Thực trạng quản lý sự tác động của MXH đến lối sống sinh viên

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 82)

2.5.1. Thực trạng việc đưa các thông tin tích cực về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã tạo ra cơ hội tốt cho sinh viên có thể tiếp nhận các tri thức phong phú, mở rộng tầm nhìn, tầm nghĩ, tạo nền tảng cho việc hình thành những phẩm chất mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Trong không gian thông tin toàn cầu hoá, sinh viên có điều kiện dễ dàng tiếp nhận những điều mới mẻ đến từ khắp các quốc gia dân tộc. Điều này rất phù hợp với tâm lý của thanh niên sinh viên: ham hiểu biết, háo hức với cái mới.

Để cho việc nghiên cứu trở nên thiết thực hơn, tác giả đã có khảo sát qua một vài Fanpage có ảnh hưởng trên MXH và đang nhận được sự quan tâm lớn từ sinh viên.

● Fanpage 1977 Vlog:

Tuy mới ra đời vào cuối tháng /2019 nhưng đến thời điểm hiện tại, Fanpage này đã đạt 2,2 triệu người theo dõi trên MXH Facebook và 2,29 triệu người theo dõi trên MXH Youtube. Đây là một trong những tổ chức cộng đồng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các trẻ trên cả 2 kênh MXH.

Ảnh 5: Kênh 1997 Vlog trên MXH Youtube

Ngay từ những video đầu tiên, 1977 Vlog đã tạo nên “ địa chấn” trên MXH. Fanpage được thành lập bởi 2 anh em sinh đôi là Việt Anh và Trung Anh cùng 1 người em họ tên Văn Tân. Những bạn trẻ này đều thuộc thế hệ 9x. Tuy chỉ là những video đen trắng được 3 bạn trẻ thay nhau hóa thân vào các nhân vật và tự chỉnh sửa , rồi tạo nên những thước phim ngắn dưới 5 phút , nhưng sức hút từ sự đơn giản này lại ngang ngửa những video đình đám được đầu tư công phu trên MXH. Có thể nói, 1977 đã thổi một làn gió mới vào những câu chuyện trong Ngữ văn Việt Nam. Bằng việc, đưa các nhân vật quen thuộc trong sách giáo khoa Ngữ Văn như chị Dậu, cậu Vàng, lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở... vào những câu chuyện đang nổi cộm trong xã hội , để nói lên quan điểm của họ về các vấn đề đang gây nhức nhối dư luận này. Chính việc đưa các nhân vật “rất thực” này vào những câu chuyện “ rất đời” lại tạo nên một sự mới mẻ, thu hút các bạn trẻ tham gia vào bình luận.

Theo khảo sát vào Quý I năm 2020, 1977 Vlog có sản xuất và dựng 1 video mang tên “Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ” . Video được dựng lên từ những nhân vật trong bài Ngữ Văn “ Chiếc lá cuối cùng”, 1977 Vlog đã rất khéo lồng ghép những câu chuyện , những nhân vật trong tác phẩm này như cô Giôn – xi, cụ Bơ – men vào những câu chuyện của thực trạng xã hội. Thời gian này là đỉnh điểm của dịch Covid 19, nên toàn bộ video đều xoay quanh những câu chuyện trong mùa địa dịch này thông qua những nhân vật trong tác phẩm. Từ việc lây lan nguồn bệnh cho đến các cơ chế gây bệnh hay việc khuyến khích chúng ta

đeo khẩu trang và có ý thức bảo vệ bản thân hay việc khẩu trang tăng giá tràn lan đều được 1977 Vlog lồng ghép xuyên suốt tác phẩm.

Ảnh 6: Vlog 7 “Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ”

Video đã thu hút hơn 4,4 triệu lượt xem cùng 376.000 like và 15.000 bình luận. Chính từ video này, đã có rất nhiều những câu thoại trở thành xu hướng trên MXH.

Để nghiên cứu kĩ hơn về tác động của 1977 Vlog đến sinh viên, tác giả đã tiến hành ph ng vấn một số sinh viên về quan điểm của SV đến 1977 Vlog: “Đối với tôi, 1977 Vlog như một trang thông tin thu nh . Mỗi một vlog đã bao trùm tất cả những vấn đề nổi cộm của xã hội trong đó. Đặc biệt là Vlog nào cũng đầy sự hóm hỉnh, gần gũi và chân thật nên tôi luôn cảm thấy hứng thú khi xem chương trình này”. -

Nữ sinh viên, Đại học Bách Khoa - 20 tuổi “Những trang Fanpage giải trí, những video gây cười trên MXH đều không thiếu. Nhưng theo quan điểm của tôi, 1977 Vlog là một Fanpage có “văn hóa”. Tiếng cười ở đây không phải sự tục tĩu hay hạ bệ người khác mà

tiếng cười ở đây chính là thực tế cuộc sống. Giữa những trào lưu tràn lan trên MXH, tôi thấy 1977 Vlog là điểm sáng, đáng để sinh viên học tập và cùng tạo nên 1 MXH văn minh, bổ ích cho SV”.

Nam sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - 21 tuổi Chúng ta có thể thấy, SV theo dõi fanpage của trang nào thường xuyên thì chứng t đó là điều họ quan tâm. Fanpage càng nhiều like, nhiều lượt theo dõi, truy cập thì càng chứng minh độ phủ sóng của Fanpage đó đối với SV. Thông qua các thông tin được truyền tải trên các trang MXH, SV sẽ tiếp nhận những thông tin đó và có những nhận xét, đánh giá về các vấn đề, tùy theo trình độ của mỗi người. Nếu 1 Fanpage có tầm ảnh hưởng đến đối tượng này luôn đăng tải những thông điệp ý nghĩa, tích cực đến thì đồng nghĩa với việc SV được tiếp thu những lối sống, suy nghĩ lành mạnh, tiến bộ.

Không chỉ 1977 Vlog, hay Fanpage Hà Nội, mà các trang báo mạng dành cho sinh viên như Hoa Học Trò, 2sao... cũng đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Những Fanpage này vẫn chiếm được sự yêu thích của đa số sinh viên bởi luôn cập nhập những thông tin hữu ích, thiết thực và gần với đời sống sinh viên. Ngoài việc đưa những thông tin về văn hóa, xã hội, những trang này cũng thường xuyên cập nhập các tin tức về giáo dục, học đường, về tình cảm sinh viên, nêu gương người tốt việc tốt và hướng độc giả đến những điều

2.5.2. Thực trạng việc đưa các thông tin tiêu cực về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

Nếu việc, đưa các nội dung lành mạnh để sinh viên học tập theo là một tín hiệu tốt nhưng nếu như ngược lại, thì cũng tương đương với việc SV bị nhồi nhét những tư tưởng không đúng đắn một cách thường xuyên, chắc chắn sẽ tạo nên những lối sống, quan điểm sống sai lầm.

Ví dụ như một vài tháng trước, các kênh của giang MXH nổi lên một cách rầm rộ trên MXH, những nhân vật này truyền bá những lối sống ăn chơi sa đọa, những màn ẩu đả giữa các băng nhóm được tung hê trên MXH.Bên cạnh

đó, là việc xuất hiện ồ ạt của các Vlog, đây là thời điểm ai cũng có thể nổi tiếng, cũng có thể tạo kênh riêng với mục đích được nổi tiếng trên MXH. Ví dụ như kênh a Hưng VLog, bà Tân Vlog, NTN vlog… Hầu hết các kênh Vlog này đều có những tiếng vang nhất định trên MXH Youtube với hàng triệu người đăng kí và hàng triệu lượt view trong mỗi clip. Những kênh này, đơn thuần chỉ mang tính chất nấu ăn, giải trí nhưng về sau chất lượng và nội dung kênh ngày càng mang tính chất câu view và thiếu “văn hóa”. Như kênh anh Hưng Vlog, sau những clip gây bức xúc dư luận như “Nấu cháo gà nguyên lông”, dần dần đã bị tẩy chay và buộc phải xóa clip. NTN vlog là điển hình cho việc làm clip một cách thiếu văn minh, đáng lên án. Ban đầu NTN tiếp tục làm các clip nguy hiểm khác như: Thử thách trèo lên cột điện 100m, thả 100 con dao từ trên cao xuống, ... hoặc các clip cổ súy lãng phí như: Đốt hàng trăm nghìn que diêm, làm ngôi nhà từ 5.000 ống hút nhựa, tắm với 50 kg b ng ngô… Dù bị YouTube cảnh cáo bằng việc tắt kiếm tiền nhiều lần nhưng NTN vẫn kháng cáo thành công. Càng ngày, NTN Vlogs lại cho ra đời những video táo tợn, bất chấp tất cả để câu view mạnh mẽ hơn để câu view. Theo báo cáo của SocialBlade, nhân vật NTN có thể thu về từ 410 đến 6.600 USD mỗi tháng, 4.900 - 78.800 USD mỗi năm. Không thể phủ nhận, chính từ việc kiếm được nguồn tiền lớn từ những clip gây búc xúc dư luận này, cũng chính là một phần khiến SV học theo và có hành vi tự huỷ hoại bản thân để nổi tiếng và kiếm tiền.

Giữa một rừng thông tin xấu độc đang ngày ngày “rình rập” SV trên MXH. Chúng ta càng phải mạnh tay lên án những sự việc khiến SV lệch lạc trong suy nghĩ, quan điểm sống này. Như vụ việc người mẹ sinh viên nhẫn tâm ném con để từ tầng 31 xuống đã gây rúng động dư luận. Sự việc nêu trên nhanh chóng trở thành đề tài được bình luận trên nhiều diễn đàn, theo đó rất nhiều ý kiến bày t thái độ phản đối, lên án mạnh mẽ. Song dường như sự lên án của cộng đồng chưa đủ sức nặng với một số bộ phận sinh viên.Vì sự việc

này chưa kịp lắng lại thì sự việc khác lại nổi lên, với mức độ ngang nhiên và thách thức hơn.

Bởi vậy, chúng ta càng cần phải rung lên những hồi chuông báo động về những biểu hiện lối sống không lành mạnh trong thanh niên sinh viên, nhằm ngăn chặn, loại b những thói hư tật xấu đó, hướng sinh viên tới một cuộc sống có ích cho xã hội. Ngoài ra, chúng ta càng cần để ý đến những biểu hiện tiêu cực trong thanh niên sinh viên như : sống thực dụng, thích nhiều tiền, quan tâm đến tôn giáo, mê tín dị đoan ... phê phán nhằm mục đích khuyên nhủ, giúp cho sinh viên nhìn nhận ra vấn đề và tự sửa chữa. Và cần đẩy mạnh hơn nữa những thông tin, bài viết mang tính chất gợi ý về sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm; kích thích sự năng động, sáng tạo trong học tập, lao động; loại b tâm lý ỉ lại, trông chờ vào nhà nước và bố mẹ, thờ ơ với cuộc sống, chây lười học tập.

Nhìn chung, sinh viên hiện nay được đào tạo trong những môi trường học tập tốt nên khá nhanh nhạy về kiến thức xã hội. SV biết chọn lọc những thông tin nào nên xem và không đáng xem. Tuy nhiên, việc để các trang Fanpage, các kênh video với nội dung không chuẩn mực xuất hiện tràn lan trên MXH cũng phần nào ảnh hưởng đến thị hiếu và nhận thức của nhóm đối tượng này. Vì vậy, việc cảnh báo những lối sống không lành mạnh, gây hại đến lối sống sinh viên càng phải được đẩy mạnh hơn nữa.

2.5.3. Thực trạng các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát và xử lý những thông tin sai lệch về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

Nghị định 72 ban hành ngày 15/7/2013 về việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và các trang mạng xã hội đã đưa ra những chế tài quan trọng trong việc quản lý tài nguyên Internet; đưa ra các nguyên tắc trong việc cung cấp, ứng dụng, sử dụng các dịch vụ trên Internet; đưa ra những quy định để thiết lập các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử cũng như việc cung cấp các thông tin trên mạng viễn thông di động và đảm bảo an toàn an

ninh thông tin trên mạng hiện nay.

Tuy vậy, nghị định này vẫn chưa đủ để xử lý những bất cập trong thông tin trên mạng xã hội hiện nay. Cụ thể, nghị định chỉ xử lý với những trang thông tin tổng hợp tin tức từ báo chí mà không trích dẫn nguồn, hoặc giật tít gây sai lệch thông tin. Nhưng những bình luận thiếu văn hóa, chửi bới trên mạng xã hội của các cá nhân lại chưa có quy định xử lý mà chỉ trông chờ vào... ý thức của mỗi người. Hơn nữa, với những trang có máy chủ ở nước ngoài như Facebook, Twitter... thì việc xử lý, can thiệp vào nội dung thông tin đó hầu như bất khả kháng.

Từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng bắt đầu chính thức có hiệu lực. Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng là các quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, cùng với đó là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật An ninh mạng ra đời là hành động cụ thể nhất của những nhà quản lý nhằm tạo ra những chế tài cụ thể để quản lý hoạt động trên mạng Internet. Với 7 chương, 43 điều, Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong dự thảo Luật An ninh mạng có nhiều điều khoản rõ ràng về mục đích, cách thức cũng như phạm vi quản lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động trên Internet. Theo thông tin từ Cổng thông tin Bộ Công an, Luật An ninh mạng mặc dù được chuẩn bị kỹ lưỡng, được đa số Đại biểu Quốc hội tán thành, nhưng do đây là đạo luật có quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên vẫn còn có những ý kiến băn khoăn về nội dung Luật. Một số đối tượng chống đối đã có hoạt động tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá Luật An ninh mạng hòng hướng lái dư luận theo hướng bất lợi, với các luận điệu như “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh

nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”.

Bộ Công an khẳng định rằng, những thông tin trên là bịa đặt, xuyên tạc, với mục đích cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước về an ninh mạng. Luật An ninh mạng không có những quy định nêu trên, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân. Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng đã dành 1 Chương quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại b các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm: Phòng ngừa lấy thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng…

Các khung pháp lý được ra đời và thi hành đã tạo một chuẩn mực khắt khe về tiêu chuẩn trên về các thông tin trên MXH để loại trừ bằng được những trường hợp “tin giả” lan truyền các trang mạng. Tình trạng này đặc biệt xuất hiện nhiều ở những thông tin dành cho sinh viên. Việc xây dựng khung pháp lý cho các trang tin của MXH không chỉ bảo vệ giá trị cho báo chí chính danh, mà còn là để bảo vệ cho một môi trường tin tức “sạch hơn”, giảm thiểu tình trạng nhiễu tin tức như hiện nay, một tình trạng mà không chỉ riêng nhóm công chúng là sinh viên bị ảnh hưởng mà bản thân các cơ quan quản lý cũng đang chịu thiệt.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý chuẩn cho MXH, thì Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Công an cần xây dựng mạng lưới khoa

học công nghệ kĩ thuật hiện đại để đánh phá những trang web mang tính kích động, cực đoan, chống đối Nhà nước.

Đa số hiện nay, những trang web mang tính phản động đều có link dẫn từ nước ngoài khiến chúng ta khó có thể kiểm soát nội dung. Tuy nhiên, với việc xây dựng tường lửa để ngăn chặn những trang web này xâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng là một lựa chọn tối ưu để giải quyết tình hình. Biện pháp thực hiện có thể khác nhau nhưng cơ bản các trang web đó sẽ không sử

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 82)