Quy trình và nội dung quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 52)

tế quốc tế trên tạp chí

1.3.1. Các công đoạn trong quy trình và nội dung quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế - cũng như quản trị bất kỳ cơ quan nào cũng được tiến hành theo 4 công đoạn: 1. Xây dựng kế hoạch; 2. Tổ chức triển khai kế hoạch; 3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch; 4. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Chu trình này có thể lược hóa theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế

Như vậy, quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế là một chu trình khép kín, công đoạn này là tiền đề cho công đoạn kia. Việc quản trị ở cao cấp, trung cấp, thứ cấp, sơ cấp cũng chính là tuân thủ quy trình 4 giai đoạn với mục đích xuất bản/sản xuất tin bài của một tờ báo đạt chất lượng và hiệu quả.

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của tạp chí trong từng giai đoạn hay, căn cứ vào yêu cần thực tiễn chất lượng của tờ báo, người quản trị xác lập những kế hoạch cụ thể với những nội dung tiến hành cụ thể cho từng số báo theo đúng tôn chỉ mục đích.

Xây dựng kế hoạch truyền thông về hội

nhập KTQT Đánh giá, điều chỉnh

kế hoạch truyền thông về hội nhập KTQT Chỉ đạo thực hiện kế hoạch truyền thông về hội nhập KTQT Tổ chức triển khai kế hoạch truyền thông về hội nhập KTQT

40

1.3.2. Nội dung quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí.

1.3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

Nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong cơ quan báo chí đều phải đối mặt với một thách thức hiện nay, đó là sự thay đổi để cạnh tranh. Chấp nhận và đương đầu với thay đổi, Nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế phải xây dựng được kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể, khoa học. Lập kế hoạch là kỹ năng quản trị chủ chốt và thiết yếu, cũng là một trong những khâu đầu tiên trong hoạt động quản trị truyền thông của tổng biên tập về hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu không có công tác kế hoạch cụ thể, rất khó để tổ chức xuất bản báo hay sản xuất chương trình một cách hiệu quả, chất lượng về hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó, lập kế hoạch sẽ giúp công việc quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc không lập kế hoạch.

Kế hoạch là một chương trình hành động có mục đích của toà soạn, trong đó xác định mục tiêu nội dung, phương hướng, giải pháp và thời gian để thực hiện mục tiêu đó vào thực tế [34, tr 95].

Hay nói cách khác, kế hoạch là một văn bản trong đó trình bày một cách có hệ thống những hoạt động/công việc dự định phải làm trong một khoảng thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể nhằm đạt được mục đích đã để ra [29]

Kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế phải được căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật báo chí của Nhà nước, nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của công chúng, thực tiễn biến động của đời sống xã hội cùng tình hình, năng lực, khả năng của cơ quan báo chí, với mục tiêu cuối cùng là có được tờ báo uy tín, chất lượng.

Mỗi nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều loại kế hoạch. Nếu căn cứ vào thời gian triển khai kế hoạch, có:

41

- Kế hoạch dài hạn: Hay còn gọi là chiến lược của nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian thực hiện kế hoạch có thể là 3 năm, 5 năm, 10 năm... Nội dung kế hoạch mang tính toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động của toà soạn. Mỗi kế hoạch dài hạn sẽ bao gồm trong đó những kế hoạch trung hạn và ngắn hạn.

- Kế hoạch trung hạn: Kế hoạch trung hạn có thể là một hợp phần trong kế hoạch dài hạn, thường có thời hạn từ 1-2 năm, tổ chức triển khai một phần nội dung đã được hạn định trong kế hoạch dài hạn.

- Kế hoạch ngắn hạn: Thường có thời hạn tính theo tháng, theo quý, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Đối với nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch ngắn hạn thường gắn với thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu quả tờ báo/chương trình.

- Kế hoạch cấp tốc, đột xuất: Đây là những kế hoạch nằm ngoài lộ trình kế hoạch dài hạn, trung hạn, thường nảy sinh do yêu cầu của thực tiễn của từng đơn vị, phòng, ban trong tạp chí vào từng thời điểm nhất định. Với dạng kế hoạch này đối tượng đề xuất kế hoạch thường là các đơn vị trong tạp chí.

- Kế hoạch tuần: Một số nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của tạp chí xây dựng kế hoạch tuần. Loại kế hoạch này gắn chặt với kế hoạch xuất bản báo hàng ngày hàng tuần, trong đó, xác định chi tiết: chủ đề,

Một số nhà quản trị truyền thông của tạp chí xây dựng “bánh xe kế hoạch tuần” - Mỗi số báo/ chương trình ứng với một kế hoạch. Trong đó, định vị cụ thể:

+ Chủ đề số báo

+ Chủ đề các chuyên trang/chuyên mục, số lượng tin bài

+ Ê kíp thực hiện: Trực lãnh đạo Ban biên tập; Trực lãnh đạo Ban Thư ký; + Thời hạn tổ chức sản xuất: nhận bài, biên tập, trình bày đọc bông, duyệt v.v.

1.3.2.2. Tổ chức triển khai kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

42

Sau khi lập kế hoạch xong, nhà quản trị truyền thông cần kết hợp yếu tố nhân lực, nguồn vốn, các nguồn lực và cơ sở vật chất cần thiết để biến kế hoạch thành hiện thực. Nhà quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của tạp chí tổ chức thành lập êkíp thực hiện kế hoạch. Trong các kế hoạch, dù là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, đều cần phải tập trang làm rõ những điểm sau:

• Thực trạng: Chỉ rõ thực trạng của vấn đề cần được tác động để thay đổi/ cải tạo của cơ quan

• Đối tượng có liên quan: Đội ngũ nhân lực thực hiện kế hoạch và đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ kế hoạch...

• Mục tiêu: Kế hoạch nhằm tăng ngân sách tài chính, hay nhằm tăng lượng phát hành, hay nhằm nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tờ báo v.v..

• Các hoạt động cần được triển khai: dựa vào mục tiêu để xác định các hoạt động (hay các nhiệm vụ cần thực hiện), chẳng hạn, với kế hoạch xuất bản ấn phẩm phụ cho tờ báo các công việc cần tiến hành như: khảo sát, đánh giá thực tiễn nhu cầu công chúng; phân tích đối tượng công chúng; lên ý tưởng ấn phẩm; tổ chức hội nghị hội thảo; xin giấy phép xuất bản; thiết kế trình bày và thử nghiệm sản phẩm; xuất bản sản phẩm...

• Lập thời gian biểu và phân bố nguồn lực: tức là xác định được thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động/nhiệm vụ; phân công người thực hiện chính và bộ phận chịu trách nhiệm hỗ trợ; phân bổ chi phí; mua sắm thiết bị vật liệu cần thiết...

1.3.2.3. Chỉ đạo, thực hiện kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

Quy trình này sẽ gồm 2 khâu, được tiến hành song song với nhau: thực hiện kế hoạchchỉ đạo thực hiện kế hoạch. Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế cấp cao của toà soạn sẽ chịu trách nhiệm tối cao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Các quản trị truyền thông cấp trung và cấp cơ sở (các phòng,

43

ban trong toà soạn) sẽ được phân cấp quản trị truyền thông phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc, sao cho kế hoạch được đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả.

1.3.2.4. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

Đánh giá là một hoạt động định kỳ của quản lý, nhằm so sánh kết quả đạt được so với mục tiêu mà kế hoạch đặt ra và xác định tính hợp lý kết quả, hiệu quả của kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế.

Nếu giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, thì đánh giá chỉ được tiến hành ở một số điểm mốc quan trọng của quá trình thực hiện kế hoạch, có thể là giữa kỳ hoặc cuối kỳ đối với kế hoạch trung hạn; cuối kỳ đối với kế hoạch ngắn hạn...

Phương pháp đánh giá kế hoạch có thể là nghiên cứu mẫu, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học... Quản trị cấp cao phải nắm được kết quả đánh giá để chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, hoặc chỉ đạo xây dựng những kế hoạch mới.

Để duy trì một kế hoạch hoặc xây dựng kế hoạch mới, cần tiến hành những hoạt động cơ bản như:

• Xây dựng một kế hoạch mới giải quyết ở tầm cao hơn những mục tiêu của kế hoạch cũ, hoặc mở rộng mục tiêu của kế hoạch sang lĩnh vực khác, đối tượng khác.

• Kết nối các kế hoạch với các chương trình phát triển tổng quát của toà soạn.

• Đào tạo các thành viên tham gia thực hiện kế hoạch để nâng cao năng lực thực hiện và quản lý kế hoạch.

• Gây quĩ hoặc huy động các nguồn lực bảo đảm hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch mới tại cơ quan báo chí.

44

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã đi sâu vào những khái niệm lý luận cơ bản của truyền thông, quản trị và chỉ rõ được vấn đề quản trị truyền thông dưới góc độ thiết lập, duy trì, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác…

Chương 1 đã đưa ra được những quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua những chủ trương chính sách qua 3 chính sách chung và 10 chính sách cụ thể.

Trong chương 1 tác giả luận văn còn đưa ra được chu trình quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn qua các công đoạn trong quy trình quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn và nội dung quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế gồm 04 giai đoạn: (1) Công tác kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế. (2) Tổ chức triển khai kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế. (3) Chỉ đạo, thực hiện kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế. (4) Đánh giá, điểu chỉnh kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những tiền đề lý luận quan trọng để tác giả đưa ra phân tích về thực trạng hoạt động của các tạp chí trong diện khảo sát ở Chương 2.

45

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG

VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN CÁC TẠP CHÍ

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 52)