Yêu cầu phải có sự hướng dẫn của các cán bộ có chuyên môn từ đó thúc đẩy một phong trào “dám chấp nhận sai để học hỏi nâng cao kinh nghiệm thực tế trong nhà trường.” Những người dù có thất bại tuy nhiên họ được khuyến khích chia sẻ cho cộng đồng để những người còn lại tránh được những bài học đó.
Phần thứ năm
KẾT LUẬN
5.1Các vấn đề mà đề tài đã giải quyết được
Đề tài đã nêu lên khái quát về lý luận về khởi nghiệp cũng như là HSTKN là gì. Từ đó đã đưa ra được mô hình và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến HSTKN Đại học Tây Nguyên là yếu tố chương trình ươm tạo và chính sách hỗ trợ và văn hóa khởi nghiệp. Cũng theo đó hiện nay dưới góc nhìn của sinh viên HSTKN tại trường Đại học Tây nguyên đang được đánh giá là 3,69 là mức độ đánh giá ở cấp độ trung bình.
5.2Hạn chế của nghiên cứu
Tuy nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến HSTKN tại trường Đại học Tây Nguyên nhưng nhóm đề tài cũng nhận ra một số hạn chế của đề tài như sau: Thứ nhất: Kinh phí còn eo hẹp nên số lượng mẫu còn thấp.
Trường Đại học Tây Nguyên là một trường đa ngành theo học hiện tại hơn 6000 sinh viên. Việc khảo sát 200 phiếu chỉ chiếm 3% nên phần nào chưa thể hiện hết các quan điểm của các bạn sinh viên.
Thứ hai: Chưa thể hiện tính cụ thể hóa từng khoa, ngành học
Nhóm đề tài nhận thấy trường Đại học Tây Nguyên là một trường đa dạng nhiều ngành học nên việc khảo sát quy mô toàn trường đã bỏ qua những đặc điểm riêng biệt từng ngành học cụ thể để có thể xem sét rõ hơn.
Thứ ba: Chưa khảo sát những đánh giá của các cán bộ chuyên trách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp.
Theo đó một hệ sinh thái cũng được cấu thành đến từ nhiều phòng ban và bộ phận chuyên trách vấn đề khởi nghiệp. Tại trường Đại học Tây Nguyên có dự án V2work,… Việc mới chỉ đánh giá dưới góc nhìn của sinh viên cũng ảnh hưởng đến tính đại diện của kết quả.
5.3Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Dựa trên những nhận thấy về hạn chế của nghiên cứu nhóm tác giả để xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất: Xin thêm kinh phí để mở rộng số lượng mẫu để khái quát hơn cho kết quả chính xác nhất.
Thứ hai: Nên có những nghiên cứu đến từng khoa, ngành học, bộ môn, khóa,… Để tăng tính cụ thể hóa hơn cho nghiên cứu.
Thứ ba: Nên có những khảo sát đối với những cán bộ chuyên trách trong các công tác khởi nghiệp để tăng tính khách quan cho đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phúc, Nguyễn Xuân. 2016. "Văn phòng Chính phủ." Văn phòng chính phủ. 10 16. http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong-tai-le-phat-dong- Chuong-trinh-Thanh-nien-khoi-nghiep-giai-doan-20162021/201610/20004.vgp. Cường, TS. Bùi Văn. 2020. "Tạp Chí Cộng Sản." Tạp Chí Cộng Sản. 05 25.
https://tapchicongsan.org.vn/thuc-tien-kinh-nghiem1/-/2018/816505/tinh-dak-lak- chu-dong-thuc-day-lien-ket-vung-va-ket-noi-kinh-te%2C-tao-dong-luc-moi-cho- tang-truong-va-phat-trien.aspx.
Bùi Anh Tuấn , Lê Thị Thu Hà. 2020. "Thúc đẩy vườn ươm khởi nghiệp trong trường đại học." Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.
Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan. 2016. " Hệ thống sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam." Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam 18.
Webster, Noah. 2018. Merriam-Webster.
Ries, Eric. 2011. “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses”.
Isenberg. 2010. "How to start an Entrepreneurial Revolution." Harvard Business Review
88.
OECD. 2013. Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Company Growth Dynamics. World Economic Forum.
Nguyễn Anh Thi. 2017. "Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương." Sở khoa học công nghệ Tỉnh Bình Dương 03.
Bảo, Bảo. 2016. "Ông Trương Gia Bình: Đừng nhầm lẫn, bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp!" Cafe biz.
Thạch, Mỹ. 2018. "Khởi nghiệp: Hiểu sao cho đúng." Khoa học và phát triển.
Tuấn, Hà. 2020. "Thúc đẩy vườn ươm khởi nghiệp trong trường Đại học." Tạp chí khoa học và công nghệ 1+2.
Moore, Jame F. 1993. Predators and Prey: A New Ecology of Competition . Havard Business Reiew.
Thuỷ, Hảo. 2017. "Hệ sinh thái khởi nghiệp và một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho VIệt Nam." tạp chí kinh tế đối ngoại 95.
Jahangir Farsi, Meysam. 2014. “Institutional factors influencing academic entrepreneurship: The case of the University of Tehran”.
Hà, Đặng Bảo. 2015. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: vai trò của Chính phủ. Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
Feld, Brad. 2014. Cộng đồng khởi nghiệp - cách xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Thời Đại.
Trương Thị Nam Thắng, Nguyễn Anh Thi, Phạm Tuấn Hiệp, Đăng Thành Đạt, Nguyễn Quốc Anh, Bùi Văn Linh, Bùi Quốc Dũng. 2018. Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black. 2006 . Multivariate data analysis.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành sinh viên trường Đại học Tây Nguyên)
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Tây Nguyên đang thực hiện công trình nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp Đại học Tây Nguyên”. Rất mong anh/chị dành chút thời gian để giúp chúng tôi làm sáng rõ hơn về sự đánh giá của anh/chị về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp Đại học Tây Nguyên. Cũng xin lưu ý là không có trả lời nào là đúng hay sai cả, chúng tôi mong nhận được sự trả lời trung thực từ phía anh/chị. Hơn nữa tất cả thông tin sẽ gộp chung với các mẫu phiếu khác để xử lý thống kê. Vì vậy, thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật và không xuất hiện trong báo cáo kết quả nghiên cứu. Tất cả những thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Ngày điều tra:
Phần 1: Thông tin cơ bản:
- Địa chỉ
SĐT: Email:
- Giới tính: Nam/nữ
- Độ Tuổi:
- Sinh viên năm:Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Phần 2: Phiếu khảo sát:
- Anh/Chị hãy cho biết mức độ hài lòng với các phát biểu sau đối với khởi nghiêp:
- Xin Anh/Chị khoanh tròn ô thích hợp với quy ước:
1. Rất không hài lòng
2. Không hài lòng
3. Bình thường
4. Hài lòng
5. Rất hài lòng