Mạng xã hội thay đổi đến việc thu nhận thông tin của sinh viên

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 75 - 82)

Bên cạnh những tác động làm thay đổi lối sống của sinh viên, mạng xã hội còn tác động đến việc thu thập và chia sẻ thông tin của họ. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường báo chí truyền thống. Sinh viên cũng là một bộ phận độc giả rất lớn của thị trường này, để có thể tiếp tục phát triển, các cơ quan báo chí cần hiểu rõ những thay đổi này ở bộ phận công chúng và đưa ra những kế sách kịp thời để đáp ứng những nhu cầu đó.

2.4.1 Thay đổi trong cách thức thu thập thông tin

Hiện nay với sự phổ biến của điện thoại di động, giúp người dùng dàng truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi, nên bất cứ khi nào, ở đâu chúng ta cũng đều có thể truy cập vào và đọc các tin tức một cách nhanh chóng . Điều này thuận tiện hơn nhiều so với việc đợi và đọc báo giấy. Do đó, hiện nay, có một sự thật là người dùng đang có xu hướng dịch chuyển trong cách thức thu thập thông tin. Trước đây, báo chí luôn là phương tiện truyền thông được mọi người lựa chọn khi tìm kiếm, cập nhật thông tin. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, các bạn sinh viên cũng đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Theo kết quả khảo sát, 55,25% sinh viên được h i cho biết báo mạng vẫn đang là loại hình báo chí thường xuyên được họ sử dụng khi thu thập thông tin, 37,25% lựa chọn mạng xã hội là kênh truyền thông chính, 5% chọn báo in, 2,5% lựa chọn truyền hình và không còn bạn sinh viên nào chọn phát thanh là kênh thu thập thông tin.

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

Mặc dù báo điện tử vẫn đang giữ vị trí độc tôn, chiếm được sự tin tưởng cao của sinh viên tuy nhiên sự “thất thế” của truyền hình, báo in và phát thanh trước mạng xã hội là một hồi chuông cảnh báo đến thị trường báo chí truyền thống. Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại chúng tuy nhiên hiện nay sinh viên đang có sự chuyển dịch trong sự lựa chọn phương tiện truyền thông để thu thập thông tin, báo chí hiện nay không còn là sự lựa chọn duy nhất. Đặc biệt, với những thông tin mang tính chất dịch vụ như du lịch, ẩm thực… mạng xã hội luôn là lựa chọn ưu tiên của sinh viên

Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài “Một số vấn đề về văn hóa mạng hiện nay” cho thấy, hiện nay giới trẻ dành đến 3,7 giờ mỗi ngày để truy cập Internet. Đây là một con số khá cao so với các cuộc khảo sát trước đó và càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Với nhiều tiện ích đa dạng, mạng xã hội đã đáp ứng hoàn hảo những nhu cầu của giới trẻ về giải trí, kết nối, cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, thông tin trên

mạng xã hội được truyền tải một cách tự nhiên, mềm mại, không nặng nề nên nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận và trở thành một kênh truyền thông mới trong việc thu thập thông tin.

- Thông tin được cập nhật nhanh chóng:

Không chỉ đáp ứng được các nhu cầu giải trí, kết nối, thông tin của sinh viên, mạng xã hội còn nối dài câu chuyện về các phương tiện truyền thông mới new media vốn dựa trên nền internet. Trong nhiều trường hợp, không phải báo in, phát thanh, truyền hình hay các báo trực tuyến có khả năng đăng tải thông tin về sự kiện nhanh nhất, mà chính mạng xã hội mới là nguồn thông tin nhanh nhạy, kịp thời và đa dạng nhất. Hiện nay, rất nhiều tin tức, nhất là những vụ tai nạn hay đám cháy, khi các báo trực tuyến chưa kịp chạy tin trên trang chủ thì hàng loạt status dòng trạng thái của người dùng mạng xã hội Facebook, cho phép tất cả các thành viên khác có thể đọc trên mạng xã hội Facebook đồng loạt thông tin về sự kiện trên. Không ít người sau khi biết tới sự kiện qua mạng xã hội, mới tìm tới các báo trực tuyến để có thêm thông tin chi tiết.

- Tính tương tác cao:

Đây là một trong những ưu điểm lớn của mạng xã hội. So với các phương tiện truyền thông trước đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối của mạng xã hội cao hơn hẳn. Khi sử dụng mạng xã hội là kênh truyền thông thu thập thông tin, sinh viên vừa có thể có được thông tin mình mong muốn, vừa kết nối được với những người có cùng sở thích mà không phải tốn thời gian tìm kiếm. Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông đại chúng tăng lên. Với cơn khát “tin” của độc giả càng khiến sức mạnh của MXH lan rộng.

Đồng thời đó, tác giả đã tiến hành khảo sát Fanpage Hà Nội – đây là Fanpage được khá nhiều bạn sinh viên like và tương tác. Fanpage này chủ yếu

đăng tải lại những thông tin từ các nguồn báo và chia sẻ các thông tin văn hóa, du lịch, ẩm thực về Hà Nội.

Ảnh 2: Trang Fanpage Hà Nội với hơn 300.000 lượt like (thích)

Tuy chỉ là Fanpage với hơn 300.000 lượt theo dõi nhưng mỗi tháng Fanpage này có đến hơn 6.000.000 lượt truy cập. Vậy bình quân mỗi ngày Fanpage này có hơn 200.000 lượt khách truy cập mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cũng có những trang báo chính thống có kênh Fanpage trên các MXH và có những lượt yêu thích khủng lên đến vài triệu người như VnExpress.net, báo Tuổi trẻ, Báo mới.

Việc các báo lớn có trang trên MXH cũng là một cách thức cạnh tranh làm mới mình để thu hút sự chú ý của công chúng.

2.4.2. Thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin

Với sự xuất hiện của mạng Internet và đặc biệt là các trang mạng xã hội, mỗi thành viên sử dụng mạng xã hội đều trở thành những nhà báo công dân. Khái niệm nhà báo công dân được hiểu là những người không được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí và không gắn bó thực sự với bất cứ một cơ quan truyền thông nào. Họ đơn giản là những người phát hiện ra những thông tin đáng giá và đưa tin về nó.

Rất nhiều các câu chuyện ban đầu vốn chỉ là những tin tức tự phát lan nhanh trên Facebook hoặc Twitter và sau đó khi nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng, tin tức này được đào sâu, phát triển trở thành những tin tức nổi bật trên báo chí. Theo kết quả tác giả điều tra được có đến 88% các bạn sinh viên đã từng ít nhất 1 lần chia sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục,giao thông, văn hóa,…mà bản thân được chứng kiến đưa lên MXH, tuy nhiên có 33% các bạn rất ít khi đăng tải các thông tin này, 32% các bạn thỉnh thoảng đăng tải các tin này và 23% các bạn thường xuyên đăng tải các nội dung này. Chỉ có 12% các bạn trẻ chưa từng chia sẻ các thông tin này lên trên mạng xã hội. Cách thức chia sẻ của giới trẻ với các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa…mà bản thân được chứng kiến, tham gia lên mạng xã hội thường là chụp ảnh hoặc đăng video có kèm chú thích, bình luận.

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

Như vậy, mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức chia sẻ thông tin của sinh viên. Thay vì chỉ có thể chia sẻ thông tin trong phạm vi nh hẹp, với mạng xã hội, sinh viên chủ động hơn trong việc chia sẻ những thông tin mà mình được chứng kiến. Sinh viên cũng chủ động và hăng hái hơn, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến các vấn đề của đất nước, xã hội. Nhìn theo hướng tích cực, những nhà báo công dân này đã mang đến sự đa chiều cho báo chí tuy nhiên sự thay đổi trong cách thức chia sẻ thông tin này của sinh viên cũng mang đến không ít phiền toái. Độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn tin từ báo chí công dân và các tin tức được lan truyền trên mạng xã hội là rất khó có thể kiểm soát được hết. Nhiều thông tin trái ngược nhau được các thành viên mạng xã hội chia sẻ gây tâm lý hoang mang cho độc giả. Một vấn đề khác nữa, mỗi công dân có quan điểm chính trị, tôn giáo và những định kiến cá nhân khác nhau. Khi họ là những nhà báo không chuyên nghiệp, họ sẽ không biết cách tiết chế để các yếu tố này không ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của thông tin.

2.4.3. Quan điểm của sinh viên về báo chí truyền thống

Mặc dù sinh viên hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch cách thức tìm kiếm thông tin từ báo chí sang mạng xã hội. Tuy nhiên, những thông tin trên mạng xã hội không đảm bảo tính chính xác, có thể do nhầm lẫn nhưng thậm chí có những thông tin do tạo dựng để hạ uy tín trong cuộc tranh giành nhau, mưu cầu lợi ích riêng trong đời sống hoặc trong kinh doanh. Những thông tin này khiến sinh viên hoang mang, nhầm lẫn và đây là lúc họ quay lại với báo chí truyền thống để tìm được câu trả lời chính xác. Do đó, nhìn chung, quan điểm của sinh viên về báo chí truyền thống vẫn rất tích cực. Theo kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của sinh viên đối với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, họ chỉ tin tưởng vừa phải với các thông tin này.

Bảng 2.8: Mức độ tin tưởng của sinh viên vào các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội.

Các thông tin về Các mức độ Hoàn toàn tin tưởng Khá tin tưởng Tin tưởng vừa phải

Ít tin tưởng Hoàn toàn không tin tưởng a. Chính trị 2,5% 25% 43% 32% 14% b. Xã hội 12% 25,75 38 20,75 1,5% c. Pháp luật 8% 29 41 24% 2% d. Văn hóa - giải trí 8% 43 46% 5% 0% e. Thể thao 12,5% 28% 43,5% 16% 0% f. Tin quảng cáo 3,5% 68% 23,5 5 0

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 75 - 82)