Tổng quan vềcác các tạp chí trong diện khảo sát

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 57)

2.1.1. Tạp chí Công thương của Bộ công thương

Tạp chí Công Thương được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tạp chí Công nghiệp và Thương mại, theo quy định tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và tại Quyết định số 8202/QĐ-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tạp chí Công Thương. Với mục tiêu phấn đấu trở thành ấn phẩm kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chương trình hành động của Tạp chí xác định công tác thông tin tuyên truyền những vấn đề lý luận của Ngành theo hướng: Chủ động - Kịp thời - Đầy đủ - Hệ thống - Có định hướng. Ngày 25 tháng 4 năm 2013 trở thành dấu mốc quan trọng của Tạp chí Công Thương, khi lần đầu tiên ấn phẩm Tạp chí Công Thương chính thức ra mắt bạn đọc. Tạp chí phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cán bộ phóng viên Tạp chí đã đặt mục tiêu làm tốt công tác thông tin tuyên truyền những vấn đề lý luận của Ngành, theo hướng: Thông tin chủ động - Kịp thời - Đầy đủ - Hệ thống - Có định hướng, phấn đấu Tạp chí Công Thương trở thành ấn phẩm kinh tế hàng đầu của Việt Nam.

Tạp chí Công Thương tiếp tục khẳng định và phát triển thương hiệu của mình với phương châm “Sáng tạo không giới hạn”. Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ gây dựng sức sáng tạo ở mỗi thành viên, để mỗi cá nhân, mỗi công đoạn trong quá trình tác nghiệp của mình đều nâng cao năng lực và thúc đẩy sức sáng tạo tiềm tàng. Mục tiêu trong thời gian tới Tạp chí Công Thương trở thành đơn

46

vị truyền thông đa phương tiện hiện đại, chuyên nghiệp xứng đáng với vai trò là cơ quan thông tin lý luận của ngành Công Thương.

Ngoài các ấn phẩm định kỳ, Tạp chí Công Thương còn được các cơ quan quản lý Nhà nước tín nhiệm đặt hàng xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành như: Bản tin “Khoa học và Công nghệ”; Chuyên đề “Công nghệ Xanh”; Chuyên đề “Năng suất và chất lượng”; Bản tin Tiết kiệm năng lượng; Bản tin Việc làm và Dạy nghề… Tạp chí Công Thương điện tử đã ngày càng hoàn thiện hơn với giao diện hiện đại, lượng truy cập không ngừng tăng. Hiện Tạp chí đang triển khai và chuẩn bị cho ra mắt phiên bản tiếng Anh phục vụ các đối tượng độc giả là người nước ngoài.

Không bó hẹp hoạt động, Tạp chí Công Thương đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình theo hướng đơn vị truyền thông đa phương tiện, cung cấp các dịch vụ chất lượng như tổ chức các hội thảo chuyên ngành, xuất bản sách chuyên đề, phim phóng sự tài liệu,... được Bộ Công Thương, doanh nghiệp trong và ngoài ngành tín nhiệm và đánh giá cao.

Tạp chí Công Thương đã xây dựng cơ sở dữ liệu ngành khoa học, hệ thống, hiệu quả phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Tạp chí, vừa hỗ trợ tích cực trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp trong công tác đánh giá, phân tích thị trường và ngành hàng.

Xác định Con Người là trung tâm, động lực chính của quá trình phát triển, Tạp chí Công Thương luôn quan tâm đến đời sống và tạo sự gắn kết giữa các thành viên.

2.1.2. Tạp chí Kinh tế và Dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư

Ngày 29-7-1967, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (nay là Chính phủ) Trần Hữu Dục đã ký Giấy phép xuất bản Tập san Công tác kế hoạch (tiền thân của Tạp chí Kinh tế và Dự báo). Trải qua những chặng đường phát triển với bao thăng trầm, có khó khăn, có thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực của các thế hệ cán

47

bộ, đến nay Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã trở thành một thương hiệu, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu chỉ đạo nghiệp vụ kế hoạch và đầu tư toàn ngành.

Là tạp chí lý luận của một cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã được mở rộng. Nội dung Tạp chí được thể hiện bằng nhiều thể loại tác phẩm báo chí, cũng như nhiều loại xuất bản phẩm (tạp chí, phụ trương, chuyên đề, bản tin, tài liệu, sách tham khảo…). Nội dung và hình thức cũng đã không ngừng được hoàn thiện để chiếm lĩnh thị trường trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng quyết liệt.

Tính đến tháng 10-2012, với 4 lần thay đổi tên gọi, tăng trang, tăng kỳ phát hành…, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã phát hành được 532 số, không kể Phụ trương Tổng quan Kinh tế - xã hội Việt Nam ra hằng quý. Ngày 12-9-2012, Tạp chí điện tử Kinh tế và Dự báo đã được cấp Giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đang xuất bản 3 kỳ/tháng, cùng Tạp chí điện tử kinhtevadubao.vn và nhiều ấn phẩm khác là người bạn đồng hành của các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, giới khoa học… trong và ngoài nước. Tính đến hết tháng 10/2017, tạp chí Kinh tế và Dự báo đã xuất bản được 670 số liên tục.

Có cả Tạp chí in và Tạp chí điện tử, các tin, bài của Tạp chí Kinh tế và Dự báo trở nên nhanh, nhạy, đa dạng, có sức truyền tải mạnh và nhanh hơn trước, nên Tạp chí có thêm nhiều công cụ để phản ánh kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành kế hoạch, phục vụ sự chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế hoạch và đầu tư cho các ngành, địa phương và cơ sở; phổ biến những kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài nước; giới thiệu, quảng bá môi trường và tiềm năng đầu tư trong nước ra nước ngoài.

48

Trải qua hơn 50 năm, thời kỳ nào Tạp chí cũng luôn là nơi hội tụ tri thức, tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận về kế hoạch hóa và quản lý kinh tế, kịp thời phản ánh những diễn biến kinh tế - xã hội của đất nước, phản biện và tham mưu cho công tác hoạch định chính sách của đất nước. Trong công tác tuyên truyền, Tạp chí luôn theo đúng định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tạp chí đã thu hút được giới nghiên cứu khoa học và cán bộ kế hoạch ở cả Trung ương và địa phương, là địa chỉ tin cậy công bố nhiều ý tưởng và kết quả nghiên cứu kinh tế, nhất là nghiên cứu tham mưu chính sách. Nhiều cán bộ quản lý các cấp và nhà khoa học đã trưởng thành hiện nay đều từng cộng tác viết bài, có dấu ấn trên các trang của Tạp chí Kinh tế và Dự báo qua các thời kỳ. Tạp chí cũng phối hợp với nhiều tỉnh, thành phố, sở kế hoạch và đầu tư một số tỉnh, thành phố tổ chức biên tập sách, hoặc chuyên đề, chuyên trang… giới thiệu về kinh tế, tiềm năng phát triển của địa phương.

Bên cạnh việc xuất bản Tạp chí, Toà soạn còn tổ chức biên tập và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài cơ quan xuất bản sách hướng dẫn nghiệp vụ kế hoạch, hệ thống văn bản pháp quy, sách kinh tế. Một số cuốn sách có giá trị đã được tái bản nhiều lần. Tạp chí còn phối hợp với các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số đối tác tổ chức nhiều sự kiện, diễn đàn, hội thảo khoa học tạo hiệu ứng truyền thông tích cực.

2.1.3. Tạp chí Hội nhập của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Tạp chí Hội nhập là cơ quan của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Với 1 ấn phẩm in ra hàng tháng. Các ấn phẩm của Tạp chí Hội Nhập đã đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng

49

và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đất nước.

Các bài viết, các ấn phẩm của Tạp chí, với thông tin phong phú, phân tích sâu các vấn đề kinh tế, xã hội đã được bạn đọc đánh giá cao và là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích với cán bộ quản lý, những người nghiên cứu khoa học.

Hiện nay trong bối cảnh báo chí không chỉ cạnh tranh khốc liệt với nhau, mà còn phải cạnh tranh với mạng xã hội… Vì vậy, nếu không đi thật nhanh trong thế giới đầy biến động, Tạp chí sẽ không thể tránh được sự thụt lùi.

Nhận thức được điều đó, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí đã không ngừng vươn lên, sẵn sàng đối mặt với các thách thức, biến thách thức thành cơ hội, khẳng định vị trí, vai trò của một Tạp chí tiên phong. Các bài viết phải sâu sắc, có giá trị thực sự, gắn với thương hiệu Hội nhập của mình.

Ngay từ khi chuẩn bị ra số đầu tiên, đã xác định rõ Tạp chí Hội nhập là một cơ quan của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, đôn đốc và phối hợp các hoạt động hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông tin, tuyên truyền các định hướng, chiến lược, các giải pháp lớn liên quan đến hội nhập quốc tế; những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hội nhập quốc tế cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong từng giai đoạn;

Thông tin, tuyên truyền, truyền thông về chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, triển khai các chủ trương, chính sách lớn về hội nhập quốc tế; Những bài báo nghiên cứu khoa học, những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến hội nhập quốc tế;

50

Thông tin tuyên truyền những định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ ngànhtrong việc triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế;

Đưa tin tổng hợp và định kỳ các vấn đền ký kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai các nhiệm vụ hội nhập quốc tế;

Đến nay, những nội dung trên từng trang tạp chí phản ánh sinh động và giới thiệu hiệu quả từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Từ đó để bạn đọc có thể tiếp cận được những mô hình hay kinh nghiệm quý cũng như những điểm còn hạn chế trong thực tế phát triển kinh tế xã hội để các cơ quan quản lý tham khảo và có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn... Thông qua quá trình đồng hành cùng cơ sở, cùng địa phương, doanh nghiệp, thực tiễn sinh động được thể hiện trên từng bài viết, bài nghiên cứu luôn là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách và sự thu hút của Tạp chí.

Không những thế, với vai trò thông tin đối ngoại, tạp chí Hội nhập đã có nhiều bài viết, một mặt là kinh nghiệm tốt của bạn bè quốc tế trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và tổ chức quản lý đất nước mà Việt Nam có thể tham khảo; mặt khác là những nội dung góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, mà sự hội nhập ấy trước hết là bằng chính sách, pháp luật và quản lý, tạo nên hiệu quả lớn hơn, tính bền vững cao hơn trong quá trình hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)