- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ khinh doanh với khách hàng.
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA)
2.2. Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyTNHH tư vấn Kế toán và
kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyTNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
2.2.1.Giới thiệu về khách hàng.
Việc đầu tiên trong tất cả các cuộc kiểm toán là công ty phải tiếp cận với khách hàng.Để tiến hành kiểm toán Công ty AVA bắt đầu gửi thư chào hàng đến cả những khách hàng thường xuyên của công ty và một số khách hàng mới. Công ty sẽ giới thiệu đầy đủ các loại hình dịch vụ của mình với cam kết đảm bảo chất lượng tốt nhất qua thư chào hàng. Công ty sẽ nhận được các thư mời kiểm toán khi công ty khách hàng đã chấp nhận. Công việc kiểm toán sẽ được xem xét khả năng chấp nhận khi Công ty AVA đã có những hiểu biết sơ bộ về khách hàng.Khi đã quyết định sẽ kiểm toán cho khách hàng BGĐ hai bên sẽ gặp gỡ trực tiếp cùng thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng, đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng kiểm toán.
Trong quá trình thực tập tại Công ty AVA em đã được tham gia trực tiếp kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại hai công ty A và B.
*Công ty A :
+ Công ty A là khách hàng năm đầu tiên của AVA.Công ty A là công ty cổ phần được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Quyết định số 309/2003/QĐ-HĐQT ngày 29 tháng 11 năm 2002 của HĐQT Tổng công ty hoá chất Việt Nam về kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp năm 2003.Quyết định số 248/2003/QĐ-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng bộ công nghiệp về việc chuyển chính thức công ty A thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành Công ty cổ phần A. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006569 ngày 27 tháng 01 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
+ Trụ sở chính của công ty tại 233B - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
+ Ngành nghề kinh doanh của công ty : - Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hoá chất, vật tư và chất tẩy rửa tổng hợp - Sản xuất kinh doanh hoá mỹ phẩm, bao bì và in nhãn mác trên sản phẩm. - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, lương thực thực phẩm đã qua chế biến. - Cho thuê văn phòng và kho tàng.
*Công ty B
+ Công ty B là khách hàng thường xuyên của AVA, công ty được thành lập theo Giấy đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 27 tháng 04 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần hai ngày 14 tháng 05 năm 2007.
+ Trụ sở chính của công ty tại số 9 Đinh Lễ - Hoàn Kiếm – Hà Nội. + Hoạt động kinh doanh của công ty :
- Quảng cáo và hội trợ triển lãm thương mại. - Du lịch, lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.
- Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị máy văn phòng, hàng điện tử, nông sản thực phẩm, hàng dệt may, sản phẩm mỹ nghệ.
- Tư vấn và thiết kế thi công mỹ nghệ ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
- Dịch vụ in ấn.
- Dịch vụ tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo hợp tác đầu tư xúc tiến thương mại.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Kinh doanh, môi giới bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
- Xây dựng, cho thuê nhà ở, văn phòng, kho bãi, nhà xưởng.
2.2.2.Lập kế hoạch kiểm toán.
2.2.2.1.Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
* Công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Để công việc kiểm toán đạt hiệu quả cao thì giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cần đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán. Chính vì vậy trước khi tiến hành cuộc kiểm toán cụ thể công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…của năm tài chính cần kiểm toán. Từ đó giúp cho KTV có cái nhìn tổng quát về công ty khách hàng và có cơ sở đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát để xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể.
* Chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đã có những hiểu biết sơ bộ về công ty khách hàng công ty AVA sẽ chọn ra một nhóm kiểm toán bao gồm từ ba đến bốn người. Trong đó có trưởng nhóm kiểm toán là một KTV giám sát trực tiếp công việc và thực hiện một số phần hành kiểm toán cụ thể đồng thời là người quản lý và soát xét cuộc kiểm toán. Ngoài ra bao gồm một kiểm toán viên và từ một đến hai trợ lý kiểm toán.
2.2.2.2.Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trong giai đoạn này KTV tiến hành thu thập các thông tin về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuỳ theo từng khách hàng cụ thể mà KTV sẽ thu thập những lượng thông tin khác nhau. Cụ thể với những khách hàng thường xuyên như công ty B đã giới thiệu ở trên, các thông tin đã được lưu trong hồ sơ từ các cuộc kiểm toán năm trước, KTV chỉ cần bổ sung những thông tin mới phát sinh từ phía khách hàng. Còn đối với khách hàng kiểm toán lần đầu tiên như tại công ty A, KTV cần thu thập đầy đủ tất cả các thông tin từ phía khách hàng.
Cụ thể các thông tin cần thu thập bao gồm: Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của công ty, chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và một số đánh giá sơ bộ về HTKSNB của công ty khách hàng.
2.2.2.3.Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát.
Tìm hiểu hệ thống kế toán của công ty khách hàng là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm toán nói chung và trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nói riêng.Việc tìm hiểu hệ thống kế toán cho phép KTV xác định rủi ro tiềm tàng trong các chu trình khoản mục kế toán từ đó triển khai một kế hoạch kiểm toán tối ưu.
*Công ty A
- Chế độ kế toán áp dụng : công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
- Hình thức ghi sổ :Nhật ký chung trên máy - Niên độ kế toán : từ 01/01 đến hết 31/12
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : bình quân gia quyền - Đánh giá về môi trường kiểm soát : nhìn chung môi trường kiểm soát của công ty A là đáng tin cậy do là một công ty thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam nên được đánh giá cao về hệ thống kiểm soát.
*Công ty B
- Chế độ kế toán áp dụng : công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hình thức ghi sổ : áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính chứng từ ghi sổ.
- Niên độ kế toán : từ 01/01 đến hết 31/12
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho : phương pháp bình quân gia quyền - Những thay đổi về hệ thống kế toán so với các cuộc kiểm toán trước : không có gì thay đổi.Hệ thống kế toán vẫn giữ nguyên như các cuộc kiểm toán trước.
- Đánh giá về môi trường kiểm soát : nhìn chung môi trường kiểm soát của công ty B tương đối mạnh và hệ thống KSNB là đáng tin cậy.
2.2.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích tổng quát.
Đây là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng được KTV sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của cuộc kiểm toán để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty khách hàng. Các thủ tục phân tích mà công ty AVA thường áp dụng là : tính số biến động của năm nay so với năm trước về số dư các tài khoản trên BCĐKT (phân tích ngang) hay tính toán các tỷ suất về thanh toán (phân tích dọc).
Thủ tục phân tích được áp dụng đối với số dư tài khoản phải trả người bán tại hai công ty A và B lần lượt như sau :
Bảng 2.7 :BIỂN ĐỘNG SỐ DƯ TK 331 CỦA CÔNG TY A
Dựa vào số liệu trên bảng đã thu thập được ta thấy: số dư cuối năm 2007 về cả khoản trả trước cho người bán và phải trả người bán đều có xu hướng giảm so với năm 2006. Cụ thể khoản trả trước cho người bán giảm 357.234.498đ và khoản phải trả người bán giảm 499.986.580đ. Điều này cho thấy công nợ của công ty A đã giảm, tình hình tài chính của công ty khả quan hơn.
Bảng 2.8 : BIẾN ĐỘNG SỐ DƯ TK 331 CỦA CÔNG TY B
Theo số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy: số dư cuối năm 2007 tài khoản trả trước cho người bán tăng so với năm 2006 khá nhiều. Nhưng số dư phải trả người bán lại có xu hướng giảm đi. Vậy khoản công nợ của công ty B cũng giảm. Cụ thể khoản trả trước cho người bán tăng 2.725.359.735đ so với năm trước. Khoản phải trả người bán giảm 1.774.453.764đ.
Ngoài việc so sánh số dư các tài khoản của năm nay so với năm trước (phân tích ngang) KTV còn thực hiện các thủ tục phân tích dọc bằng các nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán của hai công ty A và B cụ thể như sau :
Qua số liệu như đã phân tích ở bảng trên ta nhận thấy nhóm tỷ suất khả năng thanh toán của hai công ty là khác nhau. Cụ thể ở công A giảm còn công ty B tăng nhung nói chung tỷ suất thanh toán hiện hành ở cả hai công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính của hai công ty khá tốt, công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng KTV cũng không đi sâu vào phân tích các tỷ suất do không có số liệu thống kê của cả ngành ở cả hai công ty. Chính vì vậy không giải thích được sự biến động của các khoản nợ ngắn hạn ở các năm.
2.2.2.5.Xác định mức độ trọng yếu.
Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng cũng như tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV phân tích và đánh giá mức độ trọng yếu cho các khoản mục phải trả người bán ở cả hai công ty. Việc xác định mức độ trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Cụ thể với khách hàng A mức độ trọng yếu được phân bổ như ở bảng sau:
Bảng 2.10 :CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐỂ ƯỚC LƯỢNG MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU CỦA CÔNG TY A
Sau đó KTV tiến hành phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục theo bảng sau :
Bảng 2.11:PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CHO CÁC KHOẢN MỤC Ở CÔNG TY A
Dựa vào mức trọng yếu đã xác định được của khoản mục nợ ngắn hạn và hệ số phân bổ, KTV đã xác định mức trọng yếu đối với khoản phải trả người bán là :9.716.660đ. Dựa vào số liệu đó KTV thấy khoản phải trả người bán sau khi đã kiểm toán mà có sai sót lớn hơn hoặc nhỏ hơn 9,176.660đ thì được coi là trọng yếu và yêu cầu công ty khách hàng phải đưa ra điều chỉnh hợp lý.
Xác định tương tự như ở công ty A, kết quả ước lượng mức trọng yếu ban đầu tại công ty B là 1.826.451đ. Như vậy tại công ty B nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.826.451đ cũng bị coi là trọng yếu và cần điều chỉnh kịp thời.