3.3.1. Đối với cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
- Cần thống nhất quan điểm, chủ trương về cơ chế Nhà nước hỗ trợ cho hoạt động của các tạp chí khoa học trong thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền. Cần thống nhất về mặt nhận thức, tạp chí sinh ra để thực hiện nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn khoa học lý luận chuyên ngành và là cầu nối giữa ngành với nhóm công chúng chuyên biệt - không phải tuyệt đại công chúng. Đặc thù của các tạp chí luôn đòi hỏi nội dung phải chuyên môn sâu, lại “kén
106
chọn” độc giả, phát hành hẹp. Hoạt động của tạp chí rất khó khăn nếu đặt ra yêu cầu các tạp chí phải duy trì được nguồn thu để đảm bảo hoạt động, lại vừa phải thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.
- Hỗ trợ các tạp chí tăng cường hợp tác với các tổ chức xuất bản, tổ chức nghiên cứu quốc tế để vươn lên hội nhập, từng bước đáp ứng các điều kiện chuẩn hóa tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.3.2. Đối với cơ quan chủ quản của tạp chí
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác báo chí, cơ quan chủ quản các tạp chí cần tăng cường chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc; xây dựng đề án sắp xếp đổi mới lại hệ thống báo, tạp chí tinh gọn, hiệu quả, trong đó cần chú trọng các công việc sau:
- Đánh giá đúng vai trò, vị trí của các tạp chí trong thực hiện nhiệm vụ thông tin - tuyên truyền. Tạp chí là cơ quan lý luận, nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành trong mỗi bộ, ngành, cần coi tạp chí như là phương tiện hữu hiệu để truyền tải ý tưởng quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên đối với các đơn vị cấp dưới trong toàn ngành. Các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần được chỉ đạo, định hướng để đưa ra bàn thảo dưới giác độ khoa học trên tạp chí, từ đó lựa chọn được những quan điểm, vấn đề chuẩn xác, phù hợp thực tiễn, phục vụ tích cực và hiệu quả cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị chủ quản.
- Xây dựng, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách cho tạp chí trong tiếp cận và sử dụng thông tin. Tại không ít bộ ngành, đơn vị hiện nay, những quy định về việc cơ sở cung cấp thông tin cho báo chí nói chung và các tạp chí nói riêng vẫn còn thiếu hoặc bất cập do tính ràng buộc trách nhiệm chưa cao, cần được thể chế hóa thành những quy chế mang tính pháp lý... Xây dựng quy chế phối hợp tuyên truyền giữa tạp chí với các đơn vị trực thuộc; có cơ chế hỗ trợ
107
tạp chí và tạo thuận lợi để thúc đẩy tạp chí hội nhập, hợp tác với các tạp chí khoa học quốc tế.
- Hỗ trợ về tài chính, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động của tạp chí. Những bất cập về tài chính, quỹ nhuận bút thấp, kinh phí hoạt động hạn hẹp, chế độ đãi ngộ không cao là rào cản thu hút nguồn lực có chất lượng cho các tạp chí hoạt động. Cơ quan chủ quản cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiệp vụ của tạp chí, chú trọng đầu tư tạp chí điện tử cho tòa soạn tạp chí đáp ứng nhu cầu thông tin mới, tận dụng ưu thế riêng của loại hình báo mạng điện tử song song với tạp chí in. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang đơn vị nghiệp có thu theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là tất yếu, song tùy theo điều kiện cụ thể của từng tạp chí mà cơ quan chủ quản áp dụng mức độ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tạp chí ổn định và phát triển. Với đặc thù các tạp chí vừa là cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị do cơ quan chủ quản giao; vừa là đơn vị sự nghiệp, lại là cơ quan tạp chí chuyên ngành có nhiều bất lợi so với các loại hình báo chí khác, nên nếu đặt mục tiêu phải tìm kiếm lợi nhuận để tái đầu tư cho phát triển; phải duy trì được nguồn thu sự nghiệp ở mức cao để đảm bảo hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là không ít thách thức, khó khăn đối với tạp chí chuyên ngành.
3.3.3. Đối với tòa soạn các tạp chí chuyên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế
- Cần bám sát tôn chỉ, mục đích của từng tạp chí để phát huy bản sắc đặc thù của tạp chí. "Khỉ mà bảo điện tử cùng với các loại hình bảo chí khác phát triển mạnh mẽ, để khẳng định vị thế của mình, các tạp chí phải phát huy được lợi thế theo đúng tôn chỉ, mục đích, tạo ra bản sắc của tạp chí. Đó chính là tính chuyên ngành, chuyên sâu, tính chính thống từ vị thế của cơ quan chủ quản, tỉnh thực tiễn từ những tổng kết, đánh giá về hội nhập kinh tế quốc tế.
108
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổng biên tập các tạp chí, cần hội đủ các yếu tố: kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Địa vị pháp lý của tổng biên tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ vững định hướng và tôn chỉ mục đích hoạt động cũng như quá trình làm khởi sắc diện mạo của cơ quan tạp chí. Tác giả luận văn nhất chí với quan điểm của tác giả Đinh Vãn Hường khi cho rằng, “tổng biên tập phải thích ứng nhanh với công việc làm báo kiểu mới, với nền hội nhập kinh tế quốc tế thị trường định hướng XHCN, có cạnh tranh, ganh đua, có lỗ, lãi và cả rủi ro. Làm báo bây giờ phải hài hòa giữa chính trị và kinh tế” [33, tr.37]. Tổng biên tập là “một nghề” đòi hỏi cao, nghiêm túc về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ, và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động báo chí. cần có cơ chế đào tạo một cách bài bản về kiến thức và kỹ năng cần có cho người đứng đầu cơ quan báo chí, đồng thời cần xây dựng chuẩn mực đánh giá sản phẩm báo chí, trên cơ sở ấy đánh giá tổng biên tập một cách rõ ràng, minh bạch.
- Tổ chức, sắp xếp bộ máy tòa soạn tạp chí tinh gọn, hiệu quả, phù hợp, phát triển đi đôi với tăng cường công tác quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Hiện nay, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của nhiều tạp chí mỏng, thiếu biên tập viên, phóng viên hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế và có chuyên môn, nghiệp vụ làm báo. Một thực trạng đặt ra hiện nay là nguồn cán bộ biên tập, phóng viên của các tạp chí tuyển dụng từ chuyên ngành đào tạo báo chí lại yếu kiến thức sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, ngược lại, người được đào tạo sâu về hội nhập kinh tế quốc tế lại thiếu chuyên môn làm báo. Đây là một vấn đề đang đặt ra đối với các tạp chí, nó không đơn thuần chỉ là vấn đề của hôm nay mà có thể là thực trạng của nhiều năm tới. Do đó, các tạp chí rất cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên; cần chú ý những yêu cầu đặc thù về nghề nghiệp trong xây dựng chính sách, chế
109
độ đối với người làm tạp chí, chuẩn hóa trình độ của biên tập viên với tiêu chí vừa là nhà báo, vừa là người làm khoa học.
- Các tạp chí cần chú trọng xây dựng nội dung theo quy chuẩn tạp chí khoa học quốc tế. Đồng thời, cần chú trọng củng cố hội đồng biên tập đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện nội dung tạp chí. Việc lập hội đồng biên tập cần đảm bảo hiệu quả thực tế, tránh mượn “danh” để “trang trí”.
3.3.4. Đối với đội ngũ cộng tác viên
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên là công việc quyết định sự phát triển của các tạp chí. “Tùy điều kiện cụ thể và mục đích hoạt động, các tạp chí xây dựng phương thức tổ chức mạng lưới cộng tác viên chặt chẽ, bắt đầu từ khâu xây dựng quy chế cho đến kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức cộng tác viên, tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào, mấu chốt cũng nằm ở chỗ, tòa soạn phải có được tình cảm yêu mến, tin cậy của cộng tác viên và có được một chế độ đãi ngộ thỏa đảng”. Để phát triển đội ngũ cộng tác viên có chất lượng, cần quan tâm những giải pháp sau:
- Có cơ chế xây dựng, phát triển mạng lưới cộng tác viên sâu rộng, bền chặt; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, giao lưu giữa cộng tác viên và tòa soạn; định kỳ tổ chức hội nghị cộng tác viên để tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, đánh giá kết quả phối hợp cộng tác giữa các cộng tác viên và tòa soạn.
- Xây dựng các nhóm cộng tác viên chuyên từng lĩnh vực. Tích cực phối hợp với các nhà trường, viện nghiên cứu... xây dựng lực lượng cộng tác viên nòng cốt, am hiểu công tác chuyên ngành và có khả năng viết báo. Nội dung hoạt động nhóm tập trung vào trao đổi, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, gợi mở vấn đề, tìm tòi giải pháp... Ngoài chính sách chi trả nhuận bút xứng đáng, các tạp chí cần có những hình thức, biện pháp động viên kịp thời, chế độ đãi ngộ thoả đáng theo kết quả cộng tác của cộng tác viên, tính đến đặc điểm mỗi vùng, mức độ khó, dễ trong cộng tác.
110
- Gửi kế hoạch tổng thể định kỳ giúp cộng tác viên chủ động đề xuất viết bài phù họp với nội dung, kế hoạch tuyên truyền của tạp chí. Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế của cần thường xuyên trao đổi, thảo luận với cộng tác viên về đề tài, cách thức trình bày, thời điểm công bố bài viết.
- Coi trọng và có biện pháp hiệu quả khai thác phản hồi của người đọc sau mỗi bài viết. Tòa soạn cần động viên đội ngũ cộng tác viên tích cực tham gia phản hồi, để từ những hạt nhân này kích thích sự quan tâm trao đổi, phản hồi của đông đảo độc giả. Đây là kênh thông tin tốt cho tòa soạn khi đánh giá chất lượng cộng tác viên và sức hấp dẫn của tạp chí.
Tiểu kết chương 3
Từ thực trạng của trong chương 2 Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên tạp chí Công thương, tạp chí Hội nhập, tạp chí Kinh tế và Dự báo. Từ những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân. Trong chương 3 luận văn tác giả đã đưa ra được 3 vấn đề đặt ra hiện nay đối với quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế đó là: (1) Về nhận thức vấn đề mới trong hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến quản trị truyền thông trên tạp chí (2) Về đội ngũ nhân lực làm truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế; (3) Về chất lượng truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế.
Các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở Việt Nam hiện nay như sau:
4 giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin: (1) Nâng cao chất lượng chiều sâu thông tin về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế một cách khoa học, bản chất, rõ ràng; (2) Tăng cường chất lượng thông tin mang giá trị học thuật; (3) Chú trọng chất lượng thông tin phản biện trong tuyên truyền đường lối, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế; (4) Tăng cường chất lượng thông tin phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế
111
4 giải pháp nâng cao chất lượng hình thức thông tin: (1) Chú trọng chất lượng các bài viết nghiên cứu, đánh giá; sử dụng đa dạng hơn các thể loại báo chí; (2) Thực hiện quy chuẩn kết cấu tác phẩm báo chí; (3) Thể hiện rõ nét phong cách ngôn ngữ khoa học; (4) Hình thức đáp ứng tiêu chí đặc thù của tạp chí chuyên ngành về hội nhập quốc tế
2 giải pháp nâng cao chất lượng phương thức tổ chức thông tin: (1) Nâng cao chất lượng chuyên đề chuyên sâu; (2) Nâng cao chất lượng phương thức thông tin chung.
Luận văn còn đưa ra một số khuyến nghị khoa học cụ thể như sau: 2 đối với cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; 3 đối với cơ quan chủ quản của tạp chí; 4 đối với tòa soạn các tạp chí chuyên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế và 4. Đối với đội ngũ cộng tác viên
112
KẾT LUẬN
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, báo chí Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và phản ánh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế các đoàn thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống an sinh xã hội. Báo chí không chỉ là diễn đàn, là nhu cầu không thể thiếu của quần chúng nhân dân mà còn góp phần to lớn vào giáo dục tư tưởng, tình cảm văn hóa, tu dưỡng đạo đức; tham gia có hiệu quả trong cuộc đấu tranh đẩy lùi những tư tưởng quan điểm sai trái, không phù hợp… Cùng với sự phát triển của hệ thống báo chí, công tác lãnh đạo, quản lý báo chí ở nước ta cũng từng bước hoàn thiện đi vào nề nếp và tạo ra hành lang pháp lý xuyên suốt đảm bảo báo chí hoạt động, phát triển theo đúng tôn chỉ và định hướng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, do sự tác động của cơ chế thị trường, sự biến động nhanh chóng phức tạp của tình hình thế giới và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế… cho nên hoạt động báo chí phát triển nhanh cả về số lượng và phong phú về hình thức. Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí đôi khi còn bộ lộ nhiều khiếm khuyết như: Luật Báo chí ra đời chưa phù hợp với thực tiễn, điều luật chưa được thực thi có hiệu quả; cơ chế chính sách đối với hoạt động báo chí chưa kịp đổi mới; hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát chưa được thực hiện thường xuyên mà thường chạy theo sự vụ nhỏ lẻ; việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm túc... Báo chí hôm nay được mệnh danh là “chiếc máy xay tin khổng lồ”, “cổng thông tin điện tử của thế giới”, hàng ngày hàng giờ, từng phút từng giây thực hiện sứ mệnh chuyển tải thông tin đến công chúng. Do đó tạp nên áp lực rất lớn cho cơ quan báo chí truyền thông cùng người làm công tác phóng viên, chuyên sáng tạo tin bài, người làm công tác biên tập, người chuyên thiết kế trình bày, người làm công tác lãnh đạo quản lý, quản trị truyền thông để đảm bảo xuất bản những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu
113
ngày một cao về truyền thông, thông tin, tuyên truyền của cơ quan chủ quản, của Đảng, Nhà nước, của công chúng.
Luận văn với đề tài “Quản trị truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế trên các tạp chí ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát Tạp chí Công thương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí Hội nhập)” tập trung giải quyết khá toàn diện trong việc quản trị truyền thông cho 1 cơ quan báo chí nói chung cũng như cơ quan báo chí chuyên ngành nói riêng, cụ thể là 3 tờ tạp chí trong diện khảo sát.
Chương 1 của luận văn đã đi sâu vào những khái niệm lý luận cơ bản của truyền thông, quản trị và chỉ rõ được vấn đề quản trị truyền thông dưới góc độ thiết lập, duy trì, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác…Chương 1 đã