7. Bố cục của khóa luận
3.3. Phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực trong tương lai tại Thành phố Hồ
về các món ăn truyền thống được ưa chuộng ở Thành phố. Học hỏi để nâng tầm du lịch ẩm thực, xây dựng chiến lược nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch của thành phố, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch nước nhà.
3.3. Phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh
Du lịch ẩm thực đang trở thành xu hướng mới của khách du lịch trên thế giới, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước xây dựng ẩm thực trở nên độc đáo, thu hút hơn của ngành du lịch thành phố. Sau đây là một số phương hướng có thể áp dụng để phát triển loại hình này trong tương lai.
● Trong du lịch ẩm thực, phần lớn du khách muốn tìm hiểu các trải nghiệm địa phương cho phép họ có thể nắm bắt được các câu chuyện văn hóa ẩm thực bản địa, thay vì chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giới thiệu danh sách các nhà hàng chất lượng và món ăn ngon. Vì thế, ta nên đầu tư vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác thông qua các hoạt động như các chương trình tour ẩm thực chuyên sâu, tham quan các chợ ẩm thực, các lớp học nấu ăn, giới thiệu những câu chuyện thuyết phục đằng sau những món ăn…
● Rào cản lớn nhất hiện nay trong phát triển loại hình du lịch ẩm thực thành phố chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là khi Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đường phố, dù món ăn có hấp dẫn như thế nào nhưng nếu xảy ra vấn đề về vệ sinh thì mọi cố gắng đều vô nghĩa. Vì thế, ta cần sự phối hợp của nhiều cấp, ngành liên quan và vai trò của khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực.
● Rà soát, hệ thống hóa những món ăn tiêu biểu, đặc trưng có khả năng tích hợp. Đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch, thực hiện chiến dịch quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước thông qua những sự kiện quốc tế, đặc biệt những quốc gia là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam và những khu vực có đông cộng đồng người Việt sinh sống, học tập. ● Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói về việc định hướng phát triển du lịch ẩm thực “tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút được
nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố, trong những năm qua, Sở Du lịch đã thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, lễ hội ẩm thực như Liên hoan ẩm thực món ngon các nước, Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam… nhằm giới thiệu những món ăn, nét ẩm thực đặc sắc của thành phố đến với du khách. Sắp tới, thành phố sẽ xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và khai thác thế mạnh về du lịch trong đó có việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực với mục đích tập trung cho khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và học tập, chế biến ẩm thực vùng miền tại các làng du lịch, khu du lịch; tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực trong và ngoại thành thành phố”.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Khi du lịch đến Việt Nam du khách không thể bỏ qua ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây chính là thiên đường ẩm thực đường phố của nước ta. Các món chả giò, bánh mì cũng được nhiều tạp chí bình chọn là một trong 12 món ăn ngon nhất thế giới. Tuy nhiên hiện nay, các hoạt động ẩm thực phục vụ nhu cầu của khách du lịch với những loại sản phẩm chất lượng và dịch vụ chưa cao, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn, an ninh còn hạn chế, chưa tạo được sức cuốn hút với du khách quốc tế. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hợp lí, khai thác hiệu quả hoạt động ẩm thực để tăng sự hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế.
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, khai thác thực trạng để đưa ra các đề xuất, giải pháp phát triển ẩm thực đường phố Hồ Chí Minh, phục vụ và phát triển du lịch thành phố. Thông quan việc sử dụng kết hợp của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng có thể vừa khám phá vấn đề vừa có thể kiểm định lại các khám phá đó thông qua việc khảo sát trên số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu là toàn Thành phố Hồ Chí Minh và đối tượng nghiên cứu chính là tìm hiểu ẩm thực đường phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ phát triển du lịch.
Ý nghĩa khoa học: giúp cho sinh viên nhận ra được phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà mình nghiên cứu. Còn góp thêm một phần kiến thức nghiên cứu vào nền kiến thức chung ở nước ta
Ý nghĩa thực tiễn: với kết quả của nghiên cứu, du lịch ẩm thực tại thành phố có thể nắm bắt được phương hướng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhận ra được ưu điểm và khuyết điểm, nhận biết và hiểu đúng thị yếu của khách hàng, xây dựng giải pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch ẩm thực Loại hình ẩm thực bao gồm: các món ăn, các kỹ thuật nấu, các công thức nấu, các nguyên liệu, ẩm thực các nước trên thế giới…Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hóa du khách được trải nghiệm các món ăn, đồ uống trải nghiệm cả bản sắc văn hóa, cuộc sống của cộng đồng. Du khách được hòa mình và cảm nhận giá trị truyền thống địa phương một cách chân thực nhất.
Vai trò: Du lịch ẩm thực thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới… Bên cạnh việc thưởng thức, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về ẩm thực Việt Nam.
Ý nghĩa: cung cấp món ăn ngon, những người làm du lịch giúp du khách biết về văn hóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống của người Việt. Du lịch ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác, nền văn hóa mới với lối sống, tác phong, suy nghĩ mới sẽ giúp dân địa phương mở mang đầu óc, thay đổi sự nhận thức về thế giới xung quanh. Từ đó nhân dân địa phương sẽ tự làm mới bản thân, nắm bắt cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Thành phố Hồ Chí Minh có phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích hơn 2.095 km2, phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 xã phường, thị trấn. Thành phố có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Sau năm 1976, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân nhập cư. Năm 2019, dân số của thành phố là 8.993.082 người, dự kiến đến năm 2025, dân số toàn thành phố sẽ là hơn 10 triệu người.
Sự hình thành nên du lịch ẩm thực là do từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nhiều người dân từ các địa phương về sinh sống, làm ăn. Tại đây còn có nhiều nguyên liệu vật liệu từ đồng bằng cho đến cao nguyên hay các sản vật từ biển, sông, hồ rất dễ tìm mua. Các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung khai thác, xây dựng chương trình du lịch, ẩm thực, nhằm thu hút du khách. Tiềm năng của việc phát triển du lịch ẩm thực của thành phố rất cao: thuận lợi về điều kiện thiên nhiên, nguồn nguyên liệu từ các tỉnh đổ về, có nhiều món nổi tiếng thế giới chỉ cần phát triển thêm về chất lượng và dịch vụ, hương vị món Việt phù hợp với khẩu vị đa số khách ngoại quốc...Ẩm thực Việt đạt nhiều thành tích lớn: nằm trong top 23 thành phố có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới; Việt Nam đạt được danh hiệu điểm đến Ẩm
thực hàng đầu Châu Á 2019 của giải thưởng Du lịch thế giới (WTA); bánh mỳ vào top món ăn đường phố ngon nhất thế giới, nem rán top 10 món ăn được du khách yêu thích nhất thế giới…
Ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh vô cùng đa dạng với các món như: Cơm Tấm, cơm gà xối mỡ, hủ tiếu Nam Vang, bánh canh Trảng Bàng, bún bò Huế, Phở bò, phá lấu bò Sài Gòn, bánh mì, súp cua, gỏi cuốn, bò bía, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bắp xào, ốc, chè...
Tổng lượt du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh tăng giảm không liên tục trong giai đoạn 2010-2017. Tính trong giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 3.5 lần. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh không những tăng giảm không liên tục, mà còn có năm bị âm; trong đó, tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2011 với tốc độ 101.48%, nhưng tăng trưởng âm vào năm 2013 với tốc độ -13.17%.
Tổng lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh tăng giảm không liên tục trong giai đoạn 2010-2017. Tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng hơn 1.4 lần, thấp hơn nhiều mức tăng 3.5 lần của tổng lượt khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh không những tăng giảm không liên tục mà còn có năm bị âm. Đây là điều đáng tiếc trong khi thành phố vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng lại không tận dụng được hết. Quan trọng hơn là những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà ngành du lịch của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên việc cấp bách hiện nay là chung tay phòng chống đại dịch sau đó sẽ mở cửa lại ngành du lịch. Ngoài ra, còn có một số giải pháp giúp đưa du lịch ẩm thực phát triển hơn: cần quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại các đường phố, khu phố và ẩm thực chính ở từng nơi, quản lý các phí dịch vụ phục vụ tránh làm mất giá trị văn hóa người Việt, môi trường ẩm thực sạch sẽ, có chỗ để xe máy và ô tô, có đầy đủ nhà vệ sinh, tiến hành kiểm tra thường xuyên hay từng đợt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho du khách, tăng cường marketing các điểm đến, đầu tư và xây dựng hình ảnh nhiều hơn trong việc quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực
du lịch ẩm thực có chất lượng cao, đào tạo các đầu bếp có tay nghề giỏi về các món ăn truyền thống...
Qua bài nghiên cứu ta có thể thấy rõ hơn thực trạng mà thành phố đang vướng phải làm số lượng khách đến đây ngày một ít. Tuy ngành du lịch không phải là thế mạnh so với ngành công nghiệp ở đây nhưng lại được đánh giá là giàu tiềm năng. Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy là mang tính thiếu chuyên nghiệp cần được đầu tư hơn nữa. Với một số giải pháp mang tính thiết thực mong rằng thành phố có thể phát triển hơn ngành du lịch ẩm thực. Trước mắt, tình hình dịch bệnh chính là vấn đề đáng lo ngại nhất làm suy giảm tất cả nguồn lực kinh tế. Điều quan trọng nhất hiện nay là chống dịch để thành phố có thể mở cửa trở lại và tin rằng sau khi vượt qua được vấn đề lớn này thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển hơn xưa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo điện tử pháp luật Việt Nam (8/5/2015). Ẩm thực Việt được vinh danh hàng đầu châu Á. Từ https://baophapluat.vn/am-thuc-viet-duoc-vinh-danh-hang-dau-chau-a- post370678.html
[2] Báo Nhân dân điện tử (3/1/2021). Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão
Covid-19”. Từ https://nhandan.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-
luc-trong-bao-covid-19-630469/
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017) Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
[4] Minh Hiệp (2/8/2021). TPHCM có 117 cơ sở lưu trú du lịch là khu cách ly tập trung cho bệnh nhân Covid-19. Từ https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-co-117-co-so-luu-tru- du-lich-la-khu-cach-ly-tap-trung-cho-benh-nhan-covid-19-1491881756
[5] Nguyễn Thanh Hương (2019). Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam học (Văn hóa du lịch).
Trường đại học dân lập Hải Phòng.
[6] Luyến Nguyễn (30/9/2020). Khám phá thiên đường ẩm thực Sài Gòn. Từ
https://www.vntrip.vn/cam-nang/cac-mon-am-thuc-sai-gon-21909
[7] TTXVN (21/02/2017). TP Hồ Chí Minh: Phát triển du lịch ẩm thực để thu hút du khách.
[8] Từ điển Bách khoa Toàn thư (3/9/2021). Thành phố Hồ Chí Minh. Từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch %C3%AD_Minh
[9] Tạp chí Công Thương (13/3/2020). Thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc- trang-tiem-nang-va-dinh-huong-phat-trien-nganh-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh- 69550.htm
[10] Tạp chí Công Thương (12/8/2020). Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-nhan-to-anh-huong-den-phat- trien-du-lich-ben-vung-74098.htm
[11] https://vietnambiz.vn/du-lich-am-thuc-food-tourism-la-gi-tiem-nang-phat-trien-tai- viet-nam-20200622151743319.htm