Nghiêncứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó tổ của nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dây cáp điện tai sin (Trang 36 - 38)

Tác giả Hà Nam Khánh Giao và Bùi Thị Thúy An (2017) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng”: Mô hình được đề xuất nghiên cứu trong đề tài này được chọn từ mô hình văn hóa doanh nghiệp của Lau và Idris (2001) được phát

triển từ mô hình của Recardo và Jolly (1997) với 4 yếu tố tác động như sau: (1) Trao đổi thông tin, (2) Đào tạo và phát triển, (3) Phần thưởng và sự ghi nhận, (4) Làm việc nhóm. Tác giả đã đưa ra 17 biến quan sát để làm thang đo, đo lường sự cam kết gắn bó của nhân viên. Đối tượng khảo sát chính là 282 nhân viên đang làm việc tại công ty. Kết quả sau khi kiểm định cho thấy có 4 yếu tố tác động đến sự gắn bó của nhân viên, sắp theo thứ tự độ mạnh giảm dần: (1) Làm việc nhóm,

(2) Phần thưởng và sự ghi nhận, (3) Trao đổi thông tin, (4) Đào tạo và phát triển, đều có tác động tích cực đến cam kết gắn bó của nhân viên.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty Cổ phần CMC Telecom TP. HCM” của Bùi Nhất Vương (2016) dựa trên mô hình nghiên cứu của Lau và Idris (2001). Đối tượng khảo sát chính là 150 nhân viên đang làm việc tại công ty. Phương pháp nghiên cứu kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis). Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy bội thông thường được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết và cuối cùng thảo luận kết quả xử lý số liệu và phân tích nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố VHDN ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Người lao động hiện tại gắn bó với công ty ở mức độ trung bình. Toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 05 yếu tố VHDN có quan

hệ đồng biến đến sự gắn bó của nhân viên với công ty: Sự sáng tạo trong công việc (β3 = 0,416), Làm việc nhóm (β4 = 0,283), Đào tạo và phát triển (β2 = 0,192), Phần thưởng và sự công nhận (β5 = 0,159) và Giao tiếp trong tổ chức (β1 = 0,152).

Tác giả Trương Hoàng Lâm và Đỗ Thị Thanh Vinh (2012) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó của nhân viên: Trường hợp của công ty hệ thống thông tin FPT”. Nghiên cứu đặt ra vấn đề nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp, và văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới sự cam kết, lòng trung thành của mỗi nhân viên. Bằng việc sử dụng mô hình lý thuyết của Recardo và Jolly (1997) gồm 8 yếu tố (1) Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát

triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Hiệu quả trong việc ra quyết định; (5) Đổi mới và chấp nhận rủi ro; (6) Định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai; (7) Làm việc nhóm; (8) Công bằng trong chính sách quản trị, tác giả đã đưa ra 32 biến quan sát để làm thang đo, đo lường sự cam kết gắn bó của nhân viên. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 456 nhân viên của công ty hệ thống thông tin FPT thông qua bảng khảo sát gửi đến từng nhân viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có bảy nhân tố, ảnh hưởng tích cực và có liên quan mật thiết đến sự cam kết gắn bó của nhân viên. Các nhân tố đó bao gồm: (1) Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Hiệu quả trong việc ra quyết định; (5) Đổi mới và chấp nhận rủi ro; (6) Làm việc nhóm; (7) Công bằng trong chính sách quản trị. Đây chính là cơ sở giúp lãnh đạo công ty hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, từ đó đưa ra định hướng phát triển, duy trì văn hóa công ty phù hợp với từng giai đoạn, qua đó làm gia tăng sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó tổ của nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dây cáp điện tai sin (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w