Một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của mạng xã hộ

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 98 - 126)

xã hội đối với lối sống của sinh viên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí- truyền thông, lãnh đạo các trường đại học, của sinh viên về sự cần thiết phải quản lý thông tin trên mạng xã hội về lối sống sinh viên

3.2.1.1. Đối vơi các cơ quan, quản lý, cơ quan báo chí truyền thông 3.2.1.1.1. Nâng cao tính định hướng của truyền thông

Mạng xã hội vẫn đang phát triển ở giai đoạn hoàng kim tại Việt Nam. Theo công bố của Facebook thì trung bình ba giây có một tài khoản mới đến từ Việt Nam; số người dùng Facebook tại Việt Nam tính đến tháng 1/2020, có đến 68,17 triệu người dân Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 70% dân số người sử dụng internet, vượt qua các trang mạng trong nước nhiều lần. Tại Việt Nam, mạng xã hội đã sở hữu một số lượng thành viên khổng lồ mà chủ chốt là giới trẻ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường công chúng của báo chí truyền thống mà trách nhiệm của các cơ quan báo quản lí thông tin, truyền thông càng nặng thêm.

Thực tế hiện nay, những người tham gia vào diễn đàn mạng xã hội không phải ai cũng có kiến thức, trình độ và văn hóa. Một khi diễn đàn mạng xã hội chưa trung thực, công bằng và văn hóa tranh luận thì nhóm công chúng là sinh viên rất dễ bị hoang mang, kích động. Để nhóm công chúng sinh viên có những nhận thức đúng đắn, không hiểu sai, bị kẻ xấu lợi dụng, báo chí truyền thống phải đứng ra làm “quan tòa” phân xử, giúp định hướng thông tin cho sinh viên trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

3.2.1.1.2. Chú trọng xây dựng đội ngũ phóng viên, nhà báo, biên tập viên để xử lí các thông tin trên MXH

Cần nâng cao nghiệp vụ của phóng viên, nhà báo đã, đang và phải biết tận dụng tối đa lợi thế của mạng xã hội. Chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng nói chung và nhóm sinh viên

nói riêng. Từ đó cung cấp những nội dung thông tin mang tính định hướng cho nhóm đối tượng này.

Để thực hiện được những điều trên, đòi h i tất cả những người làm báo đều phải hiểu biết rõ về đối tượng, mục tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tượng công chúng đó cần biết thông tin nào,họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao. Với nhóm đối tượng công chúng là sinh viên, người làm báo cần hiểu rõ những phong cách, lối sống, suy nghĩ, thói quen, ngôn ngữ, nhu cầu thông tin, những nhân vật nổi tiếng được giới trẻ mến mộ và cả những sự đa dạng về độ tuổi trong nhóm giới trẻ… thì mới đưa ra được một khung nội dung phù hợp và được đón nhận.

3.2.1.2. Đối vơi lãnh đạo các trường đại học 3.2.1.2.1. Xây dựng mạng xã hội cho trường học

Hiện nay, chúng ta không còn quá xa lạ với việc SV than phiền, kể khổ về những điều không hài lòng với thầy cô, trường lớp trên MXH. Điều này cũng tạo nên những hệ lụy xấu cho nhà trường và thầy cô giáo và chính SV đó.

Không thể phủ nhận việc thanh niên, SV tham gia các trang MXH là xu thế của thời đại, thiết lập hay không là tùy vào chính sách của từng trường Đại học. Hơn nữa, đây là một kênh giao tiếp, nên nhà trường không thích thì các em vẫn cứ tham gia.

Hiện nay, các trường Đại học, đều có những Fanpage riêng , tuy nhiên không phải Fanpage nào cũng phát triển mạnh và tạo được dấu ấn trong lòng SV. Điều này cũng gây nên sự lãng phí, bởi chúng ta có thể tận dụng nguồn tài nguyên này để kết nối đến SV. Nếu như các trường Đại học có thể chú trọng việc xây dựng một MXH, chịu sự quản lý của các giáo viên, cán bộ của nhà trường, định hướng SV trong môi trường sinh hoạt mạng đó và sử dụng nó vào mục đích học tập, trao đổi, kết bạn… sẽ có lợi nhiều hơn..

MXH là nơi có nhiều điều thú vị, nhưng sự thú vị đó chỉ dài khi các nhà giáo dục biết cách tham gia và xây dựng hàng rào cần thiết cho mình:

- Trong tình trạng các MXH của nước ngoài đang xâm nhập và Việt Nam, thì tốt hơn nên giới hạn quy mô mạng lại ở nhà trường và không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ một công ty cung cấp dịch vụ nào cả. Quy mô nh sẽ tạo ra kênh quản lý khác linh hoạt hơn Website và Forum. Chuyện viết trong trang riêng không dùng để làm thông tin ở các trang ngoài. Như vậy sự thổ lộ và cảm giác được bảo vệ trong nhóm thảo luận sẽ khiến học sinh tham gia muốn được chia sẻ nhiều hơn, tâm lý của SV cũng tốt hơn khi vào các trang riêng này. Những chuyện cần được khen ngợi của học sinh, SV thì cần lan truyền để khuyến khích họ tham gia MXH này.

- MXH của nhà trường có thể dùng để trao đổi và kết bạn giữa các thành viên trong trường và trao đổi giữa học sinh và thầy giáo về môn học, bài giảng, thắc mắc…Mỗi giáo viên có thể là host chủ của một nhóm môn học , trong đó có th a thuận, chia sẻ … học sinh sẽ là thành viên của nhóm đó.Giáo viên tốt nhất không nên trao đổi riêng với học sinh của mình ở trang cá nhân, cũng như hạn chế không nêu rõ hết thông tin cá nhân của mình. Tham gia thế giới MXH tốt nhất là xây dựng một trang mở, ghi danh thành viên. Luôn để học sinh của mình đăng ý kiến mà người khác có thể nhìn thấy. Điều đó giúp học sinh chịu trách nhiệm với những ngôn từ mà họ dùng, cũng như tạo môi trường tương tác tốt hơn.

- Giáo viên hay nhà trường cũng sẽ không thể có đủ thời gian để quản lý hết trang MXH ấy. Vì vậy, tốt nhất nên chia việc cho các học sinh thân cận, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm gương mẫu quan tâm đến các lời bình và nội dung đăng tải… giúp nhà trường quản lý tốt hơn đến các lời bình hay nội dung đăng tải của trang MXH.

- Điều quan trọng nhất ở môi trường MXH riêng trong nhà trường này là khiến SV mở lòng để làm bạn với mình, chứ không phải là kiểm soát và răn đe. Điều này sẽ giúp các thầy cô sử thăm dò dư luận để rút kinh nghiệm, nâng cao công tác giảng dạy, hỗ trợ SV của mình kịp thời trong mọi tình huống.

3.2.1.2.1. Tăng cường sự quản lý, giáo dục từ gia đình và nhà trường

Để có thể quản lý, giáo dục, hướng dẫn việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên, hướng đến những hành vi và lối sống tốt đẹp, có ích cho bản thân và cho cộng đồng thì đầu tiên, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh hưởng của môi trường sống, trình độ nhận thức về văn hóa xã hội của người lớn… là những nhân tố quan trọng giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách tích cực. Một kinh nghiệm mà nhiều bậc cha mẹ, thầy cô đã sử dụng trong việc tư vấn cho con em mình khi tham gia mạng xã hội, đó là bản thân người lớn cũng cần có sự hiểu biết về mạng xã hội, cần biết sử dụng mạng xã hội với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh,không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của mạng xã hội mà cấm đoán sinh viên ... Khi người lớn đã không biết sử dụng một tiện ích phổ biến của cuộc sống hiện đại lại còn nói bừa nói ẩu thì không thể thuyết phục, tư vấn cho trẻ. Bởi vì để có thể tận dụng và phát huy những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại b những tiêu cực do số ít thành viên mạng xã hội gây ra thì người sử dụng cũng cần có trải nghiệm thực tế và “tích luỹ kinh nghiệm”. Các bậc cha mẹ cũng nên tham gia các mạng xã hội để có thể quan sát sinh hoạt của con em trong môi trường đó, tạo điều kiện cho con em chia sẻ tâm sự những điều khó có thể trực tiếp nói chuyện với nhau, có thể cùng bàn luận các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho con em trao đổi bộc lộ nhận thức...Khi người lớn tư vấn cho sinh viên bằng chính kinh nghiệm của mình thì có tác dụng tốt nhất và hiệu quả nhất. Gia đình và nhà trường cần quan tâm và giáo dục cho sinh viên hiểu rằng, các thông tin qua truyền thông xã hội cần phải được kiểm chứng trước khi tin vào các thông tin đó. Việc vội vàng tin vào các thông tin này có thể gây bất lợi về tâm lý, tinh thần hoặc thậm chí dẫn tới những phát ngôn, những hành động vi phạm pháp luật.

3.2.2. Tăng cường định hướng thông tin, kiểm tra, giám sát thông tin trên mạng xã hội về lối sống sinh viên

Nhà trường nói chung mà cụ thể là đoàn thanh niên cần chú trọng đổi mới phương thức giáo dục lý tưởng và lối sống cho sinh viên. Trong đó đẩy mạnh hơn việc giáo dục thông qua phong trào hành động cụ thể, lấy môi trường thực tiễn để bồi dưỡng, rèn luyện và vun đắp những giá trị tốt đẹp cho thanh niên, SV trở thành người có đạo đức, biết đối nhân xử thế, biết vận dụng các lợi thế từ MXH vào học tập, tu dưỡng và rèn luyện:

- Nhà trường có thể phối hợp với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình trong việc định hướng tuyên truyền cho tầng lớp thanh niên, SV về MXH. Cần để SV có cách hiểu tích cực, hiểu đúng về những lợi ích từ các trang MXH cũng như những hạn chế, tích cực của nó đối với cư dân mạng nói chung và học sinh nói riêng. Hướng dẫn cho các em biết được việc đưa các nội dung thông tin cá nhân của bản thân lên MXH dễ bị các thế lực thù địch, kẻ xấu lợi dụng, tác động về mặt chính trị, tư tưởng, gây hoang mang dao động, mất phương hướng…làm phát sinh các nguyên nhân và điều kiện gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Trên thực tế, tầng lớp thanh niên, SV là bộ phận có những đặc điểm và nhu cầu riêng về phát triển tâm lý, họ tiếp nhận những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Do vậy, hàng năm, ngay từ đầu năm học nhà trường cần phải có định hướng tuyên truyền và giáo dục học sinh, sinh viên về vấn đề này. Đây là việc đòi h i phải kiên trì, thường xuyên và có sự phối hợp, tạo tính thống nhất từ xây dựng kế hoạch, đề cương tuyên truyền đến các nội dung, hình thức, đối tượng tuyên truyền… nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Nhà trường cũng cần phối hợp với các cơ quan an ninh để được cung cấp, trao đổi những trang MXH do các thế lực phản động, các phần tử xấu lập nên với dụng ý không lành mạnh, tuyên truyền và làm trái quan điểm của Đảng, Nhà nước. từ đó có biện pháp khuyến cáo SV của trường mình không nên xâm nhập, vào sử dụng hay lấy, khai thác thông tin từ những trang mạng này để tránh bị tiêm nhiễm các tư tưởng, hình ảnh độc hại.

- Bên cạnh việc làm thường niên như xây dựng các điển hình tiên tiến đạt thành tích cao trong học tập và hoạt động tập thể, cần có hình thức giáo dục phê bình, lên án và kiên quyết xử lý các trường hợp học sinh, SV vi phạm nội dung, quy chế học tập, nội quy và quy định của nhà trường, nhất là việc lợi dụng MXH để kích động, tuyên truyền, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường, kêu gọi học sinh biểu tình, tụ tập đông người trái phép; tuyên truyền trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Nếu các biện pháp nêu trên được tiến hành sẽ góp phần giúp cho các em SV nhận thức rõ được phần nào mặt tích cực và tiêu cực của MXH. Mục tiêu của những hoạt động này là tạo cho SV có những hoạt động lành mạnh và bổ ích, nâng cao tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho SV, giúp SV có tư tưởng vững vàng, lý tưởng trong sáng để phấn đấu hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

3.2.3. Tăng cường các nguồn lực để quản lý thông tin về lối sống sinh viên trên mạng xã hội

Để tăng cường việc quản lý thông tin về lối sống sinh viên trên MXH, chúng ta cần thực hiện các điều sau: Thứ nhất, về phía nhà trường phân công các cán bộ quản trị cổng/ trang thông tin của nhà trường, fanpage nhà trường, tổ chuyên môn trên trang mạng xã hội tuyệt đối không được đăng, tải liên kết thông tin không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc chưa được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin. Kiểm duyệt nội dung bài viết, hình ảnh trước khi đăng tải lên trang; các thông tin, hình ảnh do giáo viên, sinh viên cung cấp không đúng

nội quy, quy định của nhà trường không duyệt đăng tải; các bình luận dùng lời lẽ thô tục, kích động, bôi nhọ nói xấu người khác, gây phản cảm sẽ bị xóa b .

Thứ hai, nhà trường cần phân công người theo dõi và tham mưu xử lý những thông tin về lối sống sinh viên trên mạng xã hội.

Thứ ba, tăng cường các có sơ vật chất trang thiết bị kĩ thuật công nghệ hiện đại để kiểm duyệt các nguồn tin, dựng tường lửa để ngăn chặn những trang web độc hại làm suy đồi đạo đức, lối sống sinh viên trên không gian MXH.

Thứ tư, cần tăng cường sự phối hơp giữa nhà trường và các cơ quan quản lý để quản lý tốt thông tin trên mạng hội về lối sống sinh viên trên mạng xã hội. Nhà trường cần có sự phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức những buổi đối thoại, giao lưu về mạng xã hội, về lối sống tích cực của sinh viên. Để sinh viên có thêm hiểu biết và bảo vệ bản thân, cũng như biết cách ứng xử chuẩn mực trên MXH.

Thứ năm, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan quản lý về mạng xã hội, về quản lý thông tin báo chí truyền thông trong bối cảnh hiện nay. Ngày nay, SV đứng trước một rừng thông tin nhiễu loạn trên MXH, chúng ta cần phải có các chuyên viên cán bộ cốt lõi về lĩnh vực này để sẵn sàng đối phó với các tin tức xấu đang lan truyền trên MXH.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã tổng kết lại những vấn đề của các cơ quan quản lý, nhà trường và sinh viên khi tham gia sử dụng MXH .

Sau cùng, chương 3 đưa ra một số đề xuất của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lí, nhà trường nhằm giúp sinh viên có một môi trường làm việc, học tập, vui chơi lành mạnh và hiệu quả trên MXH.

KẾT LUẬN

Trong thời buổi hiện nay, mạng xã hội không phải một cụm từ xa lạ với mỗi chúng ta. Nhất là đối với các bạn sinh viên, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Nó như một luồng gió mới đầy những sáng tạo và bất ngờ thú vị, nó góp phần thay đổi không chỉ trong phong cách sống hàng ngày của bộ phận công chúng truyền thông này. Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Do chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số

Một phần của tài liệu Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thông (Trang 98 - 126)