Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 44)

Nước ta có khoảng 100 giống/dòng vật nuôi bản địa. Theo ước tính có khoảng 1/2 các giống/dòng đóng vai trò lớn trong cung cấp thực phẩm, sức

kéo và sản xuất, như trâu, bò vàng, ngựa, lợn, gà .v.v. các loại. Một số trong các

giống/dòng đó có số lượng ít, rải rác các nơi và hầu như chỉ có ở các vùng núi cao

nơi mà các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng. Tuy nhiên trong

những năm gần đây việc khai thác và phát triển nguồn gen bản địa cũng đã

được Đảng và Nhà nước quan tâm, các giống vật nuôi quý của các cộng đồngngười

dân thiểu số được đầu tư phát triển và bước đầu mang lại hiệu quả kinh

tế nhất định cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại các vùng cao, vùng sâu củacả

nước.

Kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng ta đã mất đi ít nhất 8

giống vật nuôi nổi tiếng như lợnỈ mỡ, lợn Phú Khánh,

lợn Thuộc Nhiêu, gà Sơn Vi .v.v. Cùng với sự mở cửa với thế giới bên

ngoài, các giống ngoại đượcnhập ồ ạt. Phong trào đổi mới giống chăn nuôi được

lại không đủ sức đểphát hiện, giữ lại các giống, quần thể vật nuôi tiềm ẩn.

Lê Xuân Cương (1986) [2] cho thấy, lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Trần Minh Châu (1996) [3], điều trị bệnh bằng oxytocin và kháng sinh

ampicillin 25mg/ 1kg TT/ ngày hoặc tetracyclin - 50mg/ kg/ ngày cho kết quả điều

trị tốt.

Theo Trương Lăng (2000) [8], dùng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm bắp:Penicillin: 2.000.000 UI/ lợn nái.Kanamycin: 2g/ lợn nái.

+ Liều dùng: Liên tục từ 3 - 4 ngày (bệnh cấp tính), 6 - 8 ngày (bệnh mãn

tính).

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [9], dùng phác đồ điều trị:

+ Tiêm bắp streptomycin: Dùng 15 - 20 mg/ kgTT. Dùng liên tục từ 3 - 5

ngày (bệnh cấp tính), dùng 6 - 8 ngày (bệnh mãn tính).

+ Penicillin dùng 20.000 UI/ kg TT, dùng kết hợp với streptomycin trong thời gian điều trị.

Nguyễn Như Pho (2002) [17], đã dùng kháng sinh streptomycin phối hợp với penicillin, chloramphenicol tiêm một lần ngay trước khi đẻ, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi đẻ hoặc đặt viên kháng sinh vào tử cung trong 3 ngày sau khi đẻ đã cho biết kết quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng MMA.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [10], dùng oxytocin 20 - 40

UI/ con/ ngày. Để dạ con co bóp, tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. Thụt

rửa âm đạo băng Han - Iodine 5%: 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội, dùng

kháng sinh tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày. + Gennorfcoli: 1 - 5 ml/ 10 kgTT + Gentamycin 4%: 1 ml/ 6 kgTT + Lincomycin 10%: 1 ml/ 10 kgTT

+ Dùng các thuốc bổ trợ, trợ sức, kết hợp với kháng sinh: Vitamin A, D, E;

Multivit - gorte, B.complex...

Nguyễn Quang Linh (2005) [11] cho rằng bệnh viêm vú thường xảy ra sau

khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.

Chu Thị Thơm và cs (2005) [23] đã nghiên cứu chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng.

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)