Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tài chín hở các trường ĐHCL

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quản lý tài chính tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ; Nghị quyết số 77/NQ- CP năm 2014; Nghị định 16/2015/CP ngày 14 tháng 2 năm 2015….

Các nội dung quy định tại Nghị định 16/CP và Nghị quyết 77/NQ-CP phân loại các hình thức TCTC sau đây:

TCTC đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; TCTC đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

TCTC đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí);

TCTC đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).

Cơ chế tự chủ được xác định trên cơ sở 2 văn bản, Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Còn về Nghị định số16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự ng hiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành về triển khai thực hiện Nghị định này.

1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tài chính ở các trường ĐHCL ĐHCL

Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nào từ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho đến các cơ sở giáo dục đại học . Đối với các đại học công lập thì đây là một trong những yếu tố quyết định đến quy mô, đến chất lượng và uy tín của nhà trường. Nhất là trong điều kiện

phù hợp với từng đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường thì sẽ khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho các trường phát triển. Chính vì vậy hoạt động quản lý tài chính đòi hỏi phải tác động đến nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Để quản lý tài chính dưới quy mô và đặc thù của mỗi trường Đại học công lập, nếu đứng dưới góc độ quản lý nhà nước thì cần nhận biết tác động của các nhân tố để từ đó đưa ra những phương thức, hình thức và nội dung quản lý tài chính phù hợp trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quản lý tài chính đối với các đại học công lập nhưng trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ xin được đề cập một số nhân tố được cho là quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. Các nhân tố chính bao gồm:

1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là đối với các trường đại học công, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện rõ nét. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý thì bây giờ sẽ không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thích ứng và tính công bằng trong quá trình đào tạo.

Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi và tác động quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có những thay đổi về chất. Bên cạnh đội ngũ lao động tay nghề cao được đào tạo trong các trường dạy nghề, nhu cầu về lực lượng lao động được đào tạo qua trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học,các chuyên gia bậc cao ngày càng tăng lên.

Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội, hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô để tiếp nhận ngày càng nhiều đối tượng vào học. Kết quả là số lượng các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngày càng tăng lên. Quy mô đào tạo tăng lên, số lượng các đơn vị đào tạo cũng tăng nhưng nguồn lực công cũng như các nguồn lực khác cung cấp cho phát triển giáo dục nhiều khi không tăng một cách tương ứng. Điều này sẽ làm nảy sinh những bất

cập và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giáo dục. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục và đào tạo, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý trong giáo dục đã được triển khai áp dụng. Ngày nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục đã không còn là việc riêng của từng hệ thống giáo dục công mỗi nước. Điều đó trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn cầu của mọi quốc gia. Chính vì những lý do trên, trong quá trình quản lý, các trường Đại học công cần theo sát xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước.Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục, trong đó có cơ chế quản lý tài chính là nâng cao chất lượng của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn tài chính đầu tư cho GD-ĐT. Phát triển kinh tế như sự gia tăng về sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và tăng mức sống của người dân… là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến thực hiện chủ trương "Toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục" cũng như việc thực hiện xã hội hóa GDĐH. Nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao sẽ tạo tiền đề tốt thực hiện huy động toàn xã hội tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển giáo dục. Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển, thu nhập người dân thấp thì việc huy động tham gia đầu tư cho giáo dục sẽ bị hạn chế.

1.3.2 Chính sách pháp luật

Quản lý tài chính là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị sự nghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các trường Đại học công thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Khi đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo được cấp toàn bộ kinh phí từ NSNN và việc sử dụng nguồn kinh phí đó cũng hoàn toàn theo quy định của nhà nước.Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập. Tuy nhiên, do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên nhà nước không đáp ứng được nhu cầu

được Nhà nước thành lập để thực hiện việc cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT. Vì vậy Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với các trường đại học, thông qua chức năng nhiệm vụ của mình mà Nhà nước có thể can thiệp gián tiếp vào các hoạt động của nhà trường. Trong từng thời kỳ cụ thể, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển GD-ĐT nói chung và GDĐH nói riêng sẽ có những thay đổi nhất định cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế - xã hội. Do đó cơ chế quản lý đối với các trường cũng có những thay đổi theo cho phù hợp. Cùng với chủ trương của Đảng, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước ban hành cũng ảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL. Một cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các trường ĐHCL khai thác triệt để nguồn thu, đáp ứng đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động thường xuyên; đồng thời, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình chi tiêu tài chính, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản lý tài chính. Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách thu học phí đối với các bậc, hệ đào tạo, chính sách trợ cấp ưu đãi đối với sinh viên của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL, đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường ĐHCL.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quản lý tài chính tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)