Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán việt nam thực hiện (Trang 26 - 29)

toán.

Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sau khi đã có được những hiểu biết về HTKSNB của đơn vị khách hàng, đã xác định được mức trọng yếu và rủi ro…KTV sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị, phân tích, triển khai kế hoạch và soan thảo chương trình kiểm toán cho chu trình. Trong thực tiễn kiểm toán, KTV thường căn cứ vào các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để thiết kế chương trình kiểm toán cho chu trình.

Thực chất của việc soạn thảo chương trình kiểm toán chính là việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản với bốn nội dung chính: xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.

a. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát trong chu trình mua hàng – thanh toán.

Thử nghiệm kiểm soát ( hay còn gọi là thử nghiệm tuân thủ ) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh rằng HTKSNB hoạt động hữu hiệu. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Do đó trong quá trình xây dựng chương trình kiểm toán, KTV cần xem xét việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng và khả năng ngăn chặn các sai phạm của KSNB trong quá trình mua hàng – thanh toán. Công việc này được thực hiện thông qua các trắc nghiệm đạt yêu cầu, cụ thể là :

Trắc nghiệm không có dấu vết

Trong trường hợp này KTV cần quan sát, phỏng vấn những người có trách nhiệm trong đơn vị về các biện pháp kiểm soát được áp dụng cho nghiệp vụ mua hàng – thanh toán. Chẳng hạn KTV xem xét việc phân cách trách nhiệm giữa bộ phận lập đơn đặt hàng với người ký duyệt nó, hay việc phân cách trách nhiệm

giữa kế toán thanh toán vơi thủ quỹ hoặc người ký duyệt lệnh chi tiền trả nhà cung cấp…

Trắc nghiệm có dấu vết

Đây là các trắc nghiệm được tiến hành để kiểm tra chi tiết hệ thống chứng từ, kiểm tra các chữ ký tắt trên các hoá đơn mua hàng, các phiếu chi…nhằm thu thập những bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của HTKSNB đối với chu trình mua hàng – thanh toán. Chẳng hạn, để kiểm tra các phiếu chi có hợp lệ không thì KTV có thể đối chiếu chữ ký trên phiếu chi đó với nhau xem chúng có được cùng một người phê duyệt không.

Phạm vi các thử nghiệm tuân thủ phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu. Khi rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì các thử nghiệm tuân thủ được thực hiện càng nhiều, và khi đó các thử nghiệm cơ bản có thể thu hẹp. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát đuợc đánh giá là cao thì các thử nghiệm tuân thủ là không cần thiết và khi đó KTV tập trung vào các thử nghiệm cơ bản.

b. Thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong chu trình mua hàng – thanh toán.

Việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản là nội dung chínhtrong chu trình kiểm toán của giai đoạn lập kế hoạch chu trình mua hàng – thanh toán. Các thử nghiệm cơ bản này được thiết kế để thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý. Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được qua các thử nghiệm tuân thủ ở trên, KTV đnáh giá lại rủi ro kiểm soát và sau đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản cho chu trình mua hàng – thanh toán thông qua các loại trắc nghiệm chính: trắc nghiệm độ vững chãi, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư.

Trắc nghiệm độ vững chãi

KTV xem xét các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, hoá đơn của nhà cung cấp, phiếu nhập kho, phiếu chi…để kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của chúng như

có sự phê duyệt không, giá trị số lượng hàng mua vào với số tiền cần thanh toán có khớp nhau không. Bên cạnh đó KTV cũng phải tiến hành đối chiếu sổ chi tiết các khoản phải trả, sổ nhật ký mua hàng với các chứng từ có liên quan ở trên để kiểm tra tính đúng đắn của các con số ghi sổ. Từ đó đưa ra kết luận về độ tin cậy của các số liệu kế toán trong chu trình mua hàng – thanh toán.

Trắc nghiệm phân tích

Trắc nghiệm phân tích hay quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. Trong thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán, KTV thường sử dụng các trắc nghiệm phân tích là :

- So sánh số hàng hoá hoặc dịch vụ mua vào năm nay với năm trước hoặc với kế hoạch cung ứng.

- So sánh các khoản nợ phải trả nhà cung cấp năm nay với năm trước.

- So sánh các tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện hành năm nay với năm trước, với chỉ tiêu bình quân ngành để phát hiện những biến động bất thường.

Trắc nghiệm trực tiếp số dư

Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ ở sổ cái để ghi vào bảng cân đối tài khoản. Đây là cách thức chủ đạo trong kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán. Chẳng hạn, KTV tiến hành kiểm kê vật chất hàng tồn kho, đối chiếu các khoản phải trả với nhà cung cấp…Tuy nhiên, trắc nghiệm này có chi phí kiểm toán lớn nên số luợng trắc nghiệm trực tiếp số dư cần thực hiệntuỳ thuộc vào kết quả trắc nghiệm độ vững chãi và trắc nghiệm phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán việt nam thực hiện (Trang 26 - 29)