Quan điểm ngành du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Quan điểm ngành du lịch

Theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 12 mục tiêu trong chƣơng trình của du lịch bền vững bao gồm:

- Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để cá c doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.

- Sự phồn thịnh cho địa phƣơng: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vƣợng của nền kinh tế địa phƣơng tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch đƣợc giữ lại tại địa phƣơng.

- Chất lƣợng việc làm: Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng việc làm tại địa phƣơng do ngành du lịch tạo ra và đƣợc ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.

- Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu đƣợc từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi.

- Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lƣợng cao thỏa mãn đầy đầy đủ nhu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập cũng nhƣ các mặt khác.

- Khả năng kiểm soát của địa phƣơng: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phƣơng xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tƣ vấn của các bên liên quan.

- An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trƣờng cũng nhƣ xã hội dƣới mọi hình thức.

- Đa dạng văn hóa: Tôn trọng và tăng cƣờng giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tại các điểm du lịch.

- Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lƣợng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng nhƣ thành thị, tránh để môi trƣờng xuống cấp.

- Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trƣờng sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.

nguyên quý hiếm và không thể tái tạo đƣợc trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phƣơng tiện và dịch vụ du lịch.

- Môi trƣờng trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nƣớc, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.

- Ngoài các quan điểm chỉ đạo tập trung phát triển du lịch nhƣ một ngành kinh tế tuân thủ các quy luật kinh tế thị trƣờng, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện sâu sắc quan điểm chỉ đạo phát triển du lịch là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, quản lý thống nhất của Nhà nƣớc với động lực phát triển từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ. Với quan điểm nhƣ vậy, Nghị quyết xác lập mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đón đƣợc 17-20 triệu lƣợt khách quốc tế, thu hút 82 triệu lƣợt khách nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra trên 4 triệu việc làm trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Nghị quyết cũng chỉ rõ 08 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới với nhiều nội dung vừa mang tính chỉ đạo định hƣớng, vừa mang tính tháo gỡ vƣớng mắc tồn tại từ nhiều năm để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, bao gồm:

+ Đổi mới nhận thức, tƣ duy về phát triển du lịch;

+ Cơ cấu lại ngành Du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế;

+ Hoàn thiện thể chế, chính sách;

+ Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; + Tăng cƣờng xúc tiến quảng bá du lịch;

+ Tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch;

+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch;

+ Tăng cƣờng năng lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Để hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu nói trên, tỉnh An Giang triển khai kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Phát triển hạ tầng Du lịch tỉnh An Giang năm 2019 với các nội dung chủ yếu, cụ thể :

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng bảy núi tỉnh an giang (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)