Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 39)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

2.2.4.1. Các yếu tô bên trong

Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ

cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng, về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin) là loại hormon rất cần thiệt cho sinh trưởng của cơ thể. Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (anismus) hoặc quá to (gigantismus). Thuỳ giữa tuyến yên cũng tiết ra các hormon tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể, chủ yếu là chuyển hoá mỡ và sự chuyển hóa glycogen ở trong gan.

Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của lợn. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ.

2.2.4.2. Các yếu tô bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.

*Dinh dưỡng

Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay

đổi tỷ lệ cácphần trong cơ thể, ví dụ như nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần ăn có

nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.

*Nhiệt độ và ẩm độ môi trường

Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không

thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số cổng trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp

(dưới 5,5°C) thì lợn conbú sữa có nhu cầu về vitamin B: cao hơn rất nhiều khi nhiệt

độ môi trường là 29,5°c.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho

1kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18⁰C, cho lợn sinh

sản không thấp hơn 10 - 12°c. Nhìn chung khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì

cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống.

Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí. Ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.

* Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh

đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 -

12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt

trời.

Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn cao sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo.

Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thê mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo

nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợncon và lợn sinh sản.

*Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải… Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa.

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta có khoảng 100 giống/dòng vật nuôi bản địa. Theo ước tính có khoảng 1/2 các giống/dòng đóng vai trò lớn trong cung cấp thực phẩm, sức

kéo và sản xuất, như trâu, bò vàng, ngựa, lợn, gà .v.v. các loại. Một số trong các

giống/dòng đó có số lượng ít, rải rác các nơi và hầu như chỉ có ở các vùng núi cao

nơi mà các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng. Tuy nhiên trong

những năm gần đây việc khai thác và phát triển nguồn gen bản địa cũng đã

được Đảng và Nhà nước quan tâm, các giống vật nuôi quý của các cộng đồngngười

dân thiểu số được đầu tư phát triển và bước đầu mang lại hiệu quả kinh

tế nhất định cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại các vùng cao, vùng sâu củacả

nước.

Kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng ta đã mất đi ít nhất 8

giống vật nuôi nổi tiếng như lợnỈ mỡ, lợn Phú Khánh,

lợn Thuộc Nhiêu, gà Sơn Vi .v.v. Cùng với sự mở cửa với thế giới bên

ngoài, các giống ngoại đượcnhập ồ ạt. Phong trào đổi mới giống chăn nuôi được

lại không đủ sức đểphát hiện, giữ lại các giống, quần thể vật nuôi tiềm ẩn.

Lê Xuân Cương (1986) [2] cho thấy, lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Trần Minh Châu (1996) [3], điều trị bệnh bằng oxytocin và kháng sinh

ampicillin 25mg/ 1kg TT/ ngày hoặc tetracyclin - 50mg/ kg/ ngày cho kết quả điều

trị tốt.

Theo Trương Lăng (2000) [8], dùng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm bắp:Penicillin: 2.000.000 UI/ lợn nái.Kanamycin: 2g/ lợn nái.

+ Liều dùng: Liên tục từ 3 - 4 ngày (bệnh cấp tính), 6 - 8 ngày (bệnh mãn

tính).

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [9], dùng phác đồ điều trị:

+ Tiêm bắp streptomycin: Dùng 15 - 20 mg/ kgTT. Dùng liên tục từ 3 - 5

ngày (bệnh cấp tính), dùng 6 - 8 ngày (bệnh mãn tính).

+ Penicillin dùng 20.000 UI/ kg TT, dùng kết hợp với streptomycin trong thời gian điều trị.

Nguyễn Như Pho (2002) [17], đã dùng kháng sinh streptomycin phối hợp với penicillin, chloramphenicol tiêm một lần ngay trước khi đẻ, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi đẻ hoặc đặt viên kháng sinh vào tử cung trong 3 ngày sau khi đẻ đã cho biết kết quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng MMA.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [10], dùng oxytocin 20 - 40

UI/ con/ ngày. Để dạ con co bóp, tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. Thụt

rửa âm đạo băng Han - Iodine 5%: 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội, dùng

kháng sinh tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày. + Gennorfcoli: 1 - 5 ml/ 10 kgTT + Gentamycin 4%: 1 ml/ 6 kgTT + Lincomycin 10%: 1 ml/ 10 kgTT

+ Dùng các thuốc bổ trợ, trợ sức, kết hợp với kháng sinh: Vitamin A, D, E;

Multivit - gorte, B.complex...

Nguyễn Quang Linh (2005) [11] cho rằng bệnh viêm vú thường xảy ra sau

khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.

Chu Thị Thơm và cs (2005) [23] đã nghiên cứu chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong chăn nuôi lợn nái thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ

thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là số con trên một

lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chi phí trong sản xuất nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh sản làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng.

Theo Arut Kid Cha-orapin (2006) [30] tại Thái Lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:

- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%;

cung cấp nước uống đầy đủ.

- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong

thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.

Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm enrofloxacin;

thuốc điều trị Streptoccocus spp:tiêm amoxicillin 01 ngày trước đẻ.

Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.

Kemper and Gerjets (2009) [26] cho thấy, để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng:

(1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng),

sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính

thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa

> 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL-8 và

TNFa.

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...

Đối với việc khai thác nguồn gen vật nuôi: Ở một số nước đang phát triển, đối lập với sự đói nghèo là sự giàu có trong tài nguyên thiên nhiên và động vật nông nghiệp. Do sự hạn chế trong giao lưu, mỗi cộng đồng dân cư ở mỗi nơi có một nguồn giống, họ tự trao đổi, không giao lưu với thế giới bên ngoài. Các giống lợn bản địa của các nước này có những đặc điểm như thích nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội địa phương, chống đỡ bệnh tật tốt, khả năng tận dụng thức ăn có nguồn gốc bản địa cao, kể cả các phế phụ phẩm mà các vật nuôi ‘‘công nghiệp hóa cao’’ không thể dùng tới được. Bên cạnh đó, một số giống có số con đẻ/lứa cao, tính nuôi con khéo…

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn nuôi thương phẩm của lợn Lang Đông Khê.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm thực tập: Xã Trọng Con, Xã Đức Thông –Thị Trấn Đông Khê –

Huyện Thạch An –Tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/11/2018.

3.3. Nội dung thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Nội dung

- Theo dõi một số đặc điểm sinh học của lợn Lang Đông Khê, huyện Thạch An,

tỉnh Cao Bằng.

- Đánh giá khảnăng sinh trưởng và của lợn Lang Đông Khê.

- Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh sản lợn nái lợn Lang Đông Khê.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Theo dõi đặc điểm sinh học của lợn Lang : - Mô tả đặc điểm ngoại hình lợn Lang Đông khê

* Chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn Lang:

- Sinh trưởng tích lũy.

- Sinh trưởng tuyệt đối.

* Theo dõi chỉ tiêu của đàn lợn nái lợn Lang Đông Khê sinh sản:

- Các chỉ tiêu về số lượng lợn con của các lợn nái thực hiện.

- Các chỉ tiêu vềchất lượng đàn con của cáclợn nái thực hiện.

- Số lợn con của một đàn mới sinh,số lượng sống tới cai sữa.

3.4. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu

3.4.1. Phương pháp theo dõi về đặc điểm sinh học ở lợn Lang Đông Khê

-Đánh giá đặc điểm ngoại hình: Thông qua quan sát trực tiếp quan sát màu

lông, đầu, chân… và chụp ảnh minh họa của lợn Lang Đông Khê.

-Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của lợn thí nghiệm: Theo dõi tần số hô

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn lang đông khê tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)