Vấn đề quản lý MXH để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 50 - 57)

tác động tiêu cực đến lối sống sinh viên

1.3.1. Tăng cường phổ biến nhiều thông tin tích cực về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

Việc hình thành, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh cho sinh viên hiện đang là vấn đề được quan tâm trong trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta .Bởi sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại

diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức cần thiết.

Để giúp cho sinh viên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.

Bên cạnh việc giáo dục cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang

mạng xã hội, thì phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,…đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của cá nhân và các hoạt động của đơn vị, nhất là đơn vị quân đội, công an lên các trang mạng xã hội.

Tăng cường đưa những bài báo tôn vinh những sinh viên có lối sống tích cực , tốt đẹp để làm gương. Bên cạnh đó, việc đưa những quan điểm, nhận định về lối sống lành mạnh của những người trẻ, hoặc các nhà báo, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng đối với sinh viên càng phải được phát huy.

Hơn nữa, chúng ta cần tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của lưới tuổi sinh viên.

Cần tạo lập những diễn đàn trên MXH để định hướng và hình thành lối sống văn minh, tích cực cho sinh viên. Đồng thời đây cũng là diễn đàn để sinh viên nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn tươi trẻ của sinh viên vừa là môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của dân tộc, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật cho sinh viên.

1.3.2. Tăng cường những bài viết phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống sinh viên trên MXH

Ngoài việc đẩy mạnh những bài viết hay nhằm nâng cao lối sống tích cực của sinh viên trên mạng xã hội. Chúng ta cần phải lên án những lối sống suy đồi đạo đức của sinh viên. Như sự việc ngày 23-10-2018, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Giết hoặc vứt b con mới đẻ” theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với một nữ sinh đại học đã khiến dư luận rúng động. Hành vi phi nhân tính của người mẹ trẻ cũng như quan hệ phức tạp trong tình yêu của người này đã khiến không ít người phẫn nộ, bất bình trước một lối sống phóng túng, vô trách nhiệm. Đáng lo ngại là lối sống vô trách nhiệm, ích kỷ, xuống cấp về đạo đức như vậy lại đang có chiều hướng nảy nở, tồn tại ở một bộ phận sinh viên hiện nay.

Những sự việc nêu trên nhanh chóng trở thành đề tài được bình luận trên nhiều diễn đàn, theo đó rất nhiều ý kiến bày t thái độ phản đối, lên án mạnh mẽ. Song dường như sự lên án của cộng đồng chưa đủ sức nặng với một số sinh viên? Vì sự việc này chưa kịp lắng lại thì sự việc khác lại nổi lên, với mức độ ngang nhiên và thách thức hơn.

Chính vì những lí do trên, chúng ta càng phải tăng cường các biện pháp định hướng lối sống tích cực cho sinh viên. Bởi ngày nay, những thông tin nhiễu loạn trên MXH ngày càng nhiều mà chưa được kiểm duyệt kĩ lưỡng. Vô tình, những tin xấu này được lan truyền nhanh trên các trang MXH và biến

thành những hệ lụy xấu cho sinh viên. Vì thế, khi có những tin tức không lành mạnh được đưa lên MXH, ngoài việc ngăn chặn tin tức, chúng ta càng cần những nhà báo có tiếng nói lên tiếng và bày t quan điểm để sinh viên nhận thức được mặt lợi, hại, đúng sai của sự việc.

Theo đó, cần hướng sinh viên đến hoạt động có ích cho cộng đồng, xây dựng ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội, xây dựng lý tưởng sống cao đẹp, tăng cường sự hiểu biết khi tham gia MXH. Đồng thời quyết liệt lên án, tẩy chay hành vi sa sút về đạo đức. Bởi nếu không ngăn chặn kịp thời, xu hướng sống tiêu cực này có thể lây lan trong giới trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của xã hội, dẫn đến hậu quả khôn lường.

1.3.3. Các cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý những thông tin sai lệch về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

1.3.3.1 Vai trò quản lý của Bộ Thông tin - truyền thông, Sở thông tin- truyền thông

Như chúng ta đều biết, MXH cụ thể là Facebook và Youtube 2 MXH được chọn để nghiên cứu trong luận văn đều được ra đời tại nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc, chủ thể quản lý của MXH này do nước ngoài quản lý. Vì thế, những nội dung vi phạm trên mạng hiện nay chủ yếu là các web có tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài, cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý vi phạm. Khi phát hiện vi phạm, trường hợp này thường khó xử lý hành chính vì khó xác định được nhân thân chủ thể vi phạm.

Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới chưa có sự hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam để ngăn chặn, gỡ hạ các nội dung vi phạm và cung cấp thông tin liên quan về cá nhân cung cấp thông tin vi phạm.

Việc đấu tranh với Facebook và Youtube để yêu cầu xử lý các fanpage, tài khoản, kênh, video vi phạm pháp luật Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do

Facebook, Youtube đặt chính sách cộng đồng của doanh nghiệp trên các quy định của pháp luật Việt Nam khi xem xét, đánh giá nội dung vi phạm.

Trong nhiều trường hợp, Facebook và Youtube không chịu gỡ các bài viết, nội dung vì cho rằng không vi phạm chính sách cộng đồng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có ngơ và để các nội dung xấu hoành hành trên MXH. Bộ Thông tin truyền thông cho biết đã đẩy mạnh việc trao đổi, yêu cầu Facebook, Youtube hợp tác ngăn chặn, gỡ b các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời đã thiết lập đầu mối và cơ chế hợp tác dành riêng với Việt Nam để trao đổi về các vấn đề còn tồn tại.

"Trong đó, sẽ tập trung 3 nhóm vấn đề chính: vi phạm về nội dung bao gồm cả quảng cáo , phát triển kinh tế và thuế; chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về an ninh chính trị, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook và Youtube phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam như xử lý, ngăn chặn các nội dung, quảng cáo vi phạm pháp luật, mở văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Luật an ninh mạng".

Bộ Thông tin và truyền thông cũng cho hay để từng bước xử lý vấn đề phát tán thông tin sai sự thật fake news trên nền tảng Facebook và YouTube, góp phần hạn chế tình trạng giả mạo fanpage của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án chặn các dòng tiền giao dịch vi phạm pháp luật giữa người dùng Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Youtube, Facebook.

Cụ thể, bộ "đã đề nghị Facebook triển khai cấp nhanh xác thực blue tick cho các fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguyện

vọng và đồng thời yêu cầu Facebook chỉ được cho phép thành lập fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước khi có sự đồng ý của Bộ Thông tin và truyền thông hoặc sự xác nhận của chính cơ quan, tổ chức đó" . Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp công nghệ để ngăn chặn những nội dung xấu, độc, và đánh sập những trang web chứa thông tin không lành mạnh.

1.3.3.2 Vai trò quản lý của các cơ quan báo chí- truyền thông

Với trách nhiệm xã hội của mình, cơ quan báo chí truyền thông có vai trò rất lớn trong việc kiểm chứng nguồn tin và thông tin một cách công khai, minh bạch và thoả mãn nhu cầu nhận thức của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù, không có một văn bản pháp luật nào ràng buộc việc kiểm chứng thông tin của báo chí nhưng ý nghĩa nhân văn của báo chí chính là nguyên tắc tôn trọng sự thật, tìm kiếm sự thật. Như vậy là, nhìn từ đặc trưng của báo chí để thấy sự thống nhất trong nhận thức, nguyên tắc và kỹ năng hành nghề của nhà báo nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm báo chí so với các sản phẩm thông tin từ mạng xã hội.

Dựa trên các nguồn tin hợp pháp của chính quyền, thường là các quan chức chính phủ, các cơ quan chức năng liên quan, các chuyên gia uy tín, tin tức chính thống cung cấp đến công chúng nhằm phản biện lại tin tức giả phải còn là sản phẩm của các nguồn tin dưới nhân sinh quan, thế giới quan của nhà báo. Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin, đưa ra những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả.

1.3.3.3 Vai trò của các trường đại học trong quản lý thông tin trên mạng xã hội

Đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công tác giảng dạy cho sinh viên, nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục

và trực tiếp tham gia mạng xã hội cùng sinh viên để hiểu và nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Thông qua đó, có những định hướng sử dụng mạng xã hội đúng cách, phát huy được mặt tích cực của mạng xã hội và tránh những thông tin xấu, độc gây hậu quả khó lường, đồng thời, giúp sinh viên nhận diện được nguồn tin nào là chính thống và nguồn tin nào là không chính thống để nâng cao ý thức cảnh giác.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần sử dụng mạng xã hội để phản bác những thông tin xấu, độc bằng việc chia sẻ những thông tin tích cực, được đông đảo sinh viên của trường tham gia. Cách làm này, đã góp phần tích cực để sinh viên có thể “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc trên MXH.

Nhà trường và Đoàn thanh niên trường cần thường xuyên quan tâm, theo dõi đời sống của sinh viên thông qua mạng xã hội facebook, zalo… để kịp thời định hướng, nhắc nhở và chỉ ra những tác hại khi sử dụng mạng xã hội không đúng cách.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã tóm lược những nét cơ bản trong lịch sử hình thành, phát triển của mạng xã hội ở trên thế giới và tại Việt Nam với một vài điểm nhấn có liên quan trực tiếp tới cách tiếp cận vấn đề của các tác giả trong luận văn này. Chương này cũng chỉ rõ về một số khái niệm được dùng trong luận văn, các nét cơ bản về mạng xã hội Facebook và Youtube,. Cũng như sơ bộ về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực sủa SV khi tham gia vào các hoạt động trên MXH. Chương này cũng tóm tắt những vai trò của Bộ Thông tin truyền thông, các cơ quan báo chí và nhà trường nhằm định hướng lối sống cho sinh viên khi tham gia sử dụng MXH.

Các khái quát này giúp định hướng tác giả khi thực hiện luận văn. Nội dung của chương 1 sẽ là nền tảng cho việc tiến hành nghiên cứu trên nhóm công chúng sử dụng mạng xã hội với kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 2 và chương 3 của luận văn

CHƢƠNG2

THỰCTRẠNGVẤNĐỀQUẢNLÝ MẠNGXÃHỘITÁCĐỘNG ĐẾNLỐISỐNGSINHVIÊNCÁCTRƢỜNGĐẠIHỌC

2.1. Giới thiệu về các trƣờng , đặc điểm sinh viên các trƣờng trong diện khảo sát

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ SV của 5 trường đại học lớn trong địa bàn Hà Nội. Lý dó lựa chọn 5 trường trên vì: 5 trường này là 5 trường chuẩn Quốc gia, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình đào taọ lượng sinh viên đông và chất lượng tốt. Bên cạnh đó 5 trường này đại diện cho các khối ngành học khác nhau.

- Đại học Luật Đại diện cho khối khoa học xã hội)

- Đại học Bách Khoa Đại diện cho khối khoa học tự nhiên, đây là trường đại học có quy mô lớn về giảng dạy với đa dạng các ngành nghề cho sinh viên lựa chọn)

- Đại học FPT Trường Đại học dân lập thuộc top đầu ,đây là nơi bồi dưỡng sinh viên cho hệ thống viễn thông và truyền thông)

- Học viện Ngân Hàng Trường Đại học bồi dưỡng sinh viên cho ngành ngân hàng, với nhiều sinh viên ưu tú, năng động)

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giảng viên lý luận, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng cho đất nước...).

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 50 - 57)