Trường nhiệt độ được tính toán và phân tích là kết quả của quá trình mô phỏng cháy trong xy-lanh. Hình 4.21 diễn tả đáp ứng nhiệt độ theo góc quay của trục khuỷu. Từ đồ thị nhiệt độ, nhiệt độ trong suốt quá trình nạp hỗn hợp xăng - khí là 27oC (300oK) và sau khi nén, nhiệt độ đạt giá trị lớn nhất ở đầu kỳ nổ là 477oC (750oK). Đây chính là thời điểm mà kỳ nổ xảy ra, trong một thể tích hẹp, khi pít- tông gần điểm chết trên, áp suất cao, đánh lửa xảy ra và hình thành quá trình nổ hỗn hợp xăng - khí, nhiệt độ tại thời điểm này vọt cao lên đến giá trị cực đại sau đó giảm dần khi pít-tông di chuyển xuống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị áp suất (sẽ đề cập trong mục tiếp theo). Áp suất sẽ tỉ lệ thuận hoàn toàn với đáp ứng của nhiệt độ trong kỳ nổ.
HVTH: Đặng Như Phúc 73 MSHV: 1820509
Hình 4.21: Đáp ứng nhiệt độ theo góc quay của trục khuỷu
Sau kỳ nổ, khi pít-tông di chuyển xuống, phần nhiệt lượng sẽ được truyền qua thành xy-lanh và tiếp xúc với cơ chế làm mát. Trong thời điểm kỳ nổ diễn ra, cũng sẽ có một phần nhiệt lượng thất thoát qua thành xy-lanh, đây là một phần nguyên nhân làm giảm hiệu suất. Tuy nhiên, lượng nhiệt mất đi này rất nhỏ, không đáng kể. Dựa trên giá trị nhiệt độ, ta sẽ tính toán được nhiệt lượng toả ra và thông lượng nhiệt. Những thông số này sẽ được sử dụng để tính toán suất tiêu hao nhiên liệu.
Dựa vào đáp ứng của đồ thị nhiệt độ, ta thấy rằng đường đáp ứng là một đường cong trơn, không gấp khúc, điều nay có nghĩa là bước thời gian dùng cho phân tích là phù hợp, nghiệm nhiệt độ hội tụ tốt, giá trị liên tục không bị gián đoạn hay gấp khúc quá trình tính toán các hệ số sẽ dễ dàng hơn. Tại kỳ nạp, nhiệt lượng hầu như không tăng, giá trị nằm ở mức 27oC (300oK), điều này phù hợp với thực tế, do trong kỳ nạp, không khí chỉ lưu thông và không có sự cháy xảy ra, nhiệt độ không tăng, sau kỳ nổ, kỳ xả diễn ra, không khí nóng được đẩy ra ngoài, nhiệt độ buồng cháy giảm xuống.
HVTH: Đặng Như Phúc 74 MSHV: 1820509