7. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh
Cơm Tấm
Cơm Tấm là một trong những món ngon, là một phần không thể tách rời của Sài Gòn. Bởi vì những người sinh sống nơi đây có thể ăn món này cả ngày từ bữa sáng đến bữa tối không thấy chán. Thậm chí cơm tấm còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn khuya, nhất là những người phải đi làm đêm.
Với cơm Tấm, mọi sự sáng tạo nằm gọn trong chén nước mắm dùng kèm. Nước mắm ngọt thấm vào từng hạt cơm hòa quyện với sự béo ngậy của mỡ hành mang tới một hương vị mà khó ai có thể cưỡng lại được. Đặc biệt là phần thịt nướng được tẩm ướp kĩ lưỡng nướng trên than hồng càng quyến rũ du khách khi tới đây ăn. Để một góc độ nào đó thấy được sự tỉ mỉ và khó tính của những người sành ăn.
Hình 2. 2. Cơm Tấm
Địa chỉ: 113 Nguyễn Phi Khanh, quận 1 Giá bán: 25.000 – 40.000 đồng/phần
Cơm gà xối mỡ
Cơm gà xối mỡ cũng là món ngon được nhiều du khách muốn thưởng thức. Món Cơm gà xối mỡ vẫn có sự đặc trưng riêng của hương vị, sự mềm và chín đều, không bị sống trong, cũng không quá chín hay bị khô. Lớp da giòn vừa đủ kết hợp với thịt mềm bên trong, ăn
thêm với chút cơm và rau xà lách hay dưa chuột và chấm với xì dầu. Chắc chắn du khách tới đây sẽ phải thốt lên rằng “đây là món ăn thực sự ngon” và chẳng kém gì cơm Tấm Sài Gòn.
Hình 2. 3. Cơm gà xối mỡ
Địa chỉ: 402 Trần Phú, phường 7, quận 5 Giá bán: 45.000 – 60.000 đồng/phần
Hủ tiếu Nam Vang
Vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở thành phố có rất nhiều quán hủ tiếu nhưng món này dần trở thành khẩu vị chính của người dân Nam Bộ.
Người Sài Gòn đã nấu hủ tiếu bằng nước xương ống của heo cùng với một ít mực khô, tôm, hẹ để lại một thứ nước trong vắt màu vàng nhạt, ngọt lịm. Có thể dễ dàng thấy, trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan tim, tôm tươi vừa luộc chín có vị ngọt tự nhiên.
Hình 2. 4. Hủ tiếu Nam Vang
Địa chỉ: 389 – 391 Võ Văn Tần, Quận 3 Giá bán: 45.000 – 60.000 đồng/phần
Bánh canh Trảng Bàng
Có nguồn gốc từ Tây Ninh nhưng giờ đây nó trở thành món ăn không thể thiếu của người dân thành phố. Dễ dàng đi vào trong danh sách ẩm thực phong phú của Sài Gòn và thu hút được nhiều du khách khi đến đây đều muốn thưởng thức.
Những miếng thịt luộc để dùng với tô bánh canh thường là thịt đùi heo, được luộc chín mềm nhưng không bị rã rục. Những sợi bánh canh trắng ngần được làm từ gạo nàng thơm sau ép thành những cọng bánh canh dẻo, dai, trắng muốt.
Điểm nhấn để tạo nên sức hút của món bánh canh chính là nước dùng. Nước dùng thường được nấu từ xương. Xương phải ninh thật lâu nước mới có vị ngọt, phần nêm nếm vô cùng quan trọng. Sợi bánh dù có ngon đến mấy mà nước dùng không đậm đà thì cũng xem như đã thất bại.
Hình 2. 5. Bánh canh Trảng Bàng
Địa chỉ: 180-182 Lý Thái Tổ, phường 1, Quận 3 Giá bán: 30.000 – 60.000 đồng/phần
Bún bò Huế
Bún bò Huế là món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh thành. Nếu ở Huế người ta chỉ gọi là “bún bò giò heo” thì ở nơi khác cũng có cái tên khác là “bún bò Huế”. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bún bò Huế cũng đa dạng như người dân tìm đến thành phố này.
Hình 2. 6. Bún bò Huế
Địa chỉ: 47A Trần Cao Vân, Quận 3 Giá bán: 45.000 – 65.000 đồng/phần
Phở bò
Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, thịt bò thường
được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý của khách, ngoài ra có một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn.
Phở miền Nam thường bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở thường không bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.
Hình 2. 7. Phở bò
Địa chỉ: 413-415 Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5 Giá bán: 60.000 – 75.000 đồng/phần
Phá lấu bò Sài Gòn
Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa và từ lâu cũng là món ăn vặt dân dã ngon miệng của người dân thành phố. Là món ăn được làm từ nội tạng của động vật, phổ biến nhất là phá lấu bò được ưa thích hơn cả. Phá lấu có sức hút đến kỳ lạ không chỉ đối với học trò mà cả giới sinh viên, công chức.
Chỉ một chén phá lấu thôi chưa đủ mà món ăn trở nên ngon hơn khi đi kèm với nước chấm mắm ớt chua ngọt chỉ nhìn thôi đã thấy thèm. Mùi thơm của nước mắm hòa quyện
chút vị ngọt và chút vị cay của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn không cưỡng lại được. Phá lấu có thể ăn kèm với bánh mì hoặc mì tôm đều rất ngon.
Hình 2. 8. Phá lấu bò Sài Gòn
Địa chỉ: 243/30 Tôn Đản, phường 15, Quận 4 Giá bán: 18.000 – 20.000 đồng/phần
Bánh mì
Là một trong những món ăn đường phố quen thuộc với cuộc sống bề bộn, tất bật của người Việt Nam nói chung và người thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, bánh mì kẹp giờ đây cũng làm “đốn tim” du khách nước ngoài, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của bánh mì Sài Gòn khác hẳn với các tỉnh thành khác.
Khác biệt ở đây chính là lớp vỏ bánh vàng ươm, giòn tan chứ không mềm xốp. Lớp ruột mềm mại bên trong bánh thấm đều mùi vị của thịt mỡ, những lát chả lụa cắt mỏng, của bơ và pate bùi bùi cùng với vị cay nồng của ớt và mùi thơm của các loại rau như rau hành, rau ngò, dưa leo. Tất cả tạo nên một sự hòa quyện hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh túy ẩm thực Việt Nam.
Hình 2. 9. Bánh mì
Địa chỉ: hẻm 53 Cao Thắng, Quận 3 Giá bán: 15.000 – 25.000 đồng/phần
Súp Cua
Ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc, súp cua thường chỉ có trong các nhà hàng hay các buổi tiệc, nhưng ở Sài Gòn, đây lại là món ăn vặt được ưa thích. Tại thành phố các bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một chén súp cua chất lượng ở vỉa hè.
Hình 2. 10. Súp cua
Địa chỉ: số 84, đường Nguyễn Du (gần nhà thờ Đức Bà) Giá bán: 15.000 – 25.000 đồng/phần
Gỏi cuốn từ lâu đã là thứ đồ ăn được ưa chuộng bởi món ăn này dễ ăn và chiều được lòng người. Cũng giống như phở, gỏi cuốn có thể đi ăn giữa buổi, ăn chơi hoặc cũng có thể thay cho bữa ăn chính cho đỡ ngán.
Chỉ với 5 nguyên liệu chính là bánh tráng, rau sống, bún, thịt và tôm. Thịt heo vừa mỡ vừa nạc, tôm luộc hoặc hấp màu đỏ tươi trong rất bắt mắt, thêm một ít bún, giá đỗ, rau thơm..rồi dùng bánh tráng cuốn ngoài thành từng phần, nhìn trông thật hấp dẫn. Vì thế người cuốn gỏi cũng là một người khéo tay, gói chắc tay để không bị bung, vỡ.
Hình 2. 11. Gỏi cuốn
Giá bán: 3.000 – 9.000 đồng/cuốn Bò Bía
Nghe cái tên bò bía, mọi người sẽ dễ nhầm với món bò bía cuộn với dừa ở Hà Nội mà đi dọc đường Thanh Niên hay Hồ Tây, bạn sẽ thấy những cô đạp xe trở đằng sau là thùng để làm bò bía. Nhưng không, bò bía Sài Gòn lại là món ăn dân dã kiểu khác và cách làm cùng đơn giản nữa.
Cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một chiếc bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Đặc biệt, bò bía ngon ở nước chấm. Tương hột được chưng lên là món chấm không thể thiếu của bò bía miền Nam. Nước chấm vừa đủ vị ngọt của đường, hơi cay cay của ớt. Nếu ăn lần đầu sẽ thấy vị rất lạ và chưa quen nhưng đã ăn rồi thì rất khó quên hương vị nước chấm này.
Hình 2. 12. Bò bía
Giá bán: 4.000 – 8.000 đồng/cuốn Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn có xuất xứ từ món bánh tráng muối tôm tỉnh Tây Ninh. Nhưng khi đến Sài Gòn lại là một trong số những món ăn vặt có nguyên liệu chế biến đơn giản nhưng ngon khỏi chê. Chỉ với nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ hay rau răm, đu đủ chua sợi, đậu phộng… tùy theo người bán nhưng khi trộn đều với nước mắm sốt me ngọt và rau răm, món ăn lại mang một hương vị khá thơm ngon và ăn mãi không chán.
Hình 2. 13. Bánh tráng trộn
Giá bán: 10.000 – 20.000 đồng/phần Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng được đặt nướng trên lớp than hồng cũng với những thành phần nguyên liệu đó, được phết một lớp trứng cút lên bề mặt cùng với thịt băm và mỡ hành, nướng kỹ cho đến khi có màu vàng rộm và vị thơm của trứng lan tỏa cộng thêm quết một ít bơ lên trên. Tất cả hòa quyện với nhau mùi thơm trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.
Hình 2. 14. Bánh tráng nướng
Giá bán: 15.000 – 25.000 đồng/phần Bắp xào
Tiếng rao "bắp xào, hột vịt lộn xào me đây" vang vọng giữa đêm Sài Gòn náo nhiệt dường như đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Và cũng vì thế mà món bắp xào cũng là thức quà ăn chơi dễ tìm, hấp dẫn cho những tối dạo phố. Mấy hạt bắp nhỏ nhỏ đơn giản thế mà lại thơm lừng mùi bơ rồi còn quyện đều cùng bột béo của dầu, ruốc mằn mặn... vô cùng hấp dẫn.
Hình 2. 15. Bắp xào
Ốc
Quán ốc là từ gọi chung ở thành phố Hồ Chí Minh, bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác từ nghêu, sò, ốc, hến, đến cua, ghẹ, mực, tôm... Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn từ hấp, luộc, chiên, xào, rang đến nướng mọi, đút lò với đủ loại gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, bơ.
Hình 2. 16. Ốc
Giá bán: 30.000 – 120.000 đồng/phần Chè
Hầu hết mọi ngóc ngách thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hình ảnh các quán chè với đủ màu sắc rực rỡ lại dễ dàng được tìm thấy. Chè là thứ món ngọt cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, thường được dùng làm món tráng miệng trong thực đơn. Chè rất đa dạng về thể loại cũng như cách chế biến như: chè Thái, chè Huế, chè Nam Bộ…
Ở khu vực quận 5 và quận 6 của thành phố, khu vực sinh sống chủ yếu của người Hoa thường có rất nhiều quán chè Tàu, phân bố rải rác khắp cả hai quận. Các món chè do người Hoa làm vừa ngon mà lại bổ sung dinh dưỡng, thường có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, ví dụ như chè sâm bổ lượng, chè hột gà…Điểm khác biệt lớn nhất ở các món chè Tàu là không có nước cốt dừa đi kèm. Còn ở các quận thành khác, hầu hết những quán chè đều mang hương vị dân dã miền Nam Bộ với đủ loại chè đậu xanh, chè trôi nước, chè
bưởi, chè chuối..đã quá quen thuộc với người Sài Gòn. Không kể một số loại chè du nhập từ Thái Lan vào thành phố Hồ Chí Minh luôn có mùi vị đặc trưng riêng lan tỏa trong từng muỗng chè sẽ khiến cho những ai “nghiện” đồ ngọt khó lòng mà cưỡng lại.
Hình 2. 17. Các loại chè
Giá bán: 15.000 – 25.000 đồng/ly