Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xây dựng phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 42)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.3.Nguồn nhân lực

Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn nhất cả nước, nguồn nhân lực du lịch của thành phố hiện chiếm 17% nguồn nhân lực du lịch của cả nước. Trong đó, lực lượng lao động có tay nghề, được đào tạo từ bậc học trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng số lao động du lịch trực tiếp.

2.2.3.1. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước (Sở Du lịch)

Nhìn chung, lực lượng cán bộ, công chức đa phần tốt nghiệp ở những chuyên ngành khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên, bách khoa và một số công chức được chuyển từ các Sở, Ngành hoặc từ quận, huyện, tuy có kinh nghiệm nhưng lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ; ngược lại, một số ít được đào tạo đúng theo chuyên môn ngành du lịch nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch cũng còn thiếu những chuyên viên tốt nghiệp về chuyên ngành quy hoạch du lịch, phân tích thị trường, phát triển sản phẩm, …

2.2.3.2. Lực lượng lao động làm việc trong công ty liên doanh, doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn

Lực lượng này được đào tạo, huấn luyện chính quy và tương đối bài bản. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động trong ngành, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được đào tạo chính quy, cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn nghiệp vụ quản lý, điều hành. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt về số lượng và chất lượng. Về số lượng, các cơ sở đào tạo du lịch chỉ mới đáp ứng 60% - 70% nhu cầu, về chất lượng, nguồn nhân lực được đào tạo hiện nay yếu về ngoại ngữ và những kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách du lịch.

2.2.4. Tình hình chung hiện nay

Ngày 2/8, Sở Du lịch TPHCM cho biết, trong tháng 7 năm 2021 thành phố tập trung đẩy mạnh đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy chỉ có khách nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh du lịch. Doanh thu ước đạt 1.155 tỷ đồng giảm 86% so với tháng 7/2020 và tổng thu 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 38.816 tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng qua, Sở Du lịch TPHCM tiếp tục tham mưu UBND TPHCM xem xét 4 nhóm nội dung do Sở đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch. Đồng thời, tham mưu UBND TPHCM ban hành quyết định công nhân điểm du lịch Khu Di tích địa đạo Củ Chi, Khu Du lịch Một thoáng Việt Nam, Bưu điện TP, Khu du lịch sinh thái Về Quê, đến nay thành phố có 14 điểm du lịch có quyết định công nhận.

Thời gian qua, Sở Du lịch TPHCM tiếp nhận và thẩm định đạt một cơ sở lưu trú du lịch xếp hạng từ 1-3 sao, công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao đạt khoảng 5%-10%. Đồng thời, Sở cũng phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra 4 cơ sở lưu trú du lịch đạt điều kiện tối thiểu theo quy định và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định cơ sở lưu trú du lịch làm điểm cách ly y tế tập trung cho F1 và các y, bác sĩ tham gia điều trị tại các bệnh viện dã chiến. Phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố áp dụng giảm giá tiền điện cho 1.607 cơ sở lưu trú du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ngoài ra, Sở Du lịch TPHCM cũng tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong lĩnh vực du lịch và tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch phát động, theo thống kê tại http://safe.tourism.com.vn có 1.175 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đã đăng ký thành công và tự đánh giá an toàn Covid-19.

Sở Du lịch TPHCM đã tiếp nhận và thụ lý 3 hồ sơ đề nghị cấp phép lữ hành nội địa. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành là 1.042 doanh nghiệp, đã tiếp nhận và thụ lý 101 hồ sơ cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế. Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ đến nay trên địa bàn là 6.103 hướng dẫn viên du lịch.

Tính đến ngày 29/7/2021, Thành phố Hồ Chí Minh có 117 cơ sở lưu trú du lịch gồm 5.328 phòng được công nhận là khu cách ly tập trung cho F1, có 75 khách sạn gồm 5.564 phòng là khu cách ly tập trung có thu phí cho chuyên gia người nước ngoài, người Việt Nam nhập cảnh về nước.

Trong hoạt động hỗ trợ người có nhu cầu cách ly, có gần 100 khách sạn hỗ trợ miễn phí và giảm giá từ 30%-70% cho một số đối tượng là người nhập cảnh, người cách ly F1 không đủ chi phí những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, nhiều khách sạn chủ động làm mô hình “khách sạn cộng đồng” cho người khó khăn, có hoàn cảnh cơ nhỡ, không về quê được.

Trong hoạt động hỗ trợ công tác phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp du lịch hỗ trợ lực lượng tình nguyện viên, hàng trăm xe ô tô đến các bệnh viện điều trị Covid-19 và trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố để hỗ trợ công tác tiêm chủng, lấy mẫu diện rộng, chuyên chở đội ngũ y bác sĩ, vận chuyển vaccine và chuyển các trường hợp F0, F1 đến các địa điểm cách ly. Ngành du lịch còn hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế và cung cấp hàng ngàn phần ăn, nước uống, phần quà gởi đến các bệnh viện dã chiến, các cơ sở y tế địa phương, người dân các khu phong tỏa.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 42)