Sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống làm mát

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ô TÔ + BTL (Trang 48 - 52)

2.3.2.1. Bơm nước

a. Hư hỏng

- Thường hỏng bi, làm cánh bơm chạm vào vỏ gây mòn vẹt, giảm lưu lượng và áp suất cung cấp, hở bộ phận bao kín khiến nước bị rò rỉ ra ngoài.

- Trục bơm có thể hỏng ren đầu trục, rãnh then, hoặc bị cong. - Vỏ bơm, cánh bơm bị nứt, vỡ.

b. Kiểm tra

Quan sát những hư hỏng nêu trên, dùng pan me, đồng hồ so kiểm tra độ mòn ổ bi, độ cong của trục bơm.

c. Sửa chữa

- Hỏng cánh bơm, hỏng bi và bộ phận roăng đệm bao kín, cách sửa chữa chủ yếu là thay thế bằng chi tiết mới phù hợp.

- Lỗ đế trên thân bơm làm việc với tấm đệm bao kín bằng phíp thường bị mòn hoặc rỗ, được sửa chữa bằng cách doa rộng ổ đế sau đó đóng ống lót và mài nghiền nhẵn phẳng bề mặt làm việc.

- Trục cong nắn thẳng bằng máy ép thuỷ lực. - Phải thông và bơm mỡ thường xuyên. 2.3.2.2 Két nước

Dùng để chứa nước và truyền nhiệt từ nước nóng trong động cơ ra khí trời làm giảm nhiệt độ của nước và cung cấp nước nguội cho động cơ.

.a. Hư hỏng

- Bị đóng cặn tắc đường ống dẫn nước do sử dụng nước không sạch, nước cứng. - Các cánh tản nhiệt bị xô lệch do va chạm.

- Các ống dẫn nước bị phồng, nứt, thủng, làm thất thoát nước do axít trong chất làm mát ăn mòn lâu ngày mặt trong đường ống.

- Lò xo nắp két nước bị giảm đàn hồi hay kẹt dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh b. Kiểm tra:

- Kiểm tra các ống nước bị cặn, tắc: sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu các ống bị tắc nhiều thì nhiệt độ ở hai ngăn nước nóng và nước làm mát chênh nhau lớn do nhiệt độ nước vào két quá nóng.(khoảng 300 C, bình thường khoảng 10 đến 150 C). Có

thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.

- Kiểm tra rò rỉ: dùng áp suất khí nén 2,5 at, ngâm két vào nước dung dịch làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt.

- Dùng tay bóp các ống kiểm tra ống bị phồng, rộp, mục.

- Mở nắp két nước phát hiện xem có váng bọt màu vàng nổi lên hay không, nếu có phải hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xi lanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát.

- Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của roăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút, dùng tay kéo piston để tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ chân không đạt giá trị trong phạm vi: 0,7  1 at mà van mở là đạt yêu cầu.

c. Sửa chữa

- Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt và ngăn trên và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống. Ông bị rò rỉ, hay hư hỏng thường được thay thế mới.

- Két nước tắc bẩn, đóng cặn tiến hành xúc rửa.

- Nắp két nước: roăng, van hơi, van khí bị hỏng thì thay mới.

- Các lá tản nhiệt bị cong, vênh thì nắn lại bằng dụng cụ chuyên dùng kiểu răng lược.

2.3.2.3. Quạt gió

- Tạo ra luồng không khí thổi xuyên qua két nước làm mát, nhờ đó động cơ được làm mát tốt ở chế độ chạy không tải, và tốc độ thấp tải nhẹ.

- Tăng cường khả năng trao đổi nhiệt của két làm mát nước, giữ ổn định nhiệt độ làm việc của động cơ ở các chế độ tải khác nhau.

a. Hư hỏng

- Cánh quạt thường bị cong vênh, nứt, gãy cánh, lỏng do va chạm trong quá trình làm việc, hay tháo lắp không cẩn thận gây ra.

- Với quạt truyền động gián tiếp qua khớp nối thuỷ lực, khớp điện từ thường bị thiếu dầu silicôn do bị rò rỉ, làm giảm mômen truyền lực, hoạt động không tốt của bộ phận cảm biến nhiệt độ khiến quạt làm việc kém chính xác.

- Đối với quạt điện hư hỏng chủ yếu hư hỏng động cơ điện một chiều như: mòn bạc ổ đỡ, chạm, chập hoặc cháy các cuộn dây cuốn.

- Dây đai bị mòn. b. Kiểm tra và sửa chữa

- Khi cánh quạt bị cong phải nắn lại trên bàn gá, cần đảm bảo góc nghiêng của cánh, cách đều nhau và các cánh cùng nằm trên một mặt phẳng.

- Cánh bị lỏng thì tán bằng đinh tán hoặc hàn chặt lại. - Cánh hoặc giá bị nứt thì hàn rồi gia công lại.

- Đối với quạt gió dẫn động thuỷ lực khi thiếu dầu phải bổ sung, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ để khắc phục.

- Đối với quạt điện xem phần kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động. - Dây đai mòn, đứt thì thay mới.

2.3.2.4. Van hằng nhiệt

Đóng đường nước từ động cơ ra két làm mát khi động cơ còn nguội và mở đường nước tới két khi động cơ đạt nhiệt độ làm việc bình thường, nhờ đó làm cho động cơ khi khởi động nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc.

a. Hư hỏng

- Độ đàn hồi thân van và cơ cấu cánh van làm việc kém, do các chất chứa trong thân van bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng van không mở hoặc mở không đủ gây nóng máy khi động cơ làm việc với công suất lớn, có trường hợp van không đóng khi nhiệt độ nước còn thấp khiến động cơ chạy lâu mới đạt nhiệt độ làm việc, làm tăng ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều nhiên liệu.

b. Kiểm tra, sửa chữa

- Tháo van ngâm vào chậu nước nóng, có cắm nhiệt kế đo nhiệt độ nước, khoảng

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ô TÔ + BTL (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w