3.1.1 Vị trí địa lý
TPCT là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, TPCT chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
TPCT nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ ĐBSCL, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 169 km, cách Cà Mau 179 km. Phía Bắc giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giá tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang và phía Nam giáp với Hậu Giang.
3.1.2 Dân số và lao động
Diện tích nội thành là 53 km². TPCT có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49 % diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.224.160 người, mật độ dân số tính đến 2013 là 868 người/km². Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. TPCT được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).
Bảng 3. 1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015
Diện tích (km2)
Dân số trung bình
(người) Mật độ dân số (người/km2)
Tổng số 1.409,03 1.223.052 868
Phân theo đơn vị cấp huyện
Quận Ninh Kiều 29,34 255.728 8.716
Quận Bình Thủy 70,68 119.158 1.686
Quận Cái Răng 68,33 91.000 1.332
Quận Ô Môn 132,22 134.630 1.018
Quận Thốt Nốt 118,01 166.151 1.408
Huyện Phong Điền 125,26 101.120 807
Huyện Cờ Đỏ 311,15 126.069 405
Huyện Thới Lai 255,81 123.505 483
Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 115.330 389
30
Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia vào các ngành kinh tế tính đến năm 2014 của thành phố Cần Thơ là 759.791 người, chiếm 58,85% tổng dân số. Trong đó, lao động nam là 387.389 người chiếm 50,30% tổng số lao động, lao động nữ là 397.770 người, chiếm 49,70% tổng lao động toàn thành phố. Phân bố theo khu vực thành thị và nông thôn, số lao động tại thành thị là 448.817 người chiếm 62,35% tổng lao động và lao động của khu vực nông thôn là 310.974 người, chiếm 37,65%.
Bảng 3. 2 Cơ cấu lao động thành phố Cần Thơ từ 2012 - 2014
Tổng số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
689.825 697.667 759.791
1. Phân theo giới tính
Nam 387.389 374.494 362.021
Nữ 302.436 323.173 397.770
2. Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị 320.312 432.211 448.817
Nông thôn 369.513 265.456 310.974
3. Cơ cấu lao động
Nam 62 56 51 Nữ 38 44 49 Tổng cộng 100 100 100 Thành thị 51 65 62 Nông thôn 49 35 38 Tổng cộng 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2015
3.1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ
Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng có nhiều biến động phức tạp khó lường. Tuy nhiên, so với nhiều nước khác trong khu vực thì tình hình kinh tế nước ta cũng có nhiều diễn biến đáng khích lệ.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi.
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010.
Cùng với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP của TPCT cũng có nhiều biến động được thể hiện qua bảng 4.3 bên dưới.
31 Đơn vị tính : % 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 15.03 14.64 11.55 11.67 12.05 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 2013 2014 GDP Việt Nam GDP Cần Thơ
Nguồn: Thống kê Việt Nam và cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2015
Hình 3. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và thành phố Cần Thơ 2010 – 2014 Năm 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia sớm vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng đạt 6,78% và TPCT đạt 15,03%, tăng 2,04% so với năm 2009. Năm 2011 và 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta nói chung và của TPCT nói riêng có chiều hướng giảm so với năm 2010 đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Cụ thể, năm 2011, GDP cả nước chỉ đạt 5,89%, giảm 0,89% so với năm 2010; năm 2012, GDP đạt 5,03%, giảm 0,86% so với năm 2011. Cùng với tốc độ tăng trưởng của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ năm 2011 đạt 14,64%, giảm 0,39% so với năm 2010; năm 2012, GDP TPCT đạt 11,5%, giảm 3,14% so với năm 2011. Năm 2013 và năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và TPCT có phần khởi sắc hơn so với năm 2012. Cụ thể, năm 2013 GDP cả nước và TPCT lần lượt là 5,42% và 11,67%, GDP cả nước tăng 0,17% và TPCT tăng 0,12% so với năm 2012. Năm 2014, con số này là 5,98% đối với cả nước và 12,05 đối với thành phố Cần Thơ, cả nước tăng 0,56% và TPCT tăng 0,38%. Điều này cho thấy, nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế TPCT nói riêng có nhiều biến động theo chiều hướng tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng năm 2012.
3.1.4 Thu nhập bình quân của người dân thành phố Cần Thơ
Thu nhập bình quân là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu chi tiêu của người dân thành phố. Khi thu nhập bình quân có xu hướng gia tăng chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Bảng 3. 3 Thu nhập bình quân thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2013
Năm Đvt 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập bình quân USD 1.630 1.750 1.950 2.346 2.514 2.989 Tốc độ tăng trưởng % 36,74 7,36 11,43 20,31 7,16 18,89
32
Bảng 3.4 cho thấy, thu nhập bình quân của người dân TPCT ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2008 thu nhập bình quân của người Cần Thơ là 1.630USD/người/năm tăng 36,74% so với năm 2007. Năm 2009, mức thu nhập bình quân tăng thêm 120USD và đạt 1.750USD/người/năm, tăng 7,36% so với năm 2008. Đến năm 2010, con số này lại tăng lên và đạt 1.950USD/người/năm, tăng 11,43% so với năm 2009. Sang năm 2011, thu nhập bình quân của người dân TPCT đạt 2.346USD/người/năm, tăng 20,31% so với năm 2010. Đến năm 2012, thu nhập bình quân người dân Cần Thơ đạt 2.514USD/người/năm, tăng 7,16% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tăng 18,89% so với năm 2012 và đạt 2.989 USD/người/năm và dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL về thu nhập bình quân.
Điều này chứng tỏ khả năng chi trả của người dân TPCT tương đối khả quan. Cuộc sống của người dân đã ổn định và khi có cuộc sống ổn định họ sẽ chú trọng hơn đến nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của bản thân và gia đình. Theo đó, nhu cầu để sử dụng các dịch vụ, chi tiêu tiêu dùng khác cũng gia tăng, đặc biệt các mặt hàng điện máy. Tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách xúc tiến bán hàng, mở rộng thêm quy mô hoạt động trong kinh doanh các mặt hàng điện máy tại Cần Thơ, và doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm đến chất lượng dịch vụ để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng ngày một tốt hơn, tạo mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm kiếm khách hàng tiềm năng.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh (Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình, Thành Công). Hiện nay, Hội sở chính của Sacombank tọa lạc bề thế tại 266, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Nhờ vào những bước đi tiên phong trong việc sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, Sacombank đã nâng vốn điều lệ của mình nhảy vọt lên tới 71 tỷ đồng vào những năm 1995-1998. Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các Chi nhánh. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là NHTM cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống Chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Tính đến 3/11/2016, Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
33 - 18.852 tỷ đồng vốn điều lệ;
- 22.214 tỷ đồng vốn chủ sở hữu
- 564 Chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp các khu vực trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Campuchia và 01 Chi nhánh tại Lào;
- Hơn 15.500 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp khá đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng.
3.3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ
3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Thạnh Thắng. Ngày 31/10/2011 chính thức khánh thành trụ sở mới tại 95 – 97 – 99 Võ Văn Tần, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ với quy mô 2 tầng hầm, 1 tầng trệt, 12 tầng lầu. Qua 12 năm hoạt động đến nay, chi nhánh hiện có 13 phòng giao dịch trực thuộc tại các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, địa chỉ cụ thể:
• Chi nhánh Cần Thơ: 95 – 97 – 99 Võ Văn Tần, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch An Cư: 110, đường Lý Tự Trọng, P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch An Hòa: 51, đường Cách Mạng Tháng 8, P.An Hòa Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Ninh Kiều: 168C, đường 3/2, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Cái Khế: 81 – 83, đường Trần Văn Khéo, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Hồ Tùng Mậu: 69A1, đường Hồ Tùng Mậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Cái Răng: 415, 418 QL 1A – KV Yên Hạ, P. Lê Bình, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ
34
• Phòng giao dịch Trà Nóc: 34A2 – KCN Trà Nóc 1, P.Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Ô Môn: 953/6, đường 26/3, P.Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
• Phòng giao dịch Châu Văn Liêm: QL 91 – KV4, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
• Phòng giao dịch Cờ Đỏ: 79, Hà Huy Giáp, TT. Cờ Đỏ, H. Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ • Phòng giao dịch Thốt Nốt: 521 KV Long Thạnh A, P. Thốt Nốt, Q.Thốt Nốt,
TP. Cần Thơ
• Phòng giao dịc Thới Thuận: 341B, QL 91 – KV Thới Thạnh 2, P. Thới Thuận, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
• Phòng giao dịch Vĩnh Thạnh: 1315C, ấp Vĩnh Quới, TT. Vĩnh Thạnh, H. Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ.
35
3.3.2 Cơ cấu tổ chức:
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank Chi nhánh Cần Thơ)
Hình 3. 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sacombank Chi nhánh Cần Thơ
3.3.3 Chức năng các bộ phận
Giám đốc chi nhánh: có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc chi nhánh khi thực
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN & QUỸ
PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO
Doanh nghiệp Cá nhân Kinh Doanh Tiền Tệ Thanh Toán Quốc Tế Xử Lý Giao Dịch Hành Chính Nhân Sự Công nghệ thông tin
Ngân Quỹ
Quản Lý Tín Dụng
Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động
36
hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho các bộ phận trực thuộc có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát nội dung được phân quyền.
Phó Giám Đốc Chi Nhánh: có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động chi của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám Đốc.
- Phó giám đốc nội nghiệp: Phụ trách hoạt động của chi nhánh, kiểm tra giám sát hoạt động của chi nhánh, thừa ủy quyền của Giám đốc chỉ đạo trong trường hợp Giám đốc đi công tác.
- Phó Giám đốc phụ trách PGĐ: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các PGĐ, đảm bảo hoạt động của các PGĐ đúng với phương hướng hoạt động của chi nhánh.
Phòng Kinh Doanh:
- Quản lí, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản các sản phẩm dịch vụ, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng. Đồng thời thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tại quầy và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch có liên quan, đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng hạn.
- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng; thông báo quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp, cá nhân; chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi vay…
+ Bộ phận Doanh nghiệp: Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm dịch vụ, tiếp thị và quản lý, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.
+ Bộ phận Cá nhân: Chức năng và nhiệm vụ giống với bộ phận doanh nghiệp nhưng đối tượng khách hàng là cá nhân.
+ Bộ phận Kinh doanh tiền tệ: xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, các giao dịch chuyển tiền quốc tế; cập nhật thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngoại hối nhằm mục đích sinh lợi cho ngân hàng theo kế hoạch; điều hành lãi suất, thanh khoản; các hoạt động chuyển tiền kiểu hối…
+ Bộ phận Thanh toán quốc tế:
- Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đố chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.
- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.
37
- Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.
- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách.
- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện về đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác.
Phòng Kế Toán & Quỹ: + Bộ phận xử lý giao dịch:
- Tiếp nhận, và xử lý giao dịch tại quầy
- Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt, quản lý ACAP
+ Bộ phận Kế toán: Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm về công tác phí kế toán tại