Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nguyễn Đức Nghĩa_Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên (Trang 41 - 43)

Đối với thông tin và số liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu; Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã “làm sạch”, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 và SPSS 26.0.

* Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp thống kê kinh tế: Thống kê mô tả (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình, độ lệch chuẩn,..); Thống kê so sánh (tỷ lệ phần trăm giới tính, năm đi học, khoa,…)

+ Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu những người am hiểu hoặc có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp; Thảo luận thông qua hội thảo khoa học, trên cơ sở các ý kiến chuyên gia được tổng hợp để hoàn thiện hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HSTKN Trường Đại học Tây Nguyên, phân tích thực trạng HSTKN trường Đại học Tây Nguyên, từ đó có những giải pháp thúc đẩy HSTKN Đại học Tây Nguyên trong thời gian tới.

+ Phương pháp phân tích Cronbach’s alpha: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại các biến không phù hợp. Tiếp đó các biến được giữ lại xem xét tính phù hợp thông qua bước phân tích nhân tố khám phá (EFA).

+ Phương pháp hồi quy bội: Ước lượng bằng mô hình hồi qui để xác định và lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng khởi nghiệp. Như vậy khởi nghiệp là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dạng hàm đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp có dạng như sau:

++ + + + u

Trong đó: Y là biến phụ thuộc; Xi là biến độc lập. Mô tả các biến trong mô hình đề xuất nghiên cứu:

Tên biến Loại biến Mô tả

Những chương trình ươm tạo các dự án khởi nghiệp tại trường Đại học Tây

Nguyên

Biến độc lập Đo lường các chương trình tập huấn, đánh giá mức độ hiệu quả của học phần khởi

nghiệp,… Các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ

cho HSTKN tại trường Đại học Tây Nguyên

Biến độc lập Đánh giá các cơ sở hạ tầng, không gian làm việc chung cho hoạt động khởi nghiệp Khả năng tiếp cận nguồn

vốn đầu tư của các startup trong hệ sinh thái

Biến độc lập Các nguồn vốn có thể tiếp cận của các bạn sinh viên, và hiệu quả sau đầu tư (nếu

có) Môi trường doanh nghiệp

và thị trường tại trường Đại học Tây nguyên

Biến độc lập Các hoạt động giúp các dự án thương mại hóa sản

phẩm, quảng bá,… Các chính sách hỗ trợ, văn

hóa khởi nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên

Biến độc lập Văn hóa chấp nhận rủi ro, các khoản đầu tư của nhà trường cho hoạt động khởi

nghiệp. HSTKN tại Trường Đại học

Tây Nguyên Biến phụ thuộc yếu tố tạo nên hệ sinh thái,Đánh giá các mức độ các …

Hình 3. 1 Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp trường Đại học Tây Nguyên

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả)

Một phần của tài liệu Nguyễn Đức Nghĩa_Yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w