Sau khi thiết lập các thông số và tiến hành mô phỏng thì quá trình tạo lưới toàn chu kỳ được tạo ra theo các thông số thiết kế và thể hiện dưới hình sau:
HVTH: Đặng Như Phúc 68 MSHV: 1820509 Quá trình tạo lưới này tương ứng với các góc xu-páp nạp mở và xu-páp thải mở đúng với thời điểm đã thiết lập, quá trình chia lưới này là tự động phần mềm tính toán trước khi đã cung cấp các thông số cơ bản của động cơ nghĩa là ta đã thiết lập ở phần trước. Quá trình tạo lưới tương ứng 4 quá trình xảy ra khi một động cơ hoạt động: kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ và kỳ xả, sự phối hợp các xu-páp tương ứng với từng thời điểm là phù hợp.
Theo như kết quả trình bày trên hình 4.19, pít-tông sẽ di chuyển xuống đến điểm chết dưới, lưới động được tạo ra sau mỗi bước thời gian, sau đó di chuyển lên điểm chết trên lưới động được thu hồi, tại đây xảy ra kỳ nổ, sau đó pít-tông sẽ tiếp tục di chuyển xuống đến điểm chết dưới, lưới động được tạo ra sau mỗi bước thời gian, sau đó di chuyển lên điểm chết trên lưới động được thu hồi. Xen kẽ giữa các kỳ là biên của van nạp và van xả lần lượt mở ra. Tại đây, lưới tứ diện sẽ được tạo, do khu vực này sẽ xuất hiện dòng rối, xoáy và có dạng hình học là đường cong, do đó lưới tứ diện được sử dụng thay thế cho lục diện.
Mật độ chia lưới những chỗ có các khối giao nhau là rất mịn cụ thể là chỗ vị trí gần các xu-páp và nắp máy, không gian rất hẹp, do đó sẽ sinh ra hệ số rối cao, vận tốc và áp suất tăng đột ngột, do đo ta dùng lưới tứ diện tại khu vực này. Khu vực ngay tại hai mép của xu-páp và thành xy-lanh sẽ có mật độ lưới dày hơn, phần tử nhỏ hơn các khu vực lân cận, tương tự là khu vực lưới xung quanh thành xu-páp hút. Sau mỗi bước tạo lưới, phần mềm sẽ tự động thực hiện quá trình kiểm ra giá trị tiêu chí, điều này giúp cho người làm tiết kiệm thời gian kiểm tra thủ công. Lớp lưới tạo ra tại khu vực sát thành xy-lanh phải được hình thành theo phương pháp lớp biên, vì khu vực gần sát thành xy-lanh sẽ cho ra đáp ứng dòng chảy tầng.