Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Theo thống kê, Bảy Núi có các di tích lịch sử cách mạng, gồm :

Bảng 3 : Các công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh, văn hóa

STT Tên các công trình kiến trúc, di tích,

danh lam thắng cảnh, văn hóa Tổ chức Kỷ lục xác lập

Năm đƣợc xác lập

1 Miễu bà chúa xứ Bàu Mƣớp

UBND tỉnh An Giang ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh 16/10/2012 2 Chùa Hòa Thạnh

Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia

17/5/1993

3 Chùa Phật Thới Sơn

UBND tỉnh An Giang ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh 26/8/1999 4 Đình Thới Sơn

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia 1999 5 Chùa Phƣớc Điền UBND tỉnh An Giang ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh 26/8/1999 6 Tƣợng Phật Di Lặc Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận là tƣợng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất ở 29/5/2013

châu Á

7 Di tích khảo cổ Gò Cây tung

UBND tỉnh An Giang ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh 21/3/2017 8 Chốt thép Nhơn Hƣng UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh 27/3/2015

9 Hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy Tịnh Biên

Nguồn : Trung tâm hạ tầng kỹ thuật huyện Tịnh Biên

Các hệ thống di tích này bƣớc đầu đã đƣợc khai thác để phát triển du lịch. Trong tƣơng lai, nếu đƣợc đầu tƣ và đa dạng hóa hơn nữa về dịch vụ và loại hình, các loại di tích này sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với khách trong tỉnh cũng nhƣ trong vùng.

Điểm nổi bật của một số điểm di tích lịch sử cách mạng

o Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mƣớp :

Ngôi miếu do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên, 1807 – 1856) và các tín đồ dựng lên giữa thế kỷ 19, để cho ngƣời dân đi khai hoang có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng tâm linh. Phía trƣớc ngôi miếu có một bàu lớn chứa nƣớc ngọt thiên nhiên và có thể uống đƣợc. Ngôi chính điện thờ Thánh Mẫu Tiên Nƣơng (mà ngƣời dân quen gọi là Bà Chúa Xứ Bàu Mƣớp) là một nữ thần có quyền năng cai quản xứ sở, theo tục thờ cúng của ngƣời dân Nam Bộ.

o Chùa Hòa Thạnh :

Chùa thƣờng gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hƣng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách Thành phố Long Xuyên 87km. Chùa đƣợc xây dựng vào thế kỷ XIX và đƣợc trùng tu mở rộng vào những năm 1921 – 1923. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tƣợng cổ có giá trị nghệ thuật, chùa đã đƣợc Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

o Chùa Phƣớc Điền :

Năm 1850 – 1851, Phật Thầy Tây An dẫn dắt tín đồ khai hoang dƣới chân núi Két, lập hai làng Hƣng Thới và Xuân Sơn (nay gộp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên). Cơ sở đầu tiên gọi là Trại ruộng, sau này tín đồ xây thành chùa Phƣớc Điền.

o Chùa Thới Sơn :

Tọa lạc tại khu vực núi Két, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Đây là ngôi chùa thờ Tam bảo của đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, và là một di tích lịch sử cách

mạng của tỉnh.

o Đình Thới Sơn :

Tọa lạc gần chân núi Két, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Đây là một ngôi đình thờ Thành hoàng của làng Xuân.

o Chốt thép Nhơn Hƣng :

Đây là khu vực đồn (còn gọi là đồn Cây Mít) do Pháp xây dựng và Mỹ tiếp tục sử dụng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nƣớc, khi xảy ra chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, quân và dân Nhơn Hƣng tận dụng nơi đây lập chốt chống lại quân Pôn Pốt, đƣợc vinh danh “Chốt thép thành đồng và đƣợc UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.

o Căn hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy :

Khu căn cứ hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy huyện Tịnh Biên xƣa, tọa lạc tại ấp Đông Hƣng, xã Nhơn Hƣng từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc.

o Di chỉ khảo cổ Gò Cây Tung :

Di chỉ Gò Cây Tung đã đƣợc khai quật nhiều lần vào các năm 1993 – 1994, 1994 – 1995 và 2007. Kết quả từ các cuộc khai quật và hiện vật tìm đƣợc nhƣ rìu đá, vòng đeo, đồ gốm,… Cho thấy nơi đây có nhiều giai đoạn, niên đại từ hậu kỳ đá mới đến sơ kỳ kim khí rất có giá trị nghiên cứu về vùng đất Tịnh Biên xƣa. Và nếu đƣợc đầu tƣ, phục dựng sẽ là điểm tham quan du lịch lý tƣởng của các nhà khoa học khảo cổ, lịch sử văn hóa, dân tộc,…trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 43 - 47)