Thực trạng quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên 3 tạp

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 88)

trên 3 tạp chí trong diện khảo sát

2.2.1. Thực trạng quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

Quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của 3 tạp chí trong diện khảo sát đề thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà

51

nước, Ban chỉ đạo Liên ngành về hội nhập về kinh tế quốc tế. Thực hiện đúng Quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 22) về hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, gồm các Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Quyết định số 596/QĐ- TTg ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế; Quyết định số 04/QĐ-BCĐLNKT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế; Quyết định số ……./QĐ-BCT ngày …. tháng …. năm …. của Bộ Công Thương về giao dự toán ngân sách năm 2018 của Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; Quyết định số …./QĐ-BCT ngày …. tháng …. năm 2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2018 của Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các tạp chí có những điều chỉnh phù hợp với tiêu chí riêng của các tạp chí cụ thể như sau:

2.2.1.1. Quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế ở Tạp chí Công thương

Trong công tác quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Công thương đến năm 2020, có những hoạch định về quản trị truyền thông rõ ràng.Khi Việt

52

Nam đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế trong đăng cai Năm APEC 2017 và tổ chức thành công, tiến tới đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, hoàn tất các cam kết quốc tế lớn, trong đó có các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2018; Ký kết, phê chuẩn và triển khai nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với mức độ cam kết sâu rộng hơn.

Quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Công thương chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập quốc tế, các cơ hội và thách thức, nhiệm vụ trọng yếu khi tham gia các FTA thế hệ mới trong từng ngành, từng lĩnh vực để tạo sự thống nhất về nhận thức, tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập. Việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sẽ góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp, doanh nhân đối với các thỏa thuận quốc tế, đặc biệt là cơ hội, thách thức và những yêu cầu phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trong đó, công tác quản trị kế hoạch truyền thông trên tạp chí tập trung tuyên truyền về diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong đó kế hoạch truyền thông các thông điệp nhỏ có thể được xây dựng phù hợp với từng nhóm đối tượng truyền thông và từng thời kỳ cụ thể trong khoảng thời gian từ 2017 - 2020.

Quản trị kế hoạch truyền thông trên tạp chí Công thương qua khảo sát các trang báo không chỉ tập trung về tuyên truyền về diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà còn nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN với các mốc kỷ niệm lớn: Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và 22 năm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 2017; 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN vào

53

năm 2020, trong đó tiếp tục nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, các thách thức, cơ hội, lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp cho quá trình xây dựng Cộng đồng.

Triển khai tuyên truyền về kết quả triển khai các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN trong năm 2017, các năm tiếp theo và sự tham gia của Việt Nam, bao gồm triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể trên cả ba trụ cột Cộng đồng, Chương trình Nghị sự kết nối ASEAN 2025 và Kế hoạch Công tác Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn III về thu hẹp khoảng cách phát triển, tình hình hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới các doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, tập trung giới thiệu các nội dung liên quan đến lợi ích doanh nghiệp và người dân được hưởng khi tham gia vào Cộng đồng chung ASEAN; tuyên truyền về các cam kết, biện pháp đã có về tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.

Tuyên truyền những quyền lợi, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp cụ thể với các Hiệp định thương mại tự do, tuyên truyền các nội dung cụ thể về nghĩa vụ và xu hướng quản lý, xu hướng thị trường thể hiện tại các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết (cụ thể là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (FTA Việt Nam - EU), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu).

Bên cạnh đó, trong công tác quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế còn đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền những quyền lợi và thách thức đặt ra cho Việt Nam; những biện pháp doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện để nắm bắt các lợi ích và cơ hội các FTA mang lại; những nghĩa vụ của

54

Việt Nam theo các cam kết quốc tế được quy định trong các FTA, trong đó có các nội dung về thuế, hải quan và thuận lợi hóa thương mại.

Làm rõ với từng nhóm đối tượng về những nguy cơ, rủi ro khi tham gia các FTA và phương hướng, giải pháp cụ thể để phòng tránh; bài học kinh nghiệm của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Công tác quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí Công thương còn đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền về sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò là thành viên của các tổ chức của Liên hợp quốc như Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2018, Hội đồng chấp hành Tổ chức Khoa học - Giáo dục - Văn hóa nhiệm kỳ 2015 - 2019; về việc chúng ta tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, qua đó nâng cao hình ảnh, phát huy vị thế của Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong Cộng đồng quốc tế.Hình thức triển khai là duy trì thông tin thường kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng (gồm báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng xã hội…), hệ thống thông tin cơ sở về chủ đề hội nhập.

Trong công tác kế hoạch quản trị truyền thông trên Tạp chí Công thương còn có tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền cho phóng viên, nhà báo, đội ngũ tuyên truyền viên về hội nhập quốc tế, về các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Việt Nam đã và chuẩn bị ký kết, về sự tham gia của nước ta trong các tổ chức quốc tế lớn.

Xây dựng cổng thông tin, cơ sở dữ liệu, chuyên trang, chuyên mục nhằm cung cấp các thông tin, văn kiện, tài liệu thiết yếu về hội nhập quốc tế, các hiệp định thương mại tự do để các cơ quan bộ, ngành, tổ chức, các cơ quan truyền thông báo chí, các đối tượng cần nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề cụ thể về hội nhập có thể khai thác và sử dụng...

55

2.2.1.2. Quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Tạp chí Kinh tế và Dự báo với nhiệm vụ đặt ra đã truyền tải tư tưởng và nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập trong từng lĩnh vực cụ thể theo quan điểm của Đảng ta bao gồm những vấn đề như sau: (1) Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của phát triển trong thời đại hiện nay. (2) Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của mình(3) Hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới có diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình trong nước vẫn còn có những khó khăn nhất định, vì vậy luôn đứng trước cả cơ hội và thách thức.

Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã có những bước trong quản trị kế hoạch truyền thông để đưa thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế đến gần nhất với độc giả.

Một là, Hội nhập về kinh tế: Coi hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nắm vững tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản các nghị quyết của Trung ương về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là Nghị quyết số 06 của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) ”Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

Hai là, Hội nhập về văn hóa: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác. Hội nhập nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đưa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chắt lọc những giá trị chung về dân chủ, nhân quyền nhưng kiên quyết chống lại các âm mưu lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để chống phá chế độ ta.

56

Ba là, Hội nhập về quốc phòng, an ninh: Trong khi kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác…

2.2.1.3. Quản trị kế hoạch truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn trên Tạp chí Hội nhập

Quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Hội nhập về hội nhập quốc tế có nhiệm vụ đăng tải những nghiên cứu, đề xuất, tham mưu, tư vấn cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia các chủ trương, chính sách lớn, chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; những nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về các chủ trương và định hướng đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế chung để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án đàm phán của các Bộ, ngành.

Tạp chí Hội nhập phối hợp kế hoạch hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc Việt Nam thông tin về các lễ ký kết tham gia các hoạt động kinh tế - thương mại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức, các diễn đàn và hiệp định kinh tế - thương mại quốc tế, khu vực khác giúp các DN trong nước thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại để thích ứng với các định chế, các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia...

Trong quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Hội nhập thường xuyên cấp nhật về kết quả và tình hình triển khai các nhiệm vụ, công việc thông báo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành tới các thành viên Ban Chỉ đạo

57

liên ngành và các Bộ, ngành, địa phương liên quan được chọn lọc đăng tải trên Tạp chí Hội Nhập cụ thể là về mọi hoạt động hội nhập quốc tế thuộc lĩnh vực liên quan trong các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế do Bộ, ngành là đầu mối.

Quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Hội nhập luôn thâm nhập nắm bắt, thông tin tại các cơ quan giúp việc về hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành và địa phương về các hoạt động và công tác hội nhập kinh tế quốc tế từ đó tổ chức và phối hợp truyền thông trên tạp chí về các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Quản trị kế hoạch truyền thông trên Tạp chí Hội nhập cập nhật thông tin vềcác hoạt động công tác đang triển khai; tổng hợp các báo cáo thông báo ý kiến kết luận, phương án chỉ đạo của Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành cho các Bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nhằm giúp các DN trong nước nhắm bắt được thông tin, hiệu lực, của các văn bản pháp luật, văn bản dưới pháp luật có liên quan.

2.2.2. Thực trạng quản trị việc thực hiện kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí

2.2.2.1. Tổ chức quản trị triển khai kế hoạch quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn trênTạp chí Công thương

Một là, cơ chế điều hành triển khai quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn trên Tạp chí Công thương

Cơ chế điều hành triển khai quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn trên Tạp chí Công thương là đầy đủ, nhưng nhiệm vụ đặt ra còn lớn, để thực hiện tốt cần đảm bảo cơ chế phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa Ban chỉ đạo và các Bộ, ngành; cần cụ thể hóa kế hoạch, mục tiêu thành Chương trình hành động.

58

Theo đó, triển khai quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trong tòa soạn trên Tạp chí Công thương cần kiện toàn hơn nữa, đặc biệt là trong việc kết nối giữa các Bộ, ngành với DN; cập nhật thông tin; có tính tích hợp và lồng ghép chương trình chung; cần xây dựng trung tâm dữ liệu về hội nhập quốc tế; giúp các DN có điều kiện tiếp cận và nắm bắt cụ thể các nội dung của luật và các văn bản dưới luật.

Hai là, vấn đề về tương tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quan quản lý

Về vấn đề tương tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước Tạp chí Công thương có cơ chế cụ thể hơn, để khi thực thi cam kết thì quyền lợi doanh nghiệp và người dân được đảm bảo. Xây dựng cơ chế diễn đàn hội nhập theo hướng mở, phục vụ hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)