiết bị lên men như tốc độ khuấy, nồng độ oxy.

2. Khảo sát một số nguồn cacbon, nitơ mở rộng để chọn nguyên liệu thay thế cho nuôi cấy công nghiệp.

3. Nghiên cứu một số phương pháp tạo bào tử để nâng cao hiệu suất trong quá trình tạo chế phẩm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình tạo sinh khối chủng bacillus subtilis (Trang 44 - 45)