Thị trường khách

Một phần của tài liệu Xây dựng phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 39)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Thị trường khách

2.2.2.1. Tổng số lượt khách du lịch nội địa

Tổng số lượt khách du lịch nội địa của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2017; tăng từ 28,000,000 lượt vào năm 2010 lên 73,200,000 lượt vào năm 2017; tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch nội địa của Việt Nam đã tăng hơn 2.6 lần. Ngược lại, tổng lượt du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh tăng giảm không liên tục trong giai đoạn 2010-2017; đầu tiên, tăng gấp 2 lần từ 3,592,000 lượt vào năm 2010 lên 7,237,000 lượt vào năm 2011; tiếp theo, giảm liên tục trong 2 năm xuống 5,748,000 lượt vào năm 2013; cuối cùng, tăng liên tục trong 4 năm lên 12,577,000 lượt vào năm 2017. Tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 3.5 lần.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa của Việt Nam tăng không đều trong giai đoạn 2010-2017; trong đó, tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2015 với tốc độ 48.05%, tăng trưởng yếu nhất vào năm 2011 với tốc độ 7.14%; nhìn chung, tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa của Việt Nam tuy có sự thay đổi qua các năm nhưng luôn tăng trưởng dương. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh không những tăng giảm không liên tục, mà còn có năm bị âm; trong đó, tăng trưởng mạnh nhất

vào năm 2011 với tốc độ 101.48%, nhưng tăng trưởng âm vào năm 2013 với tốc độ -13.17%.

Hình 2. 18. Biểu đồ tổng số lượt và tăng trưởng khách du lịch nội địa đến tp HCM và Việt Nam giai đoạn 2010-2017

Hình 2. 19. Số liệu tăng trưởng khách du lịch nội địa của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam giai đoạn 2010-2017

2.2.2.2. Tổng số lượt khách du lịch quốc tế

Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2017; tăng từ 5,049,855 lượt vào năm 2010 lên 12,922,151 lượt vào năm 2017; tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng gần 2.6 lần, tương đương với mức tăng của tổng lượt khách du lịch nội địa của Việt Nam.

Ngược lại, tổng lượt du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh tăng giảm không liên tục trong giai đoạn 2010-2017; đầu tiên, tăng từ 2,406,000 lượt vào năm 2010 lên 2,621,000 lượt vào năm 2011; tiếp theo, giảm xuống 2,271,000 lượt vào năm 2012; sau đó, tăng lên 2,683,000 lượt vào năm 2013; kế tiếp, giảm xuống 2,652,000 lượt vào năm 2014; cuối cùng, tăng liên tục trong 3 năm lên 3,451,000 lượt vào năm 2017; tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng hơn 1.4 lần, thấp hơn nhiều mức tăng 3.5 lần của tổng lượt khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng không đều trong giai đoạn 2010-2017; trong đó, tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2017 với tốc độ 29.06%, tăng trưởng yếu nhất vào năm 2015 với tốc độ 0.88%; điều này rất đáng lưu ý vì đây lại là năm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa mạnh nhất với tốc độ 48.05%; nói cách khác, chính khách du lịch nội địa đã góp phần giảm bớt khó khăn cho ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2015.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tuy có sự thay đổi qua các năm nhưng luôn dương. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh không những tăng giảm không liên tục mà còn có năm bị âm; trong đó, tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2013 với tốc độ 18.14%, nhưng tăng trưởng âm vào năm 2012 với tốc độ -13.35%.

Hình 2. 20. Biểu đồ tổng số lượt và tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến tp HCM và Việt Nam giai đoạn 2010-2017

Hình 2. 21. Số liệu tăng trưởng khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam giai đoạn 2010-2017

Một phần của tài liệu Xây dựng phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w