Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 57 - 66)

Theo mục đích của đề tài, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sử dụng MXH của 400 sinh viên trong đó khảo sát 155 bạn sinh viên nam và 245 sinh viên nữ tại 5 trường Đại học tại Hà Nội: Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền vào quý I năm 2020.Trong chương II, là những phân tích về đặc điểm nổi bật của thực trạng việc sinh viên các trường sử dụng mạng xã hội.

2.2.1. Các mạng xã hội phổ biến được sinh viên sử dụng

Theo kết quả khảo sát, Facebook và Youtube là 2 trang mạng xã hội có số người sử dụng nhiều nhất 100% . Giải thích cho điều này, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là hai mạng xã hội toàn cầu, có độ phủ sóng rộng khắp, có nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu. Tiếp theo Facebook và Youtube,là Instagram và Tiktok cũng được sinh viên yêu chuộng 62,5% và 55% . Đây là hai mạng xã hội nổi tiếng được các bạn trẻ yêu thích, với lí do đó là được kết nối gần hơn đến các thần tượng trên thế giới, nhất là Tiktok đây thực sự là một làn sóng mới tạo nên nhiều xu hướng mới lạ khiến SV khá yêu thích. Một số các trang mạng xã hội khác như Twitter, Zalo, Lotus vẫn chưa được nhiều bạn trẻ quan tâm, vì tính kết nối chưa cao, cũng như độ phổ biến ở Việt Nam chưa rộng. Ngoài ra, còn một số mạng xã hội khác như Google, CyWorld, Myspace, ... cũng đang được sinh viên sử dụng tuy nhiên với số lượng không nhiều.

Bảng 2.1: Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến

Mạng xã hội Số lượng người Tỉ lệ %

Facebook 400 100% Youtube 400 100% Instagram 250 62,5% Tiktok 220 55% Zalo 125 31,25% Mạng xã hội khác 256 64% Tổng 400 100

Do nhu cầu và mục đích sử dụng, hầu hết các bạn trẻ được h i đều cho biết là đang dùng ít nhất song song hai mạng xã hội, như dùng Facebook để cập nhật thông tin bạn bè, Youtube, Tiktok để xem và chia sẻ video và nghe nhạc, thư giãn.

2.2.2. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Hiện nay, MXH đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống tinh thần của các bạn sinh viên. Mỗi người có một mục đích khi tham gia vào mạng xã hội khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó là họ xem MXH như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo số liệu khảo sát, mục đích tham gia MXH lớn nhất ở SV đó là liên lạc và cập nhật thông tin về cuộc sống, gia đình 41,75% . Nhu cầu này ở SV khá cao bởi vì đang ở độ tuổi năng động và nhiệt tình nên thích mở rộng quan hệ, thích kết nối và liên lạc với bạn bè, còn một số bạn do đi học xa nên việc liên lạc với gia đình qua MXH cũng là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó mục đích sử dụng MXH của sinh viên còn được thể hiện ở các nhu cầu : cập nhập tin tức xã hội 21% , thể hiện bản thân 16,25% , kinh doanh 13% , giải trí 8% .

Với nhiều những ứng dụng khác nhau, mạng xã hội đã gần như đáp ứng được đầy đủ các mục đích, nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, không có một rào cản hay khó khăn nào để tham gia vào một mạng xã hội và điều đó cũng dễ dàng ngay đối với người mới bắt đầu. Các trang mạng xã hội đều không thu phí đối với thành viên, hơn nữa lại rất tiện lợi vì có thể truy cập bất kỳ đâu, miễn là có kết nối Internet…điều này đã khiến cho mạng xã hội ngày càng thu hút người dùng và phát triển vững mạnh.

2.2.3. Đối tượng mà sinh viên kết nối khi sử dụng mạng xã hội

Đối tượng mà sinh viên hiện nay có thể kết nối, nói chuyện, tạo mối quan hệ khi sử dụng mạng xã hội rất đa dạng. Trong mạng lưới mạng xã hội, họ không chỉ có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người quen mà còn rất nhiều các mối quan hệ khác với những người đồng nghiệp, đồng sở thích, đồng mối quan tâm, đồng sự thông cảm, đồng sự chia sẻ về bất cứ một vấn đề gì đó trong cuộc sống và xã hội… Đặc biệt, sinh viên hiện nay có thể kết nối mạng lưới với những người lạ, người không hề quen biết trên mạng với sự ẩn danh họ không cần biết mặt nhau, không cần biết nhau trước nhưng vẫn có thể trở thành những người bạn thân thiết trên mạng.

Đối tượng để kết nối của sinh viên trong không gian của mạng xã hội lại không bị hạn chế bởi bất cứ một biên giới nào biên giới vùng miền hay biên giới quốc gia , một sinh viên có thể nói chuyện và kết bạn với bất cứ ai trên mạng xã hội dù người đó thuộc quốc gia nào, màu da nào. Vì đối tượng rộng mở và đa dạng như vậy nên số lượng những người có giao tiếp trong mạng lưới của một cá nhân thường rất nhiều và họ lại có thể thường xuyên chia sẻ bạn bè, người quen biết giữa các mạng lưới cá nhân với nhau, tạo ra sự đan xen dày đặc và độ rộng vô bờ bến của các mạng lưới.

Tuy tạo ra một mạng lưới mối quan hệ rộng mở nhưng đa phần sinh viên không lựa chọn việc kết bạn trên mạng xã hội.

Bảng 2.2: Lựa chọn của SV về việc kết bạn trên mạng xã hội hoặc ngoài đời.

Lựa chọn Số lượng người Tỷ lệ %

Kết bạn trên mạng xã hội 168 42%

Kết bạn ngoài đời 232 58%

Tổng 400 100

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

2.2.4. Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội

Hiện nay, các bạn sinh viên có thể thoải mái truy cập vào các trang mạng xã hội một cách dễ dàng thông qua các smartphone điện thoại di động thông minh , hoặc qua máy tính, máy tính bảng, laptop . Điều này giúp các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc truy cập mạng xã hội và địa điểm khi sử dụng mạng xã hội của họ cũng rất linh hoạt, họ có thể sử dụng mạng xã hội ở bất cứ đâu mà không cần phải lệ thuộc vào những địa điểm cố định. Chính sự tiện lợi này đã làm cho tần suất sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng lên và trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên đang có xu hướng truy cập mạng xã hội nhiều hơn thông qua các thiết bị di động. 96% số người tham gia khảo sát cho biết thường xuyên truy cập mạng xã hội bằng di động và luôn để chế độ bật online . Điều này cũng có nghĩa là SV đang ngày càng trở nên “lệ thuộc” vào mạng xã hội nhiều hơn. Các thiết bị di động nh gọn, tiện lợi là lựa chọn của sinh viên khi muốn truy cập vào mạng xã hội ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Xu hướng này cũng đồng thời xảy ra trên thế giới. Thời đại smartphone lên ngôi cũng là lúc các ứng dụng, mạng xã hội phải tối ưu hóa phiên bản mobile để thuận tiện cho người sử dụng dễ dàng truy cập.

Mặt khác, những người tham gia khảo sát đều cho biết họ truy cập mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có Internet giúp kết nối . Một trong số những người được h i cho biết:

“Em thường để chế độ online Facebook trong toàn bộ thời gian, khi nào căng thẳng thì “lướt” qua xem các thông tin để thư giãn”

Sinh viên Đại học FPT, 19 tuổi

Điều này cho thấy xu hướng sử dụng mạng xã hội tại đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực trạng này cũng có thấy, sinh viên mỗi ngày đều phải sử dụng mạng xã hội.

2.2.5. Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày

Theo kết quả khảo sát, có đến 42,75% số người được h i cho thấy thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của họ là 2-3h/ ngày. 35% sử dụng mạng xã hội trên 3h/ngày ngày, 14% sử dụng mạng xã hội từ 1 – 2h/ngày và chỉ có 8,25% người được h i cho thấy họ chỉ sử dụng mạng xã hội dưới 1h/ngày.

Bảng 2.3: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của SV

Thời gian Số lượng người Tỉ lệ %

Trên 3h/ ngày 140 35%

2-3h/ ngày 171 42,75

1-2h/ ngày 56 14

Dưới 1h/ ngày 33 8,25

Tổng 400 100

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

Thời gian sử dụng mạng xã hội của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như: không gian, thời gian, thời điểm, điều kiện kinh tế, tính chất công việc, mục đích lên mạng… Tuy nhiên, với kết quả điều tra như trên, có thể thấy hiện nay các bạn sinh viên đang dành khá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội.

Với một lượng thông tin khổng lồ, rất nhiều người có thể mất cả ngày để ngồi trước màn hình máy tính, đọc dòng trạng thái status của bạn bè, các trang tin tức, hội nhóm trên mạng xã hội và bình luận comment , đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện” Facebook , làm lãng phí thời gian học tập, lao động và làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp trong cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ đời thực.

2.2.6. Ngôn ngữ, ứng xử của sinh viên trên mạng xã hội

Những năm 2009,2010 khi mạng xã hội đang trở thành một trào lưu tại Việt Nam, chúng ta đều có thể thấy trên các MXH xuất hiện đầy rẫy những kiểu chữ biến thể của người sử dụng. Và sự xuất hiện của Tiếng Việt chuẩn rất hiếm được SV sử dụng trên MXH bấy giờ. Nhưng theo khảo sát gần đây, sinh viên đã hoàn toàn đi ngược lại xu hướng bấy giờ. Các bạn sử dụng ngôn ngữ thuần Việt hơn, dù cho đôi lúc pha một vài câu từ tiếng Anh nhằm mục

đích viết tắt, hoặc hợp với ngữ cảnh hơn Do Facebook là trang MXH từ nước ngoài sáng lập nên .

Bảng 2.4: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn sinh viên

Ngôn ngữ sinh viên sử dụng trên MXH

Số lượng người Tỷ lệ %

Hoàn toàn bằng tiếng Việt 342 85,5 Kết hợp tiếng Việt với ngôn

ngữ khác 58 14,5 Sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt, cách viết sáng tạo 0 0 Tổng 400 100

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

Nhận thấy sự khác biệt lớn này so với những khảo sát từ vài năm trước, tác giả đã tiến hành ph ng vấn sâu một sinh nam viên năm 1 tại Học viện Báo chí tuyên truyền.

“Khoảng 4 năm trước đây, khi mới dùng MXH, Youtube thì tôi cũng hay sử dụng từ viết tắt, tiếng lóng để giao tiếp như một cách chứng t bản thân. Tuy nhiên, càng lớn thì ngôn ngữ trên mạng xã hội của tôi càng có xu hướng trở lại bình thường, tức là viết theo chuẩn tiếng Việt. Lý do là vì tôi cảm thấy viết như ngày xưa trẻ con quá, thêm nữa là bây giờ đi học rồi lại là sinh viên trường Báo nên nghĩ bản thân phải chín chắn hơn, viết hay nói cũng phải cẩn thận, đúng ngữ pháp, chính tả ”

Một ý kiến khác từ một Nữ sinh viên năm 4 tại Đại học FPT

“ Tôi thì vẫn sử dụng một vài từ tiếng Anh khi nói chuyện với bạn bè và trên MXH, cái này một phần là do “bệnh nghề nghiệp”. Vì việc học và công việc định hướng tương lai của tôi đều bằng tiếng Anh nên việc luôn sử dụng ngôn ngữ này vào cuộc sống, vừa là do thói quen và một phần tôi muốn luyện nói, luyện viết cho nhớ từ”

2.2.7. Quan điểm của sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội

Sinh viên hiện nay có xu hướng ủng hộ các quan điểm tích cực nhiều hơn với 45,75% số người được h i cho rằng mạng xã hội có nhiều tiện ích, giúp liên kết các mối quan hệ, giúp họ thể hiện quan điểm của bản thân, giúp họ thư giãn và là phương tiện truyền thông tốt nhất với sinh viên hiện nay. 36% SV cho rằng mạng xã hội nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần phải biết sử dụng đúng mục đích thì mới có thể đạt được hiệu quả. Còn lại là 18,25% sinh viên cho rằng mạng xã hội tuy là thế giới ảo nhưng đang dần mang đến những hậu quả tiêu cực bên ngoài thế giới thật khi hàng ngày có rất nhiều sinh viên đưa lên mạng xã hội những sự việc tiêu cực, nội dung trên các page của MXH không được kiểm duyệt kịp thời nên đôi lúc thông tin MXH khá tạp nham, phản cảm và tạo nên những hệ lụy xấu.

Bảng 2.5: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Quan điểm Số lượng người Tỉ lệ %

Tích cực 183 45,75

Tiêu cực 73 18,25

Cả hai quan điểm 144 36%

Tổng 400 100

Nguồn: Cuộc điều tra Quý I /2020

Mặc dù mạng xã hội đã bộc lộ những mặt hạn chế, ảnh hưởng đến sinh viên nên đã từng có thời gian, không ít ý kiến phản ứng dữ dội và yêu cầu “đóng cửa” các trang mạng xã hội từ các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, sinh viên vẫn đang dành cho mạng xã hội những suy nghĩ tích cực, cho thấy tương lai phát triển của mạng xã hội vẫn rất lạc quan. Và hiện tại, MXH cũng đã có những bước tiến trong việc quản lý, những chính sách hạn chế từ Facebook để tránh những clip phản cảm và bạo lực.

Sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã những năm gần đây đã thu hút đông đảo thành viên đủ mọi thành phần xã hội tham gia như một địa chỉ gặp gỡ quen thuộc. Từ Yahoo, Twitter, Zing, Blogspot và đặc biệt là sự bùng nổ của Facebook. Công bằng mà nói, mạng xã hội không có lỗi.

Sự ra đời và thịnh hành của các trang mạng này thực sự mang lại nhiều tiện ích cho công việc cũng như quan hệ của mỗi cá nhân. Mọi người dễ dàng tìm hiểu, trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu qua truyền tin, hay gọi điện miễn phí nhằm chia sẻ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khi cần thiết… một cách nhanh chóng.

Một tiện ích không thể không nhắc tới đó là khả năng kết nối tuyệt vời, giúp mỗi người mở rộng phạm vi kết bạn hay tìm kiếm, liên lạc với bạn bè. Nếu sử dụng có chừng mực và đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hoàn hảo và lành mạnh mỗi khi rảnh rỗi; là địa điểm để xả stress lý tưởng.

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 57 - 66)