Trong chăn nuôi lợn nái thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ
thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là số con trên một
lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chi phí trong sản xuất nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh sản làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng.
Theo Arut Kid Cha-orapin (2006) [30] tại Thái Lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:
- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%;
cung cấp nước uống đầy đủ.
- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong
thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.
Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.
Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm enrofloxacin;
thuốc điều trị Streptoccocus spp:tiêm amoxicillin 01 ngày trước đẻ.
Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.
Kemper and Gerjets (2009) [26] cho thấy, để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng:
(1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng),
sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính
thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa
> 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL-8 và
TNFa.
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
Đối với việc khai thác nguồn gen vật nuôi: Ở một số nước đang phát triển, đối lập với sự đói nghèo là sự giàu có trong tài nguyên thiên nhiên và động vật nông nghiệp. Do sự hạn chế trong giao lưu, mỗi cộng đồng dân cư ở mỗi nơi có một nguồn giống, họ tự trao đổi, không giao lưu với thế giới bên ngoài. Các giống lợn bản địa của các nước này có những đặc điểm như thích nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội địa phương, chống đỡ bệnh tật tốt, khả năng tận dụng thức ăn có nguồn gốc bản địa cao, kể cả các phế phụ phẩm mà các vật nuôi ‘‘công nghiệp hóa cao’’ không thể dùng tới được. Bên cạnh đó, một số giống có số con đẻ/lứa cao, tính nuôi con khéo…
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn nuôi thương phẩm của lợn Lang Đông Khê.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực tập: Xã Trọng Con, Xã Đức Thông –Thị Trấn Đông Khê –
Huyện Thạch An –Tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/11/2018.
3.3. Nội dung thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi
3.3.1. Nội dung
- Theo dõi một số đặc điểm sinh học của lợn Lang Đông Khê, huyện Thạch An,
tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá khảnăng sinh trưởng và của lợn Lang Đông Khê.
- Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh sản lợn nái lợn Lang Đông Khê.
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi đặc điểm sinh học của lợn Lang : - Mô tả đặc điểm ngoại hình lợn Lang Đông khê
* Chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn Lang:
- Sinh trưởng tích lũy.
- Sinh trưởng tuyệt đối.
* Theo dõi chỉ tiêu của đàn lợn nái lợn Lang Đông Khê sinh sản:
- Các chỉ tiêu về số lượng lợn con của các lợn nái thực hiện.
- Các chỉ tiêu vềchất lượng đàn con của cáclợn nái thực hiện.
- Số lợn con của một đàn mới sinh,số lượng sống tới cai sữa.
3.4. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu
3.4.1. Phương pháp theo dõi về đặc điểm sinh học ở lợn Lang Đông Khê
-Đánh giá đặc điểm ngoại hình: Thông qua quan sát trực tiếp quan sát màu
lông, đầu, chân… và chụp ảnh minh họa của lợn Lang Đông Khê.
-Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của lợn thí nghiệm: Theo dõi tần số hô
hấp,mạch đập và kiểm tra thân nhiệt, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ bắt mạch thủ công
đàn lợn thí nghiệm.
3.4.2. Phương pháp theo dõi về khả năng sinh trưởng ở lợn Lang Đông Khê
+ Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích lũy được trong một đơn vị thời gian. Cân khối lượng lợn tại thời điểm kiểm tra. Cân cùng một chiếc cân và một người cân, cân vào buổi sáng, trước lúc cho ăn.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là sự tăng khối lượng hàng ngày của lợn thí nghiệm, được tính theo công thức:
W1 – W0 A =
t1 - t0
+ Sinh trưởng tương đối (%): Là tỷ lệ khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần cân khảo sát, được xác định theo công thức:
W1- W0 R(%) = x 100 W1 + W0 2
Trong đó: A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R(%): Sinh trưởng tương đối
t0: Thời điểmbắt đầu theo dõi
t1: Thời điểm lúc kết thúc theo dõi W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi
* Đánh giá một số chiều đo của lợn thí nghiệm
- Tiến hành đo kích thước các chiều: Dài thân, vòng ống....Dùng thước dây đo,
- Dài thân: sử dụng thước dây đo từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương đuôi.
- Vòng ngực: Dùng thước dây đo vòng quanh ngực sau phía gốc nách.
- Rộng mông: sử dụng thước compa đo từ khớp khuỷu đến khớp đến khớp đùi
gắn vào xương chậu.
- Cao khum: dùng thước compa đo từ mặt đất đến xương khum.
3.4.3. Phương pháp theo dõi về sinh sản ở lợn Lang Đông Khê
- Kiểm tra số lượng đàn con bằng cách đếm tất cả các con sinh ra ở ổ đó, 21
ngày tuổi, cai sữa.
- Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa (cân vào buổi
sáng, trước khi ăn, dùng 1 loại cân, 1 người cân). Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) =
Số lợn còn sống đến cai sữa
x 100
Số lợn con sơ sinh
Khối lượng trung bình lợn con (g) =
Tổng khối lượng từng con sơ sinh
Số lợn con sơ sinh (con)
Khối lượng trung bình lợn con cai sữa (g) =
Tổng khối lượng từng con cai sữa Số lợn con cai sữa (con)
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thu được theo phương pháp thống kê sinh
vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000); phần mềm Excel 2007và minitab 16 để tính
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất
Quá trình thực tập tốt nghiệp tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của dự án từ năm 2017 đến 2018 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập. kết quả thực hiện công tác chăm sóc,nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1.Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc Số lượng Kết quả (an toàn hoặc khỏi) Tỷ lệ (%) 1 Tiêm phòng An toàn Tiêm sắt 126 126 100
Cầu trùng (cho uống) 126 126 100
Dịch tả 126 126 100 Tụ huyết trùng 126 126 100 Đóng dấu 126 126 100 Sưng phù đầu 126 126 100 2 Điều trị Khỏi bệnh Bệnh phân trắng lợn con 31 31 100
Bệnh tiêu chảy lợn con 33 33 100
3
Công tác khác
Bệnh viêm vú 3 3 100
Khó đẻ 2 2 100
Qua bảng 4.1 cho thấy lợn lang Đông Khê có sức chống chịu bệnh tật rất tốt, nhưng vì để đảm bảo an toàn đàn lợn thí nghiệm, chúng tôi đã tiêm phòng bệnh thì 100% đều an toàn tuyệt đối và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
4.2. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình thực tập,theo dõi trực tiếp đặc điểm sinh học của lợn Lang
được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi đặc điểm ngoại hìnhvề một số bộ phận của lợn Lang
STT Các bộ
phận Lợn đực Lợn cái
1 Đầu Nhỏ, ngắn Đầu to vừa phải
2 Mắt Mắt tinh nhanh Mắt tinh nhanh
3 Tai Tai hình lá trầu và vểnh Tai hình lá trầu và vểnh
4 Mũi Mũi bé và dài Mũi bé và dài
5 Thân Thân ngắn Thân ngắn
6 Bụng Bụng thon gọn Bụng tương đối to
7 Chân Chân nhỏ dài, đi móng Chân nhỏ,ngắnđi móng
8 Lông
Lông thưa và thô, màu lông lang đen trắng, đặc trưng có vết trắng kéo dài từ trán xuống mũi, lông dài cứng hơn hơn ở lợn cái
Lông thưa và thô, màu lông lang đen trắng, đặc trưng có vết trắng kéo dài từ trán xuống mũi
9 Da Da có màu đen và trắng Da có màu đen và trắng
10 Tính tình Không hung dữ Không hung dữ
Kết quả bảng 4.2 cho thấykết cấu ngoại hình của lợn Lang khá chắc chắn, phù
hợp với điều kiện chăn thả khu vực miền núi. Lợn Lang Đông Khê hầu hết có đầu nhỏ và ngắn, tai hình lá trầu và vểnh thẳng lên trên, có mõm dài và nhỏ, chân nhỏ và ngắn. Lông da đầu và tai có màu đen, trán có vệt trắng dài từ trán xuống đến mõm, da ở bụng
và chân có màu trắng, lưng ngắn và võng, bụng to, võng và xệ nên hai hàng vú thường
xuyên quét đất. Lông ngắn và thưa, mõn ươn ướt,mắt tinh nhanh,đuôi phe phẩy lợn có
chửa bầu vú quét đất, núm vú chìa ra, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao, chân
4.2.2. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng của lợn Lang
*Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
Khối lượng của lợn thí nghiệm ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm (lúc 2 tháng
tuổi) đều được bố trí tương đương nhau (4,06; 4,03 và 4,02 kg/con). Kết quả theo
dõi về sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 4.3.
Bảng 4.3 cho thấy khả năng sinh trưởng của lợn Lang Đông Khê ở 3 lứa thí
nghiệm nuôi dưỡng trong cùng điều kiện tuân theo quy luật chung và sinh trưởng khá tốt. Điều kiện chăn nuôi nông hộ, môi trường tự nhiên để lợn vận động phù hợp với tập tính sinh học của chúng.
Bảng 4.3. Kết quả khối lượng của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (kg)
STT Diễn giải
(Tháng)
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3
X mX Cv (%) X mX Cv (%) X mX Cv (%) 1. P bắt đầu TN 4,06 ± 0,16 12,13 4,03 ± 0,10 7,43 4,02±0,10 7,43 2. Tháng nuôi 1 9,30 ± 0,26 8,48 8,77 ± 0,71 24,30 7,75±0,41 16,02 3. Tháng nuôi 2 14,95 ± 0,61 12,26 14,02± 1,10 23,48 13,25±0,77 17,38 4. Tháng nuôi 3 20,54 ± 1,20 13,62 19,34±1,54 23,96 18,96±0,69 10,98 5. Tháng nuôi 4 26,45 ± 1,35 12,37 24,73±0,56 18,94 24,78±0,65 7,83 6. Tháng nuôi 5 32,75 ± 1,02 7,82 30,70±0,56 5,44 30,80±0,64 6,26 7. Tháng nuôi 6 39,19 ± 0,69 4,51 36,73±0,58 4,74 37,09±0,68 5,51 8. Tháng nuôi 7 45,65 ± 0,49 4,51 44,14±1,04 7,04 44,25±0,82 5,55 9. Tháng nuôi 8 52,26 ± 0,49 2,81 51,63±0,91 5,31 51,90±0,90 5,23 Tính chung 48,20b±0,49 3,08 47,60a±0,94 5,94 47,88a±0,87 5,47 So sánh (%) 100 98,75 99,34
a, b Trên hàng ngang, các chữ số mang các chữ cái giống nhau thì khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
Kết quả sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm ở Bảng 4.3 cho thấy: cả 3 lô
thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc là tăng dần theo tuổi. Cụ thể là: khối lượng trung bình của lợn lúc bắt đầu thí nghiệm (2 tháng tuổi) đến khi kết thúc thí nghiệm của cả ba lô thí nghiệm có sự chênh lệch nhau không
đáng kể nhưng không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Cụ thể khối lượng lợn của lô 1, 2, 3 lần lượt là 4,06; 4,03 và 4,02 kg. Điều này chứng minh rằng việc bố trí lợn thí nghiệm ở cả ba lô đảm bảo được yếu tố đồng đều về khối lượng. Đây chính là cơ sở ban đầu để đánh giá chính xác hơn về sinh trưởng của lợn thí nghiệm ở ba mức
protein khác nhau.
Kết quả theo dõi về sinh trưởng bảng 4.3 cũng cho thấy, đối với lợn được
nuôi bằng cùng khẩu phần thì sinh trưởng tích luỹ của lợn con có chiều hướng tăng theo mức độ tăng và ổn định ở lứa thứ 3. Trung bình khối lượng lợn cả 3 lứa thí
nghiệm ở các lô 1; 2 và lô 3 lần lượt là 48,20; 47,60 và 47,88 kg/con.
Nếu coi khối lượng của lợn ở lô 1 là 100 % thì khối lượng lợn ở lô 2 là 1,25 % và lô 3 là 0,66 %. Như vậy, lợn Lang Đông Khê 3 lứa thì tăng khối lượng bình quân là khác nhau, ở lứa 3 khối lượng ổn định nhất, có thấp hơn lứa 1 nhưng cao hơn lứa 2. Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng giữa lô 1 với lô 2, 3 có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
*Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
Kết quả theo dõi về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm được trình bày
Bảng 4.4. Kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) STT Giai đoạn TN (KL tháng nuôi) Lứa 1 (X mX) Lứa 2 (X mX) Lứa 3 (X mX) 1. Bắt đầu TN – 1 174,67 a± 7,54 157,97b ± 21,38 124,40c ± 12,87 2. Tháng 1 – 2 188,33 ± 14,36 175,07 ± 27,35 183,33 ± 23,01 3. Tháng 2 - 3 186,33 ± 31,78 177,13 ± 33,97 190,30 ± 10,24 4. Tháng 3 - 4 196,83 ± 19,71 179,82 ± 37,98 194,27 ± 14,78 5. Tháng 4 - 5 210,17 ± 23,87 198,98 ± 46,60 200,42 ± 21,35 6. Tháng 5 - 6 214,67 ± 27,24 201,00 ± 15,95 209,67 ± 21,30 7. Tháng 6 - 7 215,33 ± 34,57 247,00 ± 31,96 238,77 ± 21,92 8. Tháng 7 - 8 220,33 ± 22,16 249,67 ± 58,95 254,83 ± 40,71 Tính chung 195,17b ± 6,08 181,66a ± 3,34 183,73a ± 3,66 So sánh (%) 100 93,08 94,14
Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lô thí nghiệm ở
các lô có diễn biến theo chiều hướng tăng dần khác nhau qua từng giai đoạn tuổi thí nghiệm, tuân theo quy luật sinh trưởng.
Ở lô 1 tốc độ sinh trưởng cao nhất và tăng đều ở các giai đoạn tuổi; lô 2 sinh trưởng tuyệt đối thấp nhất, nhưng tốc độ sinh trưởng 2 tháng cuối tăng vượt bậc so với lô 1; ở lô 3 khả năng tăng trọng tương đối đều ở các giai đoạn tuổi nhưng cũng tăng nhanh ở 2 tháng cuối thí nghiệm, nhưng sự sai khác nhau sinh trưởng tuyệt giữa 3 lô là khá rõ rệt với P<0,05. Điều này, chứng tỏ rằng điều kiện các hộ chăn nuôi, chăm sóc và tiểu khí hậu ở chuồng nuôi là khác nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy lợn thí nghiệm tăng khối lượng bình quân cả 8 tháng nuôi lô 1, 2 và 3 lần lượt là 195,17 g/con/ngày; 181,66 g/con/ngày và 183,73