Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán việt nam thực hiện (Trang 43 - 52)

- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ khinh doanh với khách hàng.

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA)

2.1.3. Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty.

2.1.3.1.Các dịch vụ cung cấp.

Công ty cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và đều có kết quả cao. Nhưng dịch vụ kiểm toán là một trong những dịch vụ mang lại hiệu quả lớn nhất cho công ty.Bao gồm các dịch vụ kiểm toán có giá trị cao như sau :

o Kiểm toán các Báo cáo tài chính o Kiểm toán hoạt động các dự án

o Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng o Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh

o Kiểm toán tuân thủ o Kiểm toán hoạt động

o Kiểm toán theo thủ tục như cam kết

2.1.3.2.Khách hàng của công ty.

Hiện nay công ty đang thực hiện cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành, thẩm định giá trị tài sản, bất động sản cho các đơn vị. Chính vì vậy mà thị trường khách hàng của công ty cũng rất đa dạng cho từng lĩnh vực cụ thể trên như sau:

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

- Văn phòng Tổng Công ty xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng - Văn phòng Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam

- Công ty Cổ phần Xà Phòng Hà Nội

- Công ty hoá chất Đức Giang – TCT Hoá chất Việt Nam - Công ty phân lân Ninh Bình – TCT Hoá chất Việt Nam - Công ty phân bón Miền Nam – TCT Hoá chất Việt Nam

- Công ty hoá chất cơ bản Miền Nam – TCT Hoá chất Việt Nam - Công ty Vinaconex 11

- Công ty Đầu tư thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền PLAZA) - Công ty Cổ phần Vinacontrol

- Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại (Vinaxad)

Kiểm toán và tư vấn lập báo cáo Quyết toán vốn đầu tư

- Dự án Dây chuyền mới Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn: Tổng mức đầu tư 4.085 tỷ

- Dự án Dây chuyền nghiền Xi măng Quảng Trị - Công ty Cổ phần thạch cao xi măng

- Dự án Nhà máy tuyển quặng APATIT – Công ty APATIT Việt Nam - Dự án Nhà máy xi măng Tam Điệp

- Dự án Nhà máy gỗ Hưng Yên – Constrexim Holdíng

- Công trình xây dựng Trụ sở làm việc Công ty Xuất nhập khẩu Viglacera

Kiểm toán xác định giá trị tài sản

- Định giá Công ty TNHH Quốc tế Việt Séc để góp vốn cổ phần với Constrexim Holdings

- Xác định giá trị sử dụng 3150m2 đất tại 203 Minh Khai của TCT Thực phẩm Miền Bắc

- Xác định giá trị doanh nghiệp để góp vốn cổ phần Công ty Cổ phần Đức Hoàng

- Xác định giá trj quyền sử dụng đất 8130m2 tại phố Mạc Thị Bưởi của Công ty Thực phẩm Hà Nội

- Thẩm định Giá trị dự án đầu tư của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội.

2.1.3.3.Quy trình kiểm toán tại công ty.

Kiểm toán là một hoạt động có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối, đối chiếu lôgic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực hiện và điều tra…Các yếu tố

này cần được kết hợp với nhau theo một trình tự kho phù hợp với đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định.

Do trình tự của bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chung với ba bước cơ bản:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

Bước 2: Thực hành kiểm toán

Bước 3: Kết thúc kiểm toán

Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước nêu trên, khái niệm “Cuộc kiểm toán” phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau:

a.Đối tượng kiểm toán

b.Mục tiêu và phạm vi kiểm toán c.Chủ thể kiểm toán

d.Khách thể kiểm toán

e.Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán f.Thời hạn kiểm toán

* Chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam, công tác kiểm toán còn mới mẻ có khi vừa học vừa làm, vừa tạo nếp nghĩ và thói quen trong kiểm toán. Trong khi đó các văn bản pháp lý chưa đầy đủ và phân tán, nguồn tài liệu thiếu về số lượng, về tính đồng bộ và cả chất lượng… Do vậy, chuẩn bị kiểm toán càng cần coi trọng đặc biệt. Các tiền đề và điều kiện cụ thể cần tạo ra trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có rất nhiều đặc biệt trong

những loại hình kiểm toán cụ thể như kiểm toán tài chính song có thể quy về một số công việc chủ yếu sau:

*Xác định mục tiêu - phạm vi kiểm toán

Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu quản lý. Vì vậy, trước hết mục tiêu kiểm toán phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, tuỳ thuộc vào loại hình kiểm toán. Phạm vi kiểm toán là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một định hướng cụ thể hoá mục tiêu này. Trong giai đoạn này công ty không ngừng tìm hiểu về khách hàng bao gồm hoạt động kinh doanh và các rủi ro trong kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức hoạt động, độ lớn của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, các yêu cầu của khách hàng về các loại hình dịch vụ, từ đó tiếp cận và xây dựng một bản hợp đồng với lịch trình, phạm vi, mức phí phù hợp. Mục tiêu của giai đoạn này là theo đuổi, chia sẻ tiếm tới ký kết hợp đồng để cùng phát triển.

*Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản

Tuỳ mục tiêu và phạm vi kiểm toán, cần chỉ định trước người chủ trì cuộc kiểm toán sẽ tiến hành lần này. Công việc này có thể làm đồng thời với việc xây dựng mục tiêu cụ thể song cần thực hiện trước khi thu thập thông tin, đặc biệt là việc làm quen với đối tượng, với khách thể mới của kiểm toán. Yêu cầu chung của việc chỉ định này là phải có người phụ trách có trình độ tương ứng với mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói chung. Đây là vấn đề hệ trọng, đặc biệt với kiểm toán tài chính nên đã được ghi trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến.

Cùng với việc chỉ định con người, cần chuẩn bị các thiết bị và điều kiện vật chất khác kèm theo: phương tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tư, đá quý…

*Thu thập thông tin

Trong thu thập thông tin công ty thường tận dụng tối đa nguồn tài liệu đã có song khi cần thiết vẫn phải có những biện pháp điều tra bổ sung.

Các nguồn tài liệu đã có thường bao gồm:

- Các nghị quyết có liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán. - Các văn bản có liên quan đến đối tượng và khách thể kiểm toán.

- Các kế hoạch, dự toán, dự báo có liên quan.

- Các báo cáo kiểm toán lần trước, các biên bản kiểm kê hoặc biên bản xử lý các vụ xảy ra trong kỳ kiểm toán.

- Các tài liệu có liên quan.

- Trong nhiều trường hợp, nguồn thông tin đã có chưa đủ cần tiến hành khảo sát, điều tra bổ sung, song cũng ở mức khái quát phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.

*Lập kế hoạch kiểm toán

Dựa trên bản hợp đồng đã được ký kết, phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận, tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, định hướng cho cuộc kiểm toán (có được từ các thông tin chung về công ty), lập kế hoạch kiểm toán chi tiết (có được từ thông tin của bản hợp đồng,chương trình kiểm toán chuẩn của công ty), bố trí hệ thống nhân sự các cấp phù hợp với hợp đồng đã ký kết với khách hàng (Ban giám đốc điều hành hợp đồng - Ban cố vấn thường trực - Công ty liên kết - (nếu cần thiết) - Cộng tác viên (nếu cần thiết) - Nhóm kiểm toán). Trong quá trính náy

công ty sẽ gửi tới đơn vị các văn bản đề nghị chuẩn bị số liệu, tài liệu, văn bản thông báo về kế hoạch lịch trình, nhân sự chính thức của cuọcc kiểm toán, các dự kiến về thời gian phát hành báo cáo, tổ chức cuộc họp…

*Xây dựng chương trình kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch tổng quát, cần xây dựng chương trình cụ thể cho từng phần hành kiểm toán (kế hoạch chi tiết). Do mỗi phần hành kiểm toán có vị trí, đặc điểm khác nhau nên phạm vi, loại hình kiểm toán cũng khác nhau dẫn đến số lượng và thứ tự và các bước kiểm toán khác nhau. Xây dựng chương trình kiểm toán chính là việc xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

Như vậy, quá trình kiểm toán cần được xây dựng trên những cơ sở cụ thể trước hết là mục tiêu, loại hình kiểm toán và đặc điểm cụ thể của đối tượng kiểm toán.

* Thực hành kiểm toán

Đây là quá trình quan trọng, quyết định đến phần lớn chất lượng của cuộc kiểm toán, đây là quá trình các kiểm toán viên tiến hành thu thập số liệu, thực hiện các thủ tục kiểm toán từ tổng hợp đến chi tiết số liệu liên quan đến báo cáo đựơc kiểm toán.Trong quá trình này ngoài các thủ tục kiểm toán thông thường, các kiểm toán viên cũng có thể dùng các thủ tục như Xác nhận, Phỏng vấn, Kiểm kê, Quan sát để củng cố các bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra các ý kiến vè báo cáo tài chính.

Trong quá trình, này sự xuất hiện của Ban giám đốc, các cố vấn kỹ thuật (nếu cần thiết) sẽ giúp cho các kiểm toán viên bổ sung và hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán.

Cuộc kiểm toán tại đơn vị sẽ được tập trung định hướng vào những khu vực then chốt thông qua việc phân tích rủi ro và sử dụng các kỹ thuật kiểm toán.

Quan tâm đến các vấn đề về tài chính, về thuế theo quy định từng thời kỳ từng niên độ kế toán và coi là trọng tâm trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính thường niên.Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) luôn quan tâm và xem xét tới vấn đề này như một khoản mục trọng tâm trong tất cả các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính với mục tiêu đưa ra các ý kiến đánh giá, tư vấn hữu hiệu nhất cho khách hàng về báo cáo tài chính hàng năm.

* Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán kiểm toán viên phải tiến hành hàng loạt công việc cụ thể bao gồm: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến; xem xét các sự kiến xảy ra sau ngày kết thúc niên độ; xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị; thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị; tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.

Nội dung và hình thức cụ thể của kết luận báo cáo kiểm toán rất đa dạng tuỳ theo mục tiêu, phạm vi, loại hình kiểm toán. Tuy nhiên, về mặt khoa học cũng cần khái quát các yêu cầu và nội dung cơ bản cảu kết luận và báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.

Kết luận kiểm toán là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Vì vậy, kết luận kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu cả về nội dung cũng như tính pháp lý.

Về nội dung, kết luận kiểm toán phải phù hợp, đầy đủ. Sự phù hợp của kết luận kiểm toán là sự nhất quán giữa kết luận nêu ra với mục tiêu kiểm toán (đã nêu trong kế hoạch hoặc hợp đồng hay lệnh kiểm toán). Sự đầy đủ của kết luận bao hàm toàn bộ yêu cầu, phạm vi kiểm toán đã xác định và được điều chỉnh (nếu có): mọi khía cạnh khác nhau về nội dung đã xác định trong yêu cầu và mọi bộ phận thuộc phạm vi kiểm toán đã nêu trong kế hoạch kiểm toán hoặc được điều chỉnh (nếu có) đều phải được bao hàm trong kết luận kiểm toán.

Tính pháp lý của kết luận kiểm toán trước hết đòi hỏi những bằng chứng tương xứng theo yêu cầu của các quy chế, chuẩn mực và luật pháp. Đồng thời, tính pháp lý này cũng đòi hỏi các kết luận phải chuẩn xác trong từ ngữ và văn phạm. Chẳng hạn, kết luận kiểm toán không được dùng các cụm từ “nói chung là…” “tương đối là…”.

Để bảo đảm các yêu cầu pháp lý, trong kiểm toán tài chính, kết luận kiểm toán được quy định thành chuẩn mực với 4 loại ý kiến:

1. Ý kiến chấp nhận toàn bộ 2. Ý kiến loại trừ

3. Ý kiến bác bỏ (Ý kiến trái ngược) 4. Ý kiến từ chối

Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán là hình thức biểu hiện các chức năng kiểm toán và thể hiện kết luận kiểm toán.

Biên bản kiểm toán thưòng được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần kiểm toán báo cáo tài chính (biên bản kiểm tra tài sản, biên bản xác minh tài liệu hay sự việc…).

Biên bản kiểm toán thường cần có những yếu tố cơ bản sau: 1. Khái quát lý do (mục tiêu) kiểm toán.

2. Nêu cụ thể cơ cấu, chức trách của những người tham gia.

3. Khái quát quá trình kiểm toán, đặc biệt những diễn biến không bình thường.

4. Tổng hợp kết quả kiểm toán.

5. Kết luận kiểm toán (kèm theo các bằng chứng kiểm toán). 6. Nêu kiến nghị.

7. Ghi rõ thời gian lập biên bản.

Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán phục vụ yêu cầu của những người quan tâm cụ thể. Nội dung cơ bản của một báo cáo cũng cần có những yếu tố cơ bản:

1. Nơi gửi.

2. Đối tượng kiểm toán. 3. Cơ sở thực hiện kiểm toán. 4. Kết luận kiểm toán.

5. Nơi lập và ngày báo cáo. 6. Chữ ký của kiểm toán viên.

Kèm theo báo cáo kiểm toán có thể có “Thư quản lý” gửi cho người quản lý để nêu lên những kiến nghị của kiểm toán viên trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán việt nam thực hiện (Trang 43 - 52)