Các phương pháp vi sinh

Một phần của tài liệu Khóa luận phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

3.4.2.1.Các phương pháp vi sinh

Nguyên lý: Một lượng nhỏ vi sinh vật đã được pha loãng trước được dàn đều lên trên bề mặt hộp petri có chứa môi trường phân lập.

Tiến hành: Môi trường agar nóng chảy được đổ vào hộp petri đã vô trùng, để cho đặc lại. Dùng pipetman hút 100µl dung dịch hỗn hợp vi sinh cần phân lập ở các nồng độ khác nhau cho vào hộp petri chứa môi trường agar ở trên. Sau đó dùng que trang vô khuẩn dàn đều ra khắp bề mặt. Lật ngược hộp peptri để nuôi trong tủ ấm ở 30℃. Sau khoảng 24h bắt đầu theo dõi quan sát và tách rời các khuẩn lạc trên môi trường đặc.

b. Phương mô tả đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào, hình dạng bào tử,

đính bào tử của các chủng nấm mốc

Hình dạng khuẩn lạc được quan sát ở mặt trước và mặt sau sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường Czapeck-dox. Hình thái tế bào, khuẩn ty, đính bào tử được quan sát trên kính hiển vi sau 48 giờ nuôi cấy. Phân loại chủng nấm mốc phân lập dựa vào khóa phân loại nấm mốc và tài liệu của Barnett(1973).

c. Phương pháp xác định sốlượng nấm mốc trong chế phẩm

Số lượng vi sinh vật được xác định bằng phương pháp trang cấy trên các đĩa peptri với các môi trường tương ứng. Môi trường được chọn có cơ chất đặc hiệu cho loài phát triển. Sau một thời gian nuôi cấy, đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường và dựa vào tỉ lệ pha loãng cùng thể tích ban đầu đem cấy từ đó suy ra khuẩn lạc có trong 1ml mẫu.

Dùng môi trường Czapeck-dox để định lượng nấm mốc.

d. Giữ giống vi sinh vật

Chuẩn bị ống thạch nghiêng chứa môi trường agar đông đặc. Cấy truyền vi sinh vật sang ống nghiệm và để một thời gian ở nhiệt độ tối ưu cho vi sinh vật phát triển. Sau đó đem bảo quản ở nhiệt độ lạnh ( khoảng 4℃).

Một phần của tài liệu Khóa luận phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống (Trang 33)