Nhóm các giải pháp về quản lý hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 90 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4 Nhóm các giải pháp về quản lý hoạt động du lịch

Chính sách thu hút đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch : UBND cấp tỉnh xây

dựng chính sách phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, thứ nhất cần có chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu tƣ khai thác hoặc hợp tác khai thác tiềm năng du lịch, khai thác tính thƣơng mại tại chỗ các sản phẩm địa phƣơng. Khuyến khích và có chính sách cho đơn vị sử dụng ngƣời lao động địa phƣơng.

Nâng cao vai trò quản lý của cơ quan nhà nước về du lịch, kinh tế hạ tầng :

Địa phƣơng phải có những cán bộ chuyên trách quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên đào tạo và cập nhật những kiến thức khai thác du lịch, xu thế thực hiện tham quan của ngƣời tiêu dùng nói chung để từ đó đề xuất các chính sách, sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của vùng.

Vai trò điều phối và quản lý vĩ mô của cơ quan Nhà nước : Cơ quan quản lý

nhà nƣớc cấp tỉnh về dịch vụ du lịch tham mƣu các chính sách nhằm gắn kết các hoạt động du lịch liên kết giữa các huyện, nhằm hỗ trợ việc xúc tiến hoạt động du lịch giữa các địa phƣơng. Khách du lịch có thể tham quan nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh An Giang sau khi đến Bảy Núi. Đây là đầu mối quan trọng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề ra chính sách để các địa phƣơng có thể thực hiện giải pháp “giữ chân” khách du lịch.

Với địa hình bán sơn địa khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, mang sắc thái đặc biệt, vùng Bảy Núi hoàn toàn có đƣợc thế mạnh trong việc phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Để thực hiện chính sách phát triển du lịch gắn với sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và cân bằng hệ sinh thái, địa phƣơng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đồng thời phải tôn trọng các quy định của Chính phủ trong việc khai thác dịch vụ du lịch.

3.4.5. Nhóm các giải pháp về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch : Yếu tố con

ngƣời là quyết định trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với du lịch. Trƣớc hết cần phải nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đào tạo nguồn nhân lực du lịch (đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,…); tăng cƣờng năng lực đội ngũ phục vụ du lịch. Hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu về văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Ngoài ra, hƣớng dẫn tại các làng nghề phải nắm vững quy trình chế tác, am hiểu về sản phẩm nhƣ một nghệ nhân thật sự. Một điều quan trọng chính là đội ngũ này phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần xung kích thì mới có thể đƣa du lịch của vùng phát triển lên tầm cao mới.

Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cư dân : Để có nguồn nhân lực tại chỗ, địa

phƣơng cần phối hợp với cơ sở đào tạo nghiệp vụ, tổ chức các buổi tập huấn cho cƣ dân địa phƣơng trực tiếp tham gia vào chuỗi hoạt động phục vụ khách du lịch. Thông qua các lớp tập huấn truyền đạt kinh nghiệm và những đặc điểm của khách tham quan, đồng thời biết khai thác những tiềm năng là lợi thế của vùng.

+ Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch tâm linh cần phải đào tạo, kiểm tra giám sát chặt chẽ trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên. Nhân viên tham gia trong lĩnh vực này phải có kiến thức văn hóa, văn minh và ứng xử nghề nghiệp tốt. Tránh tình trạng thực hiện các hoạt động gây hiệu ứng xấu cho xã hội và ảnh hƣởng đến niềm tin của du khách.

+ Nhân lực phục vụ thƣơng mại – dịch vụ : Để đáp ứng cho du khách yêu mến Tịnh Biên qua mua sắm và sử dụng hàng hóa của địa phƣơng, huyện cần phát động tuyên truyền cũng nhƣ các lớp tập huấn cho đội ngũ lao động tham gia trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ hiện đang tự do phân tán hoạt động kinh doanh có ý thức chấp hành pháp luật, nhận diện các loại hàng hóa độc hại, kém chất lƣợng, không rõ nguồn gốc,…cần xác định ngăn ngừa và báo cáo các cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp góp phần đảm bảo quyền lợi của mình thông qua hành vi bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

+ Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch (đặc biệt là ngƣời địa phƣơng), phù hợp với tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ đội ngũ hƣớng dẫn viên, có khả năng giao tiếp với khách nƣớc ngoài, có thể giới thiệu tƣờng tận về lịch sử, tôn giáo, tín ngƣỡng,…địa phƣơng, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt, lịch sự, phục

vụ khách chất lƣợng hiệu quả theo hƣớng văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp.

+ Hƣớng dẫn, giáo dục nâng cao ý thức, giá trị đạo đức, quy tắc văn hóa trong cộng đồng dân cƣ về phong cách, thái độ tiếp xúc, giao tiếp, nhã nhặn, chân tình, hiếu khách, tôn trọng và hỗ trợ du khách trong quá trình tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại địa phƣơng, tạo sự cảm mến gần gũi du khách, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện về ngƣời dân Tịnh Biên trong lòng du khách.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 90 - 92)