Nghiên cứu trong nước:

Một phần của tài liệu Nguyễn Đức Nghĩa_Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên (Trang 29 - 31)

Khởi nghiệp là một phong trào đang ngày càng được xã hội hưởng ứng và ủng hộ. Đi theo xu hướng đó cũng có nhiều lãnh đạo các trường Đại học xác định được vai trò của sinh viên khi bổ sung các kiến thức cho các bạn ngay khi đang còn ngồi ở ghế nhà trường. Từ đó có rất nhiều nghiên cứu về HSTKN đổi mới sáng tạo.

Bài viết có tiêu đề: Thúc đẩy vườn ươm khởi nghiệp trong trường Đại học (Tuấn, Hà 2020). Nghiên cứu này cho rằng, trường Đại học giữ một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia và ươm tạo khởi nghiệp là một cấu phần cần thiết để góp phần gia tăng số doanh nghiệp thành công, tạo thêm việc làm và cải thiện kinh tế - xã hội cho địa phương. Theo các tác giả, ở nước ta môi trường khởi nghiệp trong trường đại học cần được tiếp tục hoàn thiện để khu vực này có thể đóng góp nhiều nhất trong thời gian tới. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả hoạt động ban đầu từ mô hình ươm tạo khởi nghiệp của Trường Đại học Ngoại thương, qua đó nêu lên một vài kiến nghị trong chính sách liên quan tới việc nâng cao vai trò của ươm tạo khởi nghiệp trong trường Đại học. Từ một góc độ khác, sứ mệnh của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp cũng đã được Diễn đàn Kinh tế thế giới (2014) đề cập, bao gồm: thúc đẩy văn hóa và tôn trọng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên; giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ý tưởng (idea - formation) về các lĩnh vực và ngành nghề mới; cung cấp nguồn nhân lực phù hợp cho các doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề mới... Như vậy, trong hệ sinh thái này, trường đại học phải tham gia đào tạo nguồn nhân lực phù hợp phục vụ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tác giả chưa hướng tới đặc trưng vùng miền từ đó chưa khai thác sâu sắc từ các yếu tố lợi thế, điều có thể cải thiện, khó khăn hay thách thức cụ thể.

Theo nghiên cứu của “HSTKN – một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” (Thuỷ, Hảo 2017). HSTKN chính là tập hợp các thành tố tạo nên môi trường cho khởi nghiệp phát triển. Tuy còn non trẻ với khá nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết, song không thể phủ nhận sự trưởng thành theo thời gian của HSTKN Việt Nam và những nỗ lực của chính phủ, của trường Đại học, của các đối tượng liên quan trong hệ thống, và của các doanh nghiệp để cải thiện HSTKN nước nhà. Trong xu thế hội nhập văn hoá và kinh tế toàn cầu, với tốc độ phát triển khoa học công nghệ và đô thị hoá cao hơn bao giờ hết, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực, kinh nghiệm, giao lưu hợp tác để phát triển toàn diện.

Nghiên cứu này trước hết cung cấp cái nhìn tổng quan về HSTKN, phân tích rõ các vai trò quan trọng, các đặc điểm và các thành phần trọng yếu trong HSTKN. Đồng thời, bài viết đưa ra các phân tích kinh nghiệm và bài học quốc tế, cụ thể là từ hai HSTKN thành công trên thế giới là Hồng Kông và Waterloo nhằm góp phần để HSTKN của Việt Nam dần trở nên hoàn thiện ở một tương lai không xa. Bài viết giới hạn phân tích các kinh nghiệm quốc tế trên khía cạnh của bốn trong số các thành phần chính của HSTKN, bao gồm: Chính sách chính phủ và khuôn khổ pháp lý, tiếp cận thị trường, nguồn nhân lực và lực lượng lao động, tài trợ và tài chính. Tuy nhiên bài viết chưa tiếp cận sâu vào từng cụ thể đối tượng áp dụng.

Một trong những chủ thể quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp là sinh viên. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, rất cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp dành cho sinh viên (Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan 2016)

Từ thực tiễn cho thấy HSTKN tại Trường Đại học Tây Nguyên còn manh nha và đồng thời chưa có đề tài nghiên cứu nào về HSTKN ở Đại học

Tây Nguyên. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến HSTKN tại trường Đại học Tây Nguyên”.

Một phần của tài liệu Nguyễn Đức Nghĩa_Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w