Kết quả sig Levene's Test là 0,421> 0,05 với độ tin cậy 95%, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 (Phương sai bằng nhau) và bác bỏ giả thuyết H1 (phương sai khác nhau), Do đó, có thể tiếp tục sử dụng kết quả phân tích của bảng ANOVA.
Dựa trên kết quả bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig = 0,00 < 0,05 như vậy kết luận: Chấp nhận giả thuyết H1, Bác bỏ giả thuyết H0. Kết luận có sự khác biệt gắn bó tổ chức giữa các nhóm chức danh khác nhau. Để biết chính xác sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập nào tác giả tiếp tục phân tích Post Hoc Test cho kết quả như sau: Với mức ý nghĩa sig.= 0,504 > 0,05 vậy. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhóm chức danh giám đốc với nhóm phó phòng và trưởng phòng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhóm chức danh giám đốc với nhóm nhân viên, với mức ý nghĩa sig. = 0,457 < 0,05. Với mức ý nghĩa sig. = 0,125 > 0,05. Vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhóm chức danh giám đốc với nhóm công nhân. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm chức danh trưởng phòng và phó phòng với nhóm chứ danh nhân viên, Với mức ý nghĩa có sig. = 0,017 < 0,05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm chức danh trưởng phòng và phó phòng với nhóm chứ danh công nhân, với mức ý nghĩa có sig. = 0,000 < 0,05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm chức danh nhân viên với nhóm chức danh công nhân, với mức ý nghĩa có sig. = 0,017 < 0,05, chi tiết tại (Phụ lục 04).
4.3.5. Kiểm định sự gắn bó của nhân viên với tổ chức theo thu nhập
Để kiểm định sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức ở 3 nhóm thu nhập khác nhau, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. (Chi tiết phụ lục 04).
Kết quả sig Levene's Test là = 0,145 > 0,05 với độ tin cậy 95%, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 (Phương sai bằng nhau) và bác bỏ giả thuyết H1 (Phương sai khác nhau), Do đó, có thể tiếp tục sử dụng kết quả phân tích của bảng ANOVA.
Dựa trên kết quả bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig = 0,00 < 0,05 như vậy kết luận: Chấp nhận giả thuyết H1, Bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác biệt gắn bó tổ chức giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Để biết chính xác
sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập nào tác giả tiếp tục phân tích Post Hoc Test cho kết quả như sau: Với mức ý nghĩa sig. = 0,070 > 0,05 vậy. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhóm thu nhập dưới 10 triệu đồng với nhóm thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm dưới 10 triệu đồng với nhóm trên 15 triệu đồng, có sig. = 0,000 < 0.05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng, với mức ý nghĩa sig. = 0,001 > 0,05, chi tiết tại (Phụ lục 04).
4.3.6. Kiểm định sự gắn bó của nhân viên với tổ chức theo thâm niên.
Để kiểm định sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức ở 3 nhóm thu nhập khác nhau, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. (Chi tiết phụ lục 04).
Sự khác nhau về gắn bó tổ chức là giữa các nhóm Thâm niên công tác Giá trị sig. của kiểm định Levene’s Test bằng 0,582 > 0,05 với độ tin cậy 95%, như vậy ta chấp nhân giả thuyết H0 (Phương sai bằng nhau) và bác bỏ giả thuyết H1 (Phương sai khác nhau).
Dựa trên kết quả bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig = 0,004 < 0,05 như vậy kết luận: Chấp nhận giả thuyết H1, Bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác biệt gắn bó tổ chức giữa các nhóm thâm niên khác nhau. Để biết chính xác sự khác nhau giữa các nhóm thâm niên nào tác giả tiếp tục phân tích Post Hoc Test cho kết quả như sau:Với mức ý nghĩa sig. = 0,268 > 0,05 vậy. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhóm làm việc dưới 2 năm với nhóm làm việc từ 2 đến 6 năm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm có thời gian thâm niên dưới 2 năm với nhóm có thời gian thâm niên trên 6 năm, có sig. = 0,001 < 0,05. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn bó tổ chức giữa nhóm có thời giân thâm niên từ 2 đến 6 năm vơi nhóm có thâm niên trên 6 năm, với mức ý nghĩa sig.= 0,013 > 0,05, chi tiết tại (Phụ lục 04).
4.4. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước