hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí
2.3.1. Ưu điểm
Ưu điểm chung: 3 tờ báo đã phát huy được hết trách nhiệm cũng như năng lực, tôn chỉ mục đích đề ra của tờ báo như:
Chủ động, tích cực truyền thông về hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên 3 tờ báo khảo sát đã tạo động lực quan trọng để hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát huy vai trò “Chính phủ kiến tạo phát triển”, từng bước hoàn thiện thể chế pháp luật, tạo lập môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên 3 tờ tạp chí đã tập trung cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các cam kết quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường đôn đốc, giám sát và đánh giá tình hình thực thi các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế.
82
Quá trình quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí trong diện khảo sát đã có những bài viết, tuyên tuyền, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Trong vấn đề quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên 3 tạp chí trong diện khảo sát đã truyền thông, tuyên truyền, giúp DN lớn, DN vừa và nhỏ tập trung phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tranh thủ hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kêu gọi và khuyến khích sự ủng hộ, hợp tác của các đối tác và cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Các tạp chí trong diện khảo sát luôn đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin về tình hình hội nhập và hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và người dân nắm bắt, hiểu biết và có thể vượt qua thách thức, tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế; tạo sự kiên định và đồng thuận cao trong tiến trình hội nhập.
83
Đối với Tạp chí Công thương do được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tạp chí Công nghiệp và Thương mại vì vậy công tác quản trị truyền thông tại tờ báo luôn xác định công tác thông tin tuyên truyền những vấn đề lý luận của Ngành theo hướng: Chủ động - Kịp thời - Đầy đủ - Hệ thống - Có định hướng. Đối với Tạp chí Hội Nhập được quản lý trực tiếp bởi Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế. Do vậy Tạp chí Hội Nhập luôn tăng cường rà soát, bổ sung, hoàn thiện truyền thông về các văn bản pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực do bộ, ngành phụ trách; có kế hoạch truyền thông theo lộ trình phù hợp theo sự điều chỉnh của Chính phủ về Hội nhập kinh tế quốc tế. Ví dụ những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn để bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới.
- Truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế do Việt Nam là trung tâm để phát huy vai trò và đóng góp tích cực tại các tổ chức, diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như: ASEAN, WTO, APEC, ASEM, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công... nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Không chỉ vậy trên Tạp chí Hội nhập còn đẩy mạnh và đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn thực thi các cam kết cụ thể, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm với nội dung phù hợp đến các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng doanh nghiệp và xác định rõ các nội dung, đối tượng ưu tiên để doanh nghiệp và người dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với Tạp chính Kinh tế và Dự báo. Tạp chí Kinh Tế và Dự báo trên báo giấy cũng như báo điện tử đưa đến cho độc giả những thông tin nhanh và
84
chĩnh xác nhất về các mảng : Thời sự, Chính sách, Đầu tư, Tài chính, Thị trường, Doanh nghiệp và Lãnh thổ.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, các tạp chí trong diện khảo sát trong quảng trị truyền thông chưa có các ưu tiên về quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế đến một ngành nghề nhất định, độ sâu của các chương trình truyền thông cũng chưa thỏa đáng, nhận thức của người tham gia tuyên truyền chưa cao, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng.
Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình tác giả luận văn thực hiện phỏng vấn đối với các DN thuộc các ngành nghề khác nhau. Theo ý kiến ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: khi trả lời phỏng vấn “Điểm yếu trong quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí hiện nay”. Ông Dũng cho rằng: “Việc quản trị truyền thông trong tòa soạn cần thông tin chi tiết, cụ thể. Ví dụ trong ngành thép việc đẩy mạnh tuyên truyền trong lĩnh vực hội nhập được các bộ, ngành, cơ quan truyền thông thực hiện khá sớm. Tuy nhiên, các thông tin còn chung chung, chưa đi sâu và chưa cụ thể đối với từng hiệp định…”; Cũng theo ông Dũng khi được hỏi: trong quản trị nội dung truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của một tờ tạp chí chuyên ngành như các tạp chí Hội nhập, tạp chí Công Thương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo… truyền thông về các hiệp định đánh giá như thế nào?. Ông Dũng cho biết: “trong quản trị truyền thông của một tờ tạp chí chuyên ngành như các tạp chí Hội nhập, tạp chí Công Thương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo… cần phải tuyên truyền rất cụ thể cho DN về các hiệp định thương mại. Trong từng hiệp định thương mại, cần phải chú ý đến điểm nào, mục nào có tác động nhiều và trực tiếp đến ngành hàng đang sản xuất xuất khẩu. DN cũng như các tổ chức ngành hàng cần phải xử lý thông tin thế nào để tận dụng được lợi thế, hạn chế được những điểm bất lợi. Như thế việc quản trị truyền thông về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế hiện
85
nay mới đạt được hết khả năng của các tờ tạp chí ngành cũng những tạo được kết quả tốt cho doanh nghiệp”
Cùng câu hỏi trên, bàPhan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da giày cho rằng: “Quản trị nội dung truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mơ hồ về hội nhập. Tuy công tác tuyên truyền về hội nhập hiện đã khá rầm rộ. Các phương tiện truyền thông đều đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, về phía DN, thực sự còn lỗ hổng lớn trong việc tiếp nhận thông tin về hội nhập. Ngành da giày hiện có đến 70% là DN nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, sản xuất hàng gia công. Các DN mải “bận rộn” tìm kiếm khách hàng giải quyết vấn đề sản xuất hiện tại mà chưa quan tâm đến đón bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại. Cũng có một số DN nắm được thông tin, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập nhưng chưa có đủ nguồn lực để triển khai.”
Khi nói đến hạn chế trong việc chưa có các ưu tiên cho quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế tới một ngành nghề nhất định TS.Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam có nêu: “Mặc dù độ bao trùm và phổ biến của các kênh truyền thông về hội nhập nói chung trong thời gian qua của Bộ Công Thương, ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế, các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Hội nhập, tạp chí Kinh tế và Dự Báo, tạp chí Công thương đã thường xuyên, liên tục, nhưng với riêng ngành nông nghiệp vẫn chưa phủ hết, nhất là với ngành thủy sản. DN, người nuôi trong ngành thủy sản chỉ đơn thuần làm theo cảm tính, theo tin đồn, chứ không biết thực tế nhu cầu của thị trường thế giới để sản xuất cho đúng. Việc quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cụ tể là quản trị nội dung truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế đang thể hiện một số hạn chế nhất định. Ví dụ như trên thế giới có rất nhiều hội chợ, triển lãm liên quan đến lĩnh vực thủy sản, nhưng chỉ các cơ quan quản lý mới biết hết, các DN chỉ tham gia được số ít trong số hàng trăm các hội chợ,
86
triển lãm. Hiện nay các DN ở nông thôn đa phần là nhỏ và vừa, việc tiếp cận các nguồn thông tin rất hạn chế, sản xuất đa phần theo phong trào, mang tính mùa vụ, nên dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên.”
Cũng theo ông Thắng khi được hỏi về “đón nhận các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế ở các tạp chí chuyên ngành hay lấy thông tin ở đâu?” ông Thắng đề cập:“Quản trị truyền thông trong hội nhập kinh tế quốc tế cần đẩy mạnh vai trò của hiệp hội trong tuyên truyền. Với những FTA mà Việt Nam đã ký kết gần đây, chúng tôi chủ yếu đón nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và một số văn bản từ VCCI chứ chưa phải là ở các tờ tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung, công tác truyền thông của các bộ chuyên ngành trong lĩnh vực này chưa sâu sát, thông tin chưa tức thời, chưa đến được ngay với các DN. Các hội thảo với mục đích trao đổi, truyền tải rõ cho DN cũng chưa được tổ chức nhiều, rất ít hội thảo từ Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, sự liên kết của các tạp chí ngành…”
Theo ông Thắng khi được hỏi “công tác quản trị truyền thông trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế yếu ở khâu nào”. Ông Thắng cho rằng: “Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác quản trị truyền thông trong lĩnh vực hội nhập hiện nay còn yếu cả về chất và lượng; chưa đi đúng vào cái DN cần. Nhiều khi DN trong nước nắm bắt các thông tin, chính sách, luật pháp liên quan tới hội nhập còn sau các DN nước ngoài. Cái DN cần là công tác tuyên truyền không chỉ nói chung chung, mà phải đi sâu vào phân tích để thấy được lợi ích kinh tế đằng sau các FTA...”
Thứ hai, trong một số lĩnh vực quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế vào những thời điểm cụ thể, sự đổi mới tư duy còn chậm, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu cầu phát triển trong nước và phù hợp với những chuyển biến của tình hình thế giới.
87
Theo ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “việc quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ngành cụ thể là công tác tuyên truyền đạt hiệu quả hơn, giúp DN cũng như hiệp hội nắm bắt được thông tin chính xác của các FTA, theo tôi, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong hội nhập cần tham khảo ý kiến hiệp hội, DN rộng rãi hơn nữa và kết hợp với các cơ quan báo chí truyền thông ngành tạo ra nhiều diễn đàn để tiếp nhận những ý kiến tham gia, từ đó giúp các cơ quan truyền thông định hướng tốt hơn và chính xác hơn trong việc quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của tòa soạn.
Bên cạnh đó, các DN mong muốn phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Tạp chí Công thương của Bộ công thương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo của bộ Kế hoạch đầu tư, Tạp chí Hội nhập của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tuyên truyền cụ thể hơn về các biểu thuế, cập nhật nhanh hơn và chi tiết hơn về những FTA. Tốt hơn nữa là phản ánh bằng những bài viết mang tính phân tích, bình luận về những điều kiện của FTA ảnh hưởng như thế nào tới từng ngành nghề, từng DN, tạo thuận lợi cho DN cập nhật được thông tin chính xác, kịp thời để có phương hướng sản xuất, xuất nhập khẩu tốt hơn.” Cũng theo ông Dũng: “Trong mỗi ngành hàng sản xuất trong nước, công tác tuyên truyền cần hiểu sâu được mặt ưu, mặt nhược. Những nhà quản trị truyền thông cần có những hoạch định, định hướng cho quản lý triển khai thực hiện để cung cấp cho DN nhiều thông tin từ thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, cần triển khai nhiều tuyến tin bài viết về DN Việt Nam quy mô còn nhỏ lẻ, vì những doanh nghiệp này cần có những bài phân tích đánh giá, nhằm hiểu được những yêu cầu chính sách của Đảng và nhà nước cũng như nếu không được sự hỗ trợ của nhà nước thì sẽ thua ngay trên sân nhà. “Tử tế” trong sản xuất, kinh doanh, “làm thật” chính là điều mà DN trong nước cần chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy để có thể hội nhập đúng nghĩa.”
88
Thứ ba, các tờ tạp chí về hội nhập kinh tế quốc tế chưa có nhiều bước đột phá mới nhằm khai thác tốt nhất quan hệ lợi ích đan xen giữa các nước, nhất là với một số nước lớn có liên quan đến lợi ích chiến lược của nước ta nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo TS.Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: “Công tác này chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN vừa và nhỏ. Đặc biệt, sau