Bảo dưỡng hệ thống làm mát:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ô TÔ + BTL (Trang 52 - 53)

75 0 C van bắt đầu mở, tăng nhiệt độ lên 85 0 C van mở hoàn toàn là được.

2.3.3.Bảo dưỡng hệ thống làm mát:

2.3.3.1. Bảo dưỡng hàng ngày : đối với hệ thống làm mát hở, kiểm tra mức nước trong két, mức nước phải thấp hơn miệng két nước từ 15  20 mm. Kiểm tra xem nước

trong hệ thống có bị rò chảy không, nếu bị rò chảy cần sửa chữa và đổ bổ sung nước tới mức quy định.

2.3.3.2. Bảo dưỡng định kỳ :

• Bảo dưỡng 1 : Kiểm tra xem tất cả các chỗ nối của hệ thống có bị rò chảy không. Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho tới khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. Nếu bơm quá sẽ làm phớt chắn dầu chồi ra.

Kiểm tra, nếu cần thì siết chặt két nước, lớp áo và rèm chắn gió. • Bảo dưỡng 2 : Kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát và nếu cần thiết khắc

phục chỗ rò chảy.

Kiểm tra độ bắt chặt bơm nước và độ căng dây đai quạt gió, nếu cần thiết điều chỉnh độ căng dây đai.

Kiểm tra độ bắt chặt quạt gió. Kiểm tra sự hoạt động của cửa chắn gió, đóng, mở phải bình thường.

Kiểm tra sự hoạt động của van không khí ở nắp két nước.

2.3.3.3. Quy trình súc rửa hệ thống

+ Xả hết nước trong hệ thống làm mát. + Để khô hệ thống làm mát từ 10 đến 12 giờ.

+ Đổ dung dịch hoá chất đã pha vào đầy hệ thống và ngâm theo thời gian quy định. + Khởi động động cơ cho làm việc từ 15 đến 20 phút.

+ Xả sạch dung dịch khử cặn, rửa hệ thống làm mát 2 đến 3 lần bằng nước sạch. + Rửa lần cuối bằng dung dịch K2Cr2O7 nồng độ từ 0,5 đến 1% ở nhiệt độ từ 70 đến

80 0C để trung hoà hết các chất ăn mòn. + Hoá chất dùng để khở cặn có rất nhiều loại.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ô TÔ + BTL (Trang 52 - 53)