Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ở lợn

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 39)

2.2.3.1. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn

Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal).

Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn phôi thai từ lúc trứng thụ tinh đến 2 2 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong vòng 2 ngày đầu tiên), phân chia nhanh chóng thành khối tế bào

và thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 - 39, hình thành nên hầu hết các

cơ quan bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày 40 trơ đi là giai đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.

Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục,

lý và thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để

phù hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng

đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh và số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucose trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi... Đây là những sự thay đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy đủ và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn. Đối với lợn nái sinh sản chúng ta phải tìm cách để kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể cho nhiều sản phẩm nhất.

2.2.3.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đêu

Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng tăng khối lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tùy theo các giống lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lượng có khác nhau. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm hơn…

Không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương: Sự phát triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương đối); của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ

tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các

nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất.

2.2.3.3. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn

Sinh trưởng của lợn lần đầu tiên được Brody mô tả vào năm 1945 trên quan điểm của năng lượng dự trữ trong cơ thể so với đơn vị năng lượng ăn vào, ông cũng là người đưa ra đường cong sinh trưởng dạng hình chữ s được trình bày trên hình

1.4. Sau đó Webster (1980) đã chứng minh một cách chi tiết về hiệu suất sử dụng năng lượng cho sinh trưởng ở gia súc sản xuất thịt. Mối quan hệ giữa trao đổi chất

và nội tiết của tế bào với sinh trưởng của động vật là một mối quan tâm lớn của ngành sinh học và được Trenkle và Marple nghiên cứu vào năm 1983.

Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối lượng của cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày) hoặc sinh trưởng tương đối (%).

- Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:

Khối lượng cuối kỳ (g) - khối lượng đầu kỳ (g)

Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) =

Thời gian nuôi.

- Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức sau:

Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ Sinh trưởng tương đối (%) = X 100

(Khối lượng đầu kỳ + Khối lượng cuối kì)/2.

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)