Tính lồi theo nón của ánh xạ đa trị

Một phần của tài liệu Sự tồn tại nghiệm của bài toán tựa cân bằng và bao hàm thức tựa biến phân pareto (Trang 25 - 27)

Trước hết ta nhắc lại khái niệm hàm lồi đơn trị: Một hàm f : D → R

xác định trên tập lồi D được gọi là lồi nếu với mọi x, y ∈ D và λ ∈ [0,1] ta luôn có

f(λx+ (1−λ)y) ≤λf(x) + (1−λ)f(y).

Trong phần này chúng tôi luôn giả thiết D là tập con lồi của không gian tuyến tính X và Y là không gian tuyến tính với nón C. Ta nhắc lại khái niệm hàm véctơ lồi theo nón.

Định nghĩa 1.3.13. Giả sử f : D → Y là hàm véctơ. Ta nói rằng: (i) f là C- lồi trong D nếu với mọi x, y ∈ D và α ∈ [0,1], ta luôn có

f(αx+ (1−α)y) ∈ αf(x) + (1−α)f(y)−C.

(ii) f là C- giống như tựa lồi (quasiconvex-like) trong D nếu với x1, x2 ∈ D và α ∈ [0,1] thì luôn tồn tại chỉ số i ∈ {1,2} sao cho

f(αx1 + (1−α)x2) ∈ f(xi)−C.

Các khái niệm dưới đây là mở rộng các khái niệm trên cho ánh xạ véctơ đa trị.

Định nghĩa 1.3.14. Cho F :D →2Y là ánh xạ đa trị. Ta nói rằng: (i) F là C- lồi trên trong D nếu với mọi x1, x2 ∈ D, t ∈ [0,1], thì

tF(x1) + (1−t)F(x2) ⊆ F(tx1 + (1−t)x2) +C. (ii) F là C- lồi dưới trong D nếu với mọi x1, x2 ∈ D, t ∈ [0,1],

F(tx1 + (1−t)x2) ⊆tF(x1) + (1−t)F(x2)−C.

Định nghĩa 1.3.15. Cho F :D →2Y là ánh xạ đa trị. Ta nói rằng: (i) F là C- giống như tựa lồi trên trong D nếu với mọi x1, x2 ∈ D và α ∈ [0,1], thì tồn tại j ∈ {1,2} sao cho

F(xj) ⊆ F(αx1 + (1−α)x2) +C.

(ii) F là C- giống như tựa lồi dưới trong D nếu với mọi x1, x2 ∈ D và α ∈ [0,1], tồn tại j ∈ {1,2} sao cho

F(αx1 + (1−α)x2) ⊆F(xj)−C.

Nhận xét 1.3.16. Các khái niệm C-lồi và C- giống như tựa lồi của ánh xạ đa trị là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ sau đây của Ferro [26] minh họa cho điều đó.

Ví dụ 1.3.17. Xét các ánh xạ F, G : R → R2 xác định bởi F(x) = (x13;x) và G(x) = (x; 1−x).

Với nón C = R2+, ta dễ dàng kiểm tra được F là ánh xạ C- giống như tựa lồi nhưng không là C- lồi và ánh xạ G là C- lồi nhưng không là C- giống như tựa lồi.

Định nghĩa 1.3.18. Cho F : D ×D −→ 2Y là ánh xạ đa trị. Ta nói rằng:

(i) F là C- lồi trên theo đường chéo (diagonally upper C-convex) đối với biến thứ nhất nếu với mọi tập hữu hạn {x1, x2, . . . , xn} ⊆ D và x = n P i=1 αixi, αi ≥ 0, n P i=1 αi = 1, ta luôn có n X i=1 αiF(xi, x) ⊆ F(x, x) +C.

(ii) F là C- lồi dưới theo đường chéo đối với biến thứ nhất nếu với mọi tập hữu hạn {x1, x2, . . . , xn} ⊆ D và x = n P i=1 αixi, αi ≥ 0, n P i=1 αi = 1, ta luôn có F(x, x) ⊆ n X i=1 αiF(xi, x)−C.

Định nghĩa 1.3.19. Cho F : D ×D −→ 2Y là ánh xạ đa trị. Ta nói rằng:

(i) F là C- giống như tựa lồi trên theo đường chéo đối với biến thứ nhất nếu với mọi tập hữu hạn {x1, x2, ..., xn} ⊆ D và x =

n P i=1 αixi, αi ≥ 0, n P i=1

αi = 1, luôn tồn tại j ∈ {1, . . . , n} sao cho F(xj, x) ⊆ F(x, x) +C.

(ii) F là C- giống như tựa lồi dưới theo đường chéo đối với biến thứ nhất nếu với mọi tập hữu hạn {x1, x2, ..., xn} ⊆ D và x =

n P i=1 αixi, αi ≥ 0, n P i=1

αi = 1, luôn tồn tại j ∈ {1, . . . , n} sao cho F(x, x) ⊆ F(xj, x)−C.

Một phần của tài liệu Sự tồn tại nghiệm của bài toán tựa cân bằng và bao hàm thức tựa biến phân pareto (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)